>>> Diệt tuần lộc và chuột để bảo vệ chim
Cũng giống như các loài động vật có vú khác, loài tuần lộc sống ở Bắc Cực cũng có một lớp tế bào tapetum lucidum (TL) ở sau võng mạc, giúp phản chiếu các bước sóng ánh sáng khác nhau bằng cách thay đổi màu sắc.
Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào mùa hè, lớp tế bào tapetum lucidum của tuần lộc chuyển sang màu vàng, phản chiếu phần ánh sáng quan trọng trở lại thông qua võng mạc. Vào mùa đông, lớp tế bào chuyển sang màu xanh đậm, hạn chế lượng ánh sáng được phản xạ vào mắt.
Sự thay đổi màu mắt của tuần lộc giúp chúng thích nghi với môi trường sống và phát hiện kẻ thù. (Ảnh: wired.com)
Các nhà nghiên cứu cho rằng, sự thay đổi này làm phân tán ánh sáng thông qua cơ quan tiếp nhận ánh sáng ở sau mắt, nhờ đó làm tăng độ nhạy cảm của võng mạc trong những tháng mùa đông. Việc thay đổi màu mắt cũng giúp tuần lộc tăng khả năng phát hiện kẻ thù.
Nguyên nhân của sự thay đổi màu mắt ở tuần lộc hiện vẫn chưa được làm rõ, mặc dù các nhà khoa học cho biết đây có thể là kết quả của sự thay đổi áp suất bên trong mắt. Vào mùa đông, áp suất tăng, ngăn tràn dịch từ nhãn cầu và nén lớp tế bào tapetum lucidum, làm thu hẹp không gian giữa các collagen trong mô và phản chiếu các bước sóng ánh sáng ngắn có màu xanh đặc trưng của mùa đông ở Bắc Cực.
“Đây là lần đầu tiên sự thay đổi màu sắc của mắt được nhìn thấy ở động vật có vú. Bằng cách thay đổi màu sắc của tapetum lucidum trong mắt, tuần lộc có thể linh hoạt khi ứng phó với sự khác biệt của các mức ánh sáng trong môi trường sống tùy theo mùa. Đây là một lợi thế khi giúp chúng phát hiện kẻ thù và giữ mạng sống”, Nature World News dẫn lời Glen Jeffery đến từ Viện Nhãn khoa của Đại học London, cho biết.
Nghiên cứu trước đây của Jeffery từng chỉ ra rằng tuần lộc Bắc Cực có thể nhìn thấy tia cực tím, giúp chúng tìm thức ăn và phát hiện kẻ thù.
2013-10-31 23:32:04
Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/the-gioi-dong-vat/50017_Tuan-loc-thay-doi-mau-mat-theo-mua.aspx