ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Xe đạp điện sẽ phải dán tem kiểm định chất lượng
Thursday, November 7, 2013 3:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thứ năm 07/11/2013 15:53

Sau Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện, ngày 5/11, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật loại phương tiện này. Đây là hành lang pháp lý đủ để các cơ quan chức năng loại bỏ các xe không đảm bảo an toàn trước khi đến tay người sử dụng.

 
Siết chặt quản lý xe đạp điện để bảo đảm an toàn cho người sử dụng Ảnh: Thùy Linh
Siết chặt quản lý xe đạp điện để bảo đảm an toàn cho người sử dụng 
Thắt chặt quản lý chất lượng 
Theo Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ GTVT Hoàng Hà: Xe đạp điện là loại  phương tiện mới xuất hiện và được người dân sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Do đó, trong Luật GTĐB mới chỉ có các quy định về xe thô sơ mà chưa có các quy định quản lý chất lượng trong sản xuất, lắp ráp cũng như nhập khẩu và quản lý xe đạp điện. Thông tư 41/2013/TT-BGTVT vừa được Bộ GTVT ban hành đưa ra những Quy định cụ thể về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện từ khâu sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kinh doanh, kiểm tra, thử nghiệm, quản lý và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện này.
Cùng với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68: 2013/BGTVT về xe đạp điện, Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 quy định rõ các bước kiểm tra từ khâu thử nghiệm mẫu, đăng ký chất lượng, kiểm tra chất lượng xe sản xuất, lắp ráp và xe nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật… sẽ giúp các cơ quan chức năng loại bỏ được loại phương tiện chưa đủ điều kiện an toàn.
Triệu hồi xe không đạt chuẩn
Theo Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN Trịnh Ngọc Giao, các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra chặt chẽ quá trình sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe đạp điện. Cụ thể, cơ sở sản xuất chỉ được sản xuất, lắp ráp các xe sau khi đã được cấp giấy chứng nhận và phải đảm bảo các xe này phù hợp với hồ sơ đăng ký, mẫu điển hình đã được thử nghiệm. Cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các xe xuất xưởng. Căn cứ vào Giấy chứng nhận được cấp và kết quả kiểm tra, cơ sở sản xuất có thể nhận tem hợp quy sau 2 ngày làm việc kể từ khi nộp danh sách xe xuất xưởng. 
Tem hợp quy phải được dán cho từng xe xuất xưởng tại vị trí trên khung, phía bên phải, nơi dễ thấy và khó bị phá hủy. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm, cơ quan quản lý chất lượng có thể tiến hành kiểm tra, giám sát việc dán tem hợp quy cho các xe xuất xưởng.
Ông Giao cũng cho biết, xe nhập khẩu cũng phải được dán tem hợp quy đúng vị trí quy định để cơ quan quản lý chất lượng dễ dàng thực hiện việc kiểm tra, giám sát.
Nhằm ngăn chặn và loại bỏ các loại xe tương tự như xe đạp điện nhưng tốc độ cao, không đảm bảo an toàn, Bộ GTVT cũng  quy định cụ thể việc kiểm tra chất lượng xe lưu thông trên thị trường. Theo đó, các cơ quan quản lý sẽ kiểm tra chất lượng xe đang bán trên thị trường theo các tiêu chuẩn, phải phù hợp với hồ sơ đăng ký. Nếu có dấu hiệu không phù hợp thì cơ quan quản lý chất lượng lấy mẫu để thử nghiệm. Kết quả kiểm tra xe lưu thông trên thị trường là một trong những căn cứ để cơ quan quản lý chất lượng yêu cầu cơ sở sản xuất, nhập khẩu triệu hồi xe nhằm đảm bảo an toàn và quyền lợi cho người sử dụng.
 
“Bộ Công an, Bộ Công Thương cần kiểm tra, rà soát việc nhập khẩu mặt hàng này. Xe mô tô điện, xe máy điện phải đăng ký theo quy định. Một việc quan trọng là xử lý các xe đang lưu thông như thế nào thì các Bộ có liên quan phải cùng bàn giải quyết. Có bắt những xe này phải đăng ký hay không? Theo tôi, các Bộ Công an, Giao thông vận tải, Công thương phải thống nhất quan điểm xử lý loại phương tiện mới nhưng đang rất được ưa chuộng này nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội”. 
Ông Khương Kim Tạo
Phó Chánh VP Ủy ban ATGT Quốc gia
“Xử lý vi phạm TTATGT liên quan đến xe đạp điện thực ra  không khó, mà vấn đề là chúng ta có quyết tâm làm hay không?  Kinh nghiệm của Hải Dương là lập hẳn một chuyên đề, có trọng tâm, làm theo từng đợt, gửi thông báo xử lý vi phạm về trường và gia đình. Việc này vừa mang lại hiệu quả trong việc giáo dục, tuyên truyền vừa đảm bảo tính mạng cho các em. Tôi nghĩ rằng không bậc phụ huynh, thầy cô giáo nào thờ ơ trước sự an toàn của con em mình”.
Trung tá Phạm Văn Lưu
Công an tỉnh Hải Dương
Nguồn: Hoài Lâm – Khánh Hà (Giao thông vận tải)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.