ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: phunutoday.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao ông Chấn chịu oan tới 10 năm?
Tuesday, November 5, 2013 21:21
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Xã hội) – Vụ việc ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù 10 năm oan ức khiến dư luận đang rất bức xúc, xót xa. Nhiều người cũng băn khoăn, vì sao ông Chấn phải chịu tù oan tới 10 năm?

Chịu oan vì bị… ép cung

Mấy ngày gần đây, vụ việc ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi) được trả tự do bằng quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án chung thân về tội danh “giết người”, chấm dứt 3.686 ngày thụ án đã khiến dư luận vô cùng xôn xao. Theo Tuổi trẻ, từ đơn tố giác của vợ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) – người thụ án tù chung thân về tội giết người đã được 10 năm, cơ quan điều tra xác định nghi phạm là Lý Nguyễn Chung, không phải ông Chấn. Do Chung liên tục lẩn trốn, cơ quan điều tra phải kiên trì thuyết phục nghi phạm mới ra đầu thú.

Theo bản kháng nghị của Viện KSND tối cao, tại bản án hình sự sơ thẩm ngày 26/3/2004 của TAND tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Thanh Chấn bị tuyên phạt tù chung thân về tội “giết người”. Tại bản án hình sự phúc thẩm ngày 27/7/2004 của tòa phúc thẩm, TAND tối cao tại Hà Nội đã tuyên y án sơ thẩm. Trong hai bản án này, ông Chấn bị buộc tội đã sát hại chị Nguyễn Thị H., cùng trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên vào tối 15/8/2003.

Ông Chấn được thả tự do. (Ảnh: Dân Việt)

Theo bản kháng nghị này thì hai phiên tòa quy kết ông Nguyễn Thanh Chấn có hành vi giết người là chưa đủ cơ sở. Tại các biên bản ghi lời khai ban đầu và các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, ông Chấn đều không nhận tội, kêu oan và khai rằng những lời khai nhận trước đây là do bị ép cung, được điều tra viên hướng dẫn khai báo sự việc, hướng dẫn vẽ sơ đồ hiện trường, được luyện tập nhiều lần để thực nghiệm điều tra.

Đối với các tài sản của nạn nhân Nguyễn Thị H. được người thân trong gia đình nạn nhân và nhân chứng cung cấp thông tin, quá trình điều tra không làm rõ là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Do đó, Viện KSND tối cao thấy rằng các cấp kết án ông Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người là chưa đủ căn cứ.

Bản kháng nghị cũng nêu rõ vụ án xuất hiện những tình tiết mới. Cụ thể ngày 9/7/2013, Cục điều tra của Viện KSND tối cao tiếp nhận đơn của bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) tố giác các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Giang đã điều tra, truy tố, xét xử oan sai đối với ông Chấn. Bà Chiến cho rằng người gây ra vụ án giết chị Nguyễn Thị H. là Lý Nguyễn Chung (25 tuổi, cùng trú tại thôn Me). Quá trình điều tra, Cục điều tra đã lấy lời khai của bà Nguyễn Thị Lành (mẹ kế của Lý Nguyễn Chung), Lý Văn Chúc, hai người này đều khai nhận Chung là người giết chị Nguyễn Thị H.. Ngoài ra, một số hàng xóm của gia đình ông Chúc đều khai có nghe ông Chúc nói về sự việc này.

Một người thân của Chung cũng khai nhận khoảng cuối năm 2003 Chung có về Lạng Sơn và nói chuyện với hai anh em Lý Văn Phúc, Lý Văn Nho về việc Chung gây án ở Bắc Giang. Sau đó Chung được anh trai là Lý Văn Phúc bố trí cho đi vào làm ăn ở miền Nam. Ngoài ra, Cục điều tra cũng lấy lời khai của chị Hoàng Thị Xướng (vợ Lý Văn Phúc) về việc tháng 8/2003, Lý Văn Phúc đưa cho người này hai chiếc nhẫn bằng kim loại màu vàng. Khi biết hai chiếc nhẫn này của nạn nhân bị giết ở Bắc Giang thì chị Xướng không nhận. Cho đến khi Lý Nguyễn Chung ra đầu thú đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Do đó, Viện KSND tối cao kháng nghị bản án nhằm minh oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn.

Bị kết án vì những chứng cứ không rõ ràng

Trong khi dư luận đang rất thấy xót xa, bức xúc cho ông Chấn vì 10 năm oan ức thì người ta cũng giật mình nhận ra những vụ án oan, ép cung xảy ra ở Việt Nam không hề ít.

