ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Con đường chết chóc trên sa mạc Sahara
Saturday, November 9, 2013 20:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đã có khoảng 80.000 người di cư đi qua sa mạc Sahara thuộc lãnh thổ Niger, theo John Ging, giám đốc của Văn phòng Liên hợp quốc điều phối các vấn đề nhân đạo.

Chết trên đường đi đến “vùng đất hứa”

Nhân viên cứu hộ ở Niger hôm 30/10 nói rằng họ đã tìm thấy thi thể của 92 người chết vì khát sau khi xe của họ bị hỏng khi cố gắng vượt qua sa mạc Sahara. Tăng 5 người so với con số của  tổ chức phi chính phủ Synergie thông báo trước đó. 

Nhân viên cứu hộ Almoustapha Alhacen cho biết xác chết đã ở trong tình trạng phân hủy nghiêm trọng và đã bị ăn một phần, có thể do chó rừng. Những nạn nhân được cho là những lao động nhập cư và gia đình họ. Hầu hết là phụ nữ và trẻ em.

Niger nằm trên một tuyến đường di cư lớn giữa các tiểu vùng Sahara châu Phi và châu Âu. Nhưng trong số những người băng qua sa mạc, nhiều người cuối cùng lại làm việc tại các nước Bắc Phi.

Theo ông Alhacen, một trong những chiếc xe mà người di cư sử dụng đã bị hỏng một thời gian sau khi họ rời Arlit vào cuối tháng Chín hoặc đầu tháng Mười. Các quan chức an ninh cho biết, chiếc xe thứ hai cũng bị hỏng nhưng nó đang trên đường trở lại Arlit để có được phụ tùng thay thế.

Có vẻ như nhóm người trên chiếc xe đầu tiên đã quyết định đi bộ, trong đó 10 người quay trở lại Arlit và thông báo về tình trạng của chiếc xe và những người còn lại đang mắc kẹt trên sa mạc.

Thông báo được phát đi vào ngày thứ hai và ngay trong ngày hôm đó, năm thi thể đã được tìm thấy. Hai ngày sau, các tình nguyện viên và quân đội đã vào sa mạc trong tình trạng bỏng rát và tìm thấy những xác chết khác tại vị trí khoảng 10km từ biên giới Algeria.

Ngôi mộ được đào cho những người di cư chết trong sa mạc Sahara trong tháng Mười

Ông Alhacen nói với BBC rằng đã tìm thấy thi thể của 52 trẻ em, 33 phụ nữ và bảy người đàn ông và họ đang tiến hành chôn cất những người xấu số này. Alhancen cho rằng đó rất có thể là những người đến từ Niger, thông qua cách ăn mặc của họ cách tết tóc của những người phụ nữ.

Kinh Korans và chiếc bảng học của trẻ em đã được tìm thấy trong số những đồ đạc, Alhacen cho biết.

Phát biểu từ Arlit, một trung tâm khai thác mỏ uranium phía Bắc Agadez, ông Alhacen cho biết ông đã trải qua những ngày tồi tệ nhất của cuộc đời mình khi tìm thấy thi thể. “Các xác chết đang phân hủy, nó thật kinh khủng”, ông nói.

“Chúng tôi thấy các thi thể trên một diện rộng. Chúng tôi không biết đã tìm được hết nạn nhân chưa vì chúng tôi không biết bao nhiêu người đã ở trong xe”. Những nạn nhân được chôn cất theo phong tục Hồi giáo, tại nơi họ đã được tìm thấy, ông Alhacen nói.

“Điều khiến chúng tôi sốc là những đứa nhỏ. Có một người phụ nữ chết trong tư thế bế một đứa bé”, Alhacen nói thêm. Ông cho biết rất nhiều người trong những nạn nhân là thanh thiếu niên, có thể họ đang trên đường tìm công ăn việc làm được trả lương thấp ở nước láng giềng Algeria.

“Tôi đoán là những đứa trẻ được đưa đến Algeria để làm việc. Đó là lời giải thích duy nhất mà tôi và những người khác có thể tìm thấy một số lượng lớn các trẻ em đi cùng nhau trên chuyến đi này”, ông Alhacen nói.

Theo một nguồn tin an ninh, 2 chiếc xe chở những người nhập cư đã bị hỏng. Một chiếc hỏng tại vị trí cách thành phố Arlit khoảng 83km, chiếc còn lại cũng hỏng tại vị trí cách thành phố này khoảng 158km.

Nguồn tin cho biết thêm: “Chúng tôi cho rằng, những người di cư đã ở sa mạc trong vòng 7 ngày và khoảng vào ngày thứ 5 họ đã bỏ lại chiếc xe bị hỏng và đi tìm giếng nước”. Có 21 người đã sống sót trong nhóm người di cư này, trong đó có 1 người đàn ông đi bộ trở lại Arlit và một người phụ nữ tình cờ một người lái xe đi ngang qua cứu. 19 người còn lại đã đến thành phố Tamanrasset, Algeria nhưng đã được đưa trở lại Niger sau đó.

