ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Truyền thống và cách treo cờ rủ ở một số quốc gia trên thế giới
Monday, October 7, 2013 0:24
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thứ hai 07/10/2013 13:00

Liên Hợp Quốc chỉ treo cờ rủ tại trụ sở của mình ở New York và Geneva một ngày sau cái chết của một nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ của một nước thành viên. Nước Mỹ treo cờ rủ 30 ngày nếu nguyên thủ quốc gia qua đời, 10 ngày đối với phó tổng thống, chánh án tòa án tối cao, các lãnh đạo cấp cao ở quốc hội.

Truyền thống treo cờ rủ trong những dịp tôn nghiêm, tưởng nhớ hoặc trong lễ quốc tang dành cho nguyên thủ quốc gia được bắt đầu từ thế kỷ 17. Các quốc gia trên thế giới có nhiều cách treo cờ rủ khác nhau với nhiều ý nghĩa khác nhau. 

Cờ rủ được sử dụng để mô tả việc treo cờ quốc gia tại những địa điểm tôn nghiêm, trang trọng trong các dịp lễ đặc biệt như quốc tang các vị nguyên thủ, các sự kiện đau buồn ở trong một quốc gia.

Cờ rủ trong tiếng Anh có nghĩa là Half-Mask, chỉ ra việc treo cờ ở chính giữa cột cờ, không thấp hơn và cũng không cao hơn, khác với cách treo ở đỉnh cột cờ như bình thường. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều treo cờ theo cách nói trên. Lúc treo cờ, lá cờ được kéo lên trên đỉnh cột cờ, sau đó mới hạ xuống đến vị trí giữa cột cờ. Tương tự lúc hạ cờ, lá cờ một lần nữa được kéo lên đỉnh cột cờ, sau đó mới từ từ hạ xuống.

Liên Hợp Quốc chỉ treo cờ rủ tại trụ sở của mình ở New York và Geneva một ngày sau cái chết của một nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ của một nước thành viên. Các dịp lễ khác là tùy theo quyết định của Tổng thư ký. Các văn phòng sẽ treo cờ rủ theo phong tục tập quán địa phương.

Cờ rủ ở Mỹ

Nước Mỹ thường sử dụng thuật ngữ “half-staff” để nói về việc treo cờ rủ cho các dịp lễ trọng đại của quốc gia. Quy định của việc treo cờ rủ của Mỹ khá linh động, trong đó, Tổng thống có quyền đưa ra lệnh treo cờ rủ trong các đám tang của các nhân vật trọng yếu thuộc chính phủ Hoa Kỳ để tỏ lòng tôn trọng và thương tiếc. Cờ của các bang, các tổ chức sẽ phải treo tương tự như quốc kỳ khi có lệnh treo cờ rủ của Tổng thống.

Một số quy định treo cờ rủ của Mỹ khá đặc biệt như treo cờ rủ 30 ngày nếu nguyên thủ quốc gia qua đời, 10 ngày đối với phó tổng thống, chánh án tòa án tối cao, các lãnh đạo cấp cao ở quốc hội. Trong năm, nước Mỹ có rất nhiều ngày treo cờ rủ để tưởng nhớ đến các sự kiện quan trọng khác của đất nước. Gần đây nhất là vào ngày 17/9, nước này treo cờ rủ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát ở tòa nhà trụ sở Bộ chỉ huy Hệ thống Biển Hải quân (NAVSEA), thuộc khu Washington Navy Yard,  đông nam thủ đô Washington DC.

Ở Ấn Độ, cờ rủ chỉ được treo trên toàn quốc nếu Tổng thống, Phó Tổng thống và Thủ tướng chính phủ qua đời. Nếu các quan chức cấp cao của chính phủ khác mất thì chỉ treo cờ rủ ở Thủ đô New Delhi. Nếu Thống đốc bang và các quan chức cấp tương đương chết, cờ rủ chỉ được treo tại bang hoặc vùng lãnh thổ đó.

Trong trường hợp sự ra đi của các nguyên thủ quốc gia trùng với ngày Cộng hòa, ngày Độc lập, ngày sinh nhật của Mahatma Gandhi hay rơi vào Tuần lễ Quốc gia (6-13 tháng Tư hàng năm), việc treo cờ rủ sẽ được chỉ định bởi chính phủ Ấn Độ. Về cơ bản, cờ rủ sẽ không được treo vào những ngày này ngoại trừ nơi thi thể của người quá cố đang nằm và sau khi được chôn cất, cờ sẽ được treo lên cao như bình thường.

Nước Đức chỉ treo cờ rủ trong 2 ngày: Ngày 27/2 – tưởng niệm nạn nhân của Đức Quốc Xã, và ngày Tưởng niệm quốc gia (Chủ Nhật thứ 33 trong năm).

Ở Anh, cờ rủ được treo ở mức 2/3 cột cờ chứ không ở giữa cột cờ như các quốc gia khác. Ngoại trừ ngày Độc lập sẽ không được treo cờ rủ, nước Anh cũng có những quy định treo cờ rũ tương tự các quốc gia khác.

Nước Anh treo cờ rủ ở mức 2/3 cột cờ tính từ dưới lên, không treo ở giữa cột cờ giống như các quốc gia khác.

Riêng đối Vương quốc Anh, trước năm 1997, không bao giờ được treo cờ rủ, vì nó biểu tượng cho vương quốc không có người đứng đầu. Ở Vương quốc Anh, ngay khi vua/nữ hoàng qua đời, ngay lập tức sẽ có người kế vị, vì thế, không bao giờ ngai vàng thiếu vắng người trị vì. Tuy nhiên, sau cái chết của Công nương Diana vào năm 1997, Nữ hoàng Elizabeth đã đồng ý treo cờ rủ vào những dịp bà rời khỏi cung điện để tham dự lễ tang của các chức sắc trong hoàng cung. Cờ sẽ ngay lập tức được treo cao trở lại khi bà trở về cung điện.

Ả Rập Saudi không bao giờ treo cờ rủ do những quan niệm về tôn giáo.

Ả Rập Saudi và Somali là hai quốc gia duy nhất trên thế giới không bao giờ treo cờ rủ do những quan niệm về tôn giáo. Thậm chí trong các lễ quốc tang ở hai nước này, người ta cũng không bao giờ treo cờ rũ, mặc dù nhiều quốc gia Hồi giáo khác đã chính thức sử dụng hình thức này để tỏ lòng tôn kính và thương tiếc trong các lễ tang của các vị vua Ả Rập.

Phan Sương

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.