Trước đó,  ông Trần Văn Chiến (sinh năm 1960, ở ấp Nam, Tân Điền, Gò Công Đông, Tiền Giang) cũng đã phải chịu án oan suốt 16 năm 3 tháng về tội danh giết người xảy ra tại xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Theo lời kể của ông Chiến, ngày 19/5/1979, trưởng Công an xã Tân Điền bị giết. Lúc này ông Chiến đang ở cùng với những người thân của mình. Nghe tiếng kêu thất thanh, ông chạy ra ngoài thì thấy Trần Văn U chạy qua nói “Tao vừa giết thằng Sên!” rồi chạy đi mất. Gia đình bị hại báo công an huyện, hai ngày sau ông Chiến cùng vài người khác trong xóm bị bắt.

Là một nông dân thật thà ít chữ, không hiểu gì về pháp luật, ông Chiến nhận tội với suy nghĩ “nhận tội cũng chết, không nhận tội cũng chết, thôi thì phó mặc cho ông trời” trước những chứng cứ mập mờ cơ quan công an kết tội giết người. Rồi ông thi hành án chung thân.

Ngày 20/3/1980, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa này, ông Trần Văn Chiến không nhận tội và khẳng định hung thủ thật sự là Trần Văn U. Tòa vẫn tuyên ông Chiến án chung thân.

Do thời gian chấp hành hình phạt tù ông Chiến cải tạo tốt nên được thả tự do ngày 21/8/1995. Đến năm 1997, Trần Văn U bị bắt vụ án của ông mới được rửa oan. Ngày 23/12/2004 ông Chiến được TAND tỉnh Tiền Giang đền bù oan sai 252 triệu đồng, đồng thời xin lỗi trên ba tờ báo trung ương và địa phương.

Một vụ án oan cũng gây chấn động dư luận đó là Câu chuyện của 3 chàng trai 10 năm tù oan vì tội cướp của, hiếp dâm.

Ngày 22/4/2002, ba thanh niên ở xã Yên Nghĩa, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) là Nguyễn Đình Lợi, Nguyễn Đình Kiên và Nguyễn Đình Tình phải nhận án tổng cộng 41 năm tù vì tội hiếp dâm, cướp tài sản dù các bị cáo đều một mực không nhận tội.

Ba chàng trai mang án oan hiếp dâm suốt 10 năm trời. (Ảnh: VTC News)

Trước đó, vào đêm 24/10/2000, tại cánh đồng xã Dương Nội, huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ) đã xảy ra một vụ án cướp của, hiếp dâm nghiêm trọng. Anh Nguyễn Chính H., trú tại huyện Thanh Oai đang ngồi tâm sự cùng chị Nguyễn Thị H.H., trú tại Hà Đông thì bất ngờ xuất hiện 3 thanh niên lạ mặt. Chúng dùng dao, gậy khống chế, cướp tài sản và thay nhau hãm hiếp chị H.H.

Nhận được đơn thư trình báo của anh H., ngày 25/10/2000, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Hà Tây, đã khởi tố vụ án hình sự. Đến tháng 12/2000, cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Đình Lợi, Nguyễn Đình Tình và Nguyễn Đình Kiên liên quan đến vụ cướp, hiếp ở xã Dương Nội.

Trong phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây đã xử phạt Nguyễn Đình Lợi 16 năm tù, Nguyễn Đình Tình 14 năm, và Nguyễn Đình Kiên 11 năm tù. Tại các phiên tòa, và trong suốt 10 năm thi hành án, 3 bị can cùng gia đình liên tục kêu oan, gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng.

Năm 2010, sau khi rà soát lại hồ sơ vụ án, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ra kháng nghị giám đốc thẩm, ký ngày 26/1/2010, khẳng định: Cơ quan điều tra đã thiếu khách quan, không đầy đủ và không triệt để, nhiều chứng cứ gỡ tội chưa được xác minh làm rõ. Công tác điều tra có nhiều vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự. Các bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã căn cứ vào các tài liệu điều tra thiếu tính khách quan để kết tội cho các bị cáo… Đầu tháng 2/2010, sau mười năm trời mang án oan “động trời”, ba thanh niên ở Hà Đông, Hà Nội mới được trả tự do.

Trước thực tế rất nhiều các vụ án oan diễn ra trong thời gian vừa qua vì ép cung, hay chứng cứ không rõ ràng, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần phải nghiêm túc chịu trách nhiệm cũng như đền bù oan sai hợp lý để có thể rút kinh nghiệm trong công tác điều tra, kết án.

Hà Minh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.