Vẫn bước dù thấy trước “quan tài”

Đối với hơn 16 triệu người Niger, cuộc sống là không dễ dàng. Niger là một trong những nước nghèo nhất thế giới và thường xuyên bị hạn hán và các cuộc khủng hoảng lương thực. Dân số là một trong những phát triển nhanh nhất trên thế giới, và là một nước không giáp biển, đây cũng là nơi dễ bị bất ổn chính trị và các thảm họa tự nhiên, theo nhận định của ngân hàng Thế giới.

Hạn hán, lũ lụt và châu chấu phá hoại tất cả các đóng góp vào an ninh lương thực kinh niên của đất nước – và tỷ lệ hộ nghèo là một trong những nước cao nhất thế giới.

Ngân hàng Thế giới đưa thu nhập bình quân đầu người hàng năm 360 USD, và đất nước nằm thứ hai từ dưới lên trong Chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc. Ít hơn 30% người trưởng thành biết chữ, và tuổi thọ trung bình chỉ là 57,5 tuổi.

Chính vì thế, hàng ngàn người đã cố gắng để vượt qua sa mạc Sahara để tiếp cận với bờ biển Bắc Phi, và từ đó đi đến châu Âu. Phóng viên của BBC đã từng gặp những người này và nhớ sự cạn kiệt của người di cư mà tôi đã gặp ở Agadez trong năm 2011.

Phóng viên này mô tả: “Đông nhất là thanh niên trong độ tuổi 20, những người quyết tâm tiếp tục cuộc hành trình của họ. Họ đã nói với tôi rằng ở nước họ tài năng của chúng tôi là vô ích nhưng ở châu Âu, họ sẽ có thể phát triển mạnh tài năng đó”.

Niger cách Libya hay Algeria hàng trăm cây số. Không có gì ở ngoài cát ở giữa các nước này. Đó là một sa mạc đầy nguy hiểm nơi nhiệt độ cực cao có thể giết chết con người. Những kẻ buôn bán kiếm được số tiền lớn từ những người di cư tìm kiếm một tấm vé một chiều cho một cuộc sống tốt hơn. Tất cả họ đều biết rằng cái chết có thể là trên đường đi, nhưng họ sẵn sàng mạo hiểm, bám vào hy vọng.

Câu chuyện của họ là bi kịch mới nhất xảy đến người di cư đang cố gắng vươn đến một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn. Những người khác, những người đã sống sót sau cuộc hành trình gian khổ từ Sahara tới bờ biển phía Bắc của lục địa này lại sẽ có nguy cơ bị chết đuối khi cố gắng vượt qua Địa Trung Hải bằng thuyền, với hy vọng đặt chân lên châu Âu.

Điều này đã biến sa mạc phía bắc Niger vào một khu vực quá cảnh lớn cho người di cư, theo Tổ chức Di cư Quốc tế, và nhiều kẻ buôn lậu con người hoạt động ở đó.

Một khi họ bắt tay vào cuộc hành trình của họ, họ phải đối mặt với “điều kiện cực kỳ nóng bức, khô hạn và khó khăn”, đại diện của Tổ chức Di cư Quốc tế nói. Những người bị mắc kẹt trong sa mạc phải đối mặt với một thách thức để tồn tại.

Một phần của vấn đề là nhiều người di cư có thể bị ngăn chặn bởi chính quyền Algeria hoặc Libya và bị trục xuất trở lại qua biên giới vào sa mạc Niger. Một số người khác sẽ được vận chuyển trực tiếp đến hai trung tâm trung chuyển hành bởi IOM – tiền đồn trong sa mạc, nơi những người nhập cư có thể nhận được thực phẩm, nước và viện trợ đầu tiên.

Mặc dù nguy hiểm, con số của người di cư đã tăng kể từ đầu năm nay, Lungarotti, người của Tổ chức Di cư Quốc tế nói. Trong 10 tháng qua, hơn 15.000 người từ Niger và 1.300 người từ các nước khác đã đến hai trung tâm quá cảnh – một trong Arlit, gần Algeria, và một trong Dirkou, gần với biên giới Libya.                     

Với diện tích xấp xỉ Mỹ và Trung Quốc, Sahara, vùng sa mạc lớn nhất thế giới, có diện tích 9 triệu km2. Ở Sahara, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, ban ngày mặt trời đỏ rực thiêu đốt tạo thành lớp không khí nóng đến khó chịu, nhiệt độ trung bình là 50 độ C, có lúc lên đến 79 độ C. Nếu để một quả trứng trên cát, chẳng mấy chốc nó sẽ chín ngay. Nhưng đến đêm, sa mạc lại là một trong những nơi lạnh lẽo nhất thế giới, nhiệt độ đột ngột hạ thấp có khi còn dưới 0 độ C.       

Thanh Xuân (theo BBC, Telegraph, CNN)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.