Ở huyện Vĩnh Định, tỉnh Phúc Kiến, những ngôi nhà bằng đất độc nhất vô nhị đã thu hút vô số khách Du lịch từ khắp nơi trên Thế giới. “Thổ lâu”, tên gọi của ngôi nhà độc đáo này, gồm có 5 loại: Hồng khanh thổ lâu, Điền loa khanh thổ lâu, Dụ xương lâu, Cao bắc thổ lâu và Sơ khê thổ lâu.
Ngôi nhà bằng đất độc đáo của người Hakka hay còn được biết đến với cái tên Thổ lâu, hay cụ thể hơn là Phúc Kiến Thổ lâu, là một điểm nhấn độc đáo trong kiến trúc Trung Hoa cổ đại. Nếu có ý định đến thăm Trung Quốc thì tỉnh Phúc Kiến ở phía nam Trung Quốc là một trong những địa điểm tốt nhất để ngắm Thổ lâu.
Người Hakka là một dân tộc thiểu số ở tỉnh Phúc Kiến, và những ngôi nhà bằng đất độc đáo được thiết kế và xây dựng như những pháo đài sống từ thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ 20.
Cho đến nay, có 8 Thổ lâu được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Hakka có nghĩa là “Khách Gia”, có nguồn gốc từ tiếng Quảng Đông, chỉ những bộ lạc du mục đến định cư ở phía nam.
Những ngôi nhà có nhiều hình dạng khác nhau như hình vuông, bầu dục và ngũ giác. Cái tên “Thổ lâu” trong tiếng Trung Quốc ngụ ý rằng tường nhà được làm từ đất. Trong tiếng Trung “Thổ” có nghĩa là đất và “lâu” có nghĩa là nhà.
Các Thổ lâu được giữ nguyên vẹn và là kiến trúc nguyên bản. Ngoài hình tròn, Thổ lâu còn được xây dưới dạng hình vuông, hình bầu dục và hình lục giác. Thông thường, có một vài ngôi nhà được xây theo hình tròn bên trong. (Ảnh – Tiểu Duyệt).
Các bức tường của Thổ lâu cao từ 10-17m và dày 2m. Các bức tường đều được làm từ đất sét và các thanh tre. Mỗi Thổ lâu chỉ có một lối vào tại tầng 1. Với hầu hết các Thổ lâu hình tròn, cửa sổ thường nhỏ và bắt đầu có từ tầng 3. (Ảnh – Tiểu Duyệt)
Bên trong một Thổ Lâu. Có 72 cầu thang trong tòa nhà này, mỗi gia đình một cầu thang để thuận tiện cho những người sinh sống tại đây. (Ảnh – Tiểu Duyệt).
Hầu hết các gia đình sống trong một Thổ lâu có cùng họ với nhau. Tầng 1 thường được dùng để nấu nướng và ăn uống, tầng hai để đồ. Mọi người thường ngủ từ tầng 3 trở lên (Ảnh – Tiểu Duyệt).
Thổ lâu tròn ở huyện Vĩnh Định. Thổ lâu ở huyện Vĩnh Định phong phú hơn ở những nơi khác (Ảnh – Tiểu Duyệt).
Vào thời của tổng thống Mỹ Reagan, các quan chức Mỹ đã nghĩ rằng vệ tinh do thám của họ đã phát hiện ra hàng trăm bệ phóng tên lửa nguy hiểm. Vì vậy, chính quyền Mỹ đã cử các nhà khoa học đến tỉnh Phúc Kiến để điều tra. Sau 2 tháng trở về và sống giữa những người dân địa phương đã khiến họ thở phào nhẹ nhõm khi biết rằng các tòa nhà chỉ đơn giản là nhà ở của người Hakka. (Ảnh – Tiểu Duyệt).
Thổ lâu với nhiều hình dạng khác nhau như vuông, bầu dục và tròn. (Ảnh – Tiểu Duyệt).
Thổ lâu của người Hakka là điển hình về kiến trúc đẹp và độc đáo trong kiến trúc của người Hakka. Màu vàng của bức tường hài hòa với màu xanh của những thửa ruộng bậc thang phía xa. (Ảnh – Tiểu Duyệt).
Thổ lâu của người Hakka đang ngày càng được nhiều người biết đến. Năm 2008, ba trong số các Thổ lâu đã được xếp vào di sản văn hóa thế giới. (Ảnh – Tiểu Duyệt)
(Theo Chinagaze)
Nguồn: http://bocau.net/blog/cache/32368-tho-lau-cua-nguoi-hakka—kien-truc-trung-hoa-doc-dao.html
Vào thời của tổng thống Mỹ Reagan, các quan chức Mỹ đã nghĩ rằng vệ tinh do thám của họ đã phát hiện ra hàng trăm bệ phóng tên lửa nguy hiểm. Vì vậy, chính quyền Mỹ đã cử các nhà khoa học đến tỉnh Phúc Kiến để điều tra. Sau 2 tháng trở về và sống giữa những người dân địa phương đã khiến họ thở phào nhẹ nhõm khi biết rằng các tòa nhà chỉ đơn giản là nhà ở của người Hakka. => vui nhỉ