ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: 24h.com.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Băn khoăn với ngoại ngữ thứ 2
Thursday, December 12, 2013 19:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Các địa phương cần nguồn nhân lực đa ngoại ngữ nhưng tiếng Anh lại chiếm ưu thế gần như độc quyền trong hệ thống giáo dục nước ta. Giải pháp là giao quyền tự quyết cho địa phương nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc.

Ngày 12/12, tại Đại học Đà Nẵng, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội thảo “Giảng dạy nhiều ngoại ngữ trong nhà trường: Lợi ích và thách thức”. Đại diện sở GD-ĐT nhiều tỉnh, thành cho biết dù địa phương cần nhưng ngành giáo dục vẫn chưa thể triển khai dạy ngoại ngữ bởi còn nhiều khó khăn về kinh phí, giáo viên.

Mỗi nơi cần mỗi kiểu

Theo báo cáo của Vụ Giáo dục trường học Bộ GD-ĐT, hiện có đến 98% trong tổng số 7 triệu học sinh, sinh viên chọn tiếng Anh là môn học ngoại ngữ ở tất cả cấp học. Khoảng 2% còn lại theo học các tiếng Pháp, Nhật, Đức, Trung Quốc, Nga.

Ông Hoàng Văn Dương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lào Cai, cho biết từ năm 1991-2000, tỉnh này chỉ dạy tiếng Anh trong tất cả các bậc học. “Tuy nhiên, Lào Cai là một địa phương phát triển du lịch và giáp với Trung Quốc nên có rất nhiều hoạt động giao thương. Người dân than phiền sao không dạy tiếng Trung và các ngoại ngữ khác trong nhà trường” – ông Dương nói. Vì thế, từ năm 2001, Lào Cai đã triển khai dạy thêm 1 ngoại ngữ khác trong trường học ở một số nơi có điều kiện nhưng chủ yếu là tiếng Trung Quốc.

Băn khoăn với ngoại ngữ thứ 2 - 1

Các đại biểu thống nhất nên giao việc giảng dạy ngoại ngữ thứ 2 cho địa phương tự quyết

Trong khi đó, ông Phan Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, cho biết lãnh đạo tỉnh này nhiều lần đề nghị ngành giáo dục đưa chương trình tiếng Nga vào trường học vì tỉnh có nhiều người Nga sinh sống, làm việc và có chuyến bay trực tiếp đi Nga. “Nhưng ngành giáo dục cũng chịu vì không có kinh phí để đưa tiếng Nga vào dạy trong nhà trường. Tỉnh không có tiền trả cho giáo viên, cũng không thể thu thêm học phí từ học sinh” – ông Dũng bày tỏ.

Phải bảo đảm tính liên thông

Do nhu cầu đa dạng nên đa số đại biểu kiến nghị nên giao việc quyết định chọn ngoại ngữ khác trong nhà trường cho địa phương.

Ông Nguyễn Hóa, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum, cho rằng nếu dạy nhiều ngoại ngữ thì chỉ nên thực hiện ở một số trường. Theo ông Hóa, Kon Tum là địa phương còn nhiều khó khăn do địa hình cách trở, việc học 1 ngoại ngữ đã là chuyện không dễ nên nếu triển khai học nhiều thì chất lượng không có.

Đồng quan điểm, ông Hoàng Văn Dương cho rằng việc dạy nhiều ngoại ngữ chỉ nên áp dụng với những trường có điều kiện chứ không nên đào tạo tràn lan. “Học 1 ngoại ngữ nhưng dạy và học phải thật chất lượng” – ông Dương lưu ý.

Ngoài ra, theo nhiều đại biểu, việc học nhiều ngoại ngữ cũng phải bảo đảm tính liên tục. “Không nên để tình trạng các cấp học dạy đủ các ngoại ngữ khác nhau mà phải liên thông giữa bậc học phổ thông với các trường CĐ, ĐH hay trường nghề” – ông Nguyễn Hoàng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An, đề xuất.

Bà Vũ Thị Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trường học, cho biết việc dạy ngoại ngữ thứ 2 có thể tiến hành ở bất kỳ cấp học nào và tùy theo nhu cầu của người học. Việc dạy nhiều ngoại ngữ không có lộ trình nhất định mà nên tùy thuộc vào địa phương. Bà Anh cho rằng ngành giáo dục nên thỏa thuận với lãnh đạo địa phương để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.

Quá tải cho học sinh

Ông Phan Văn Dũng cho rằng việc đưa vào dạy môn ngoại ngữ thứ 2 trong trường học cần phải tính toán đến chế độ chính sách và thời gian vì hiện chương trình học ở tất cả các cấp dường như quá tải. “Học sinh chúng ta đang phải vất vả với chương trình học hiện tại thì việc thêm 1 ngoại ngữ khác phải tính toán đến thời lượng để có thời khóa biểu hợp lý nhất; tránh tình trạng dạy nhiều nhưng chất lượng chẳng bao nhiêu” – ông Dũng cảnh báo.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.