Việt Nam là nhà xuất khẩu café lớn thứ hai thế giới sau Brazil khi cung cấp đến 20% sản lượng café toàn cầu nhưng hiện chỉ chiếm có 3% về giá trị vì nhìn chung ngành café Việt nam vẫn đứng ở mức thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu. Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Intimex Hồ Chí Minh, trong mùa vụ 2012- 2013, Việt Nam xuất khẩu được 1,4 triệu tấn café, giảm tới 12% so với mùa vụ trước. Giá FOB cũng giảm từ 2000 USD/tấn xuống 1700 USD/tấn. Tuy vậy giá trong trong nước loại R2 FAQ giao động trong phạm vi 35,000 – 45,000 vnd/kg tương ứng ở mức có thể mang lại lợi nhuận cho nông dân. Ngoài ra, lãi suất đi vay của các doanh nghiệp xuất khẩu cũng bới đi ít nhiều nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ của chính phủ giúp lãi suất giảm hơn hơn 50% so với mùa vụ trước, cụ thể lãi suất vay bằng tiền đồng đã giảm từ 19% xuống còn 8%, với các khoản vay bằng tiền USD lãi suất đã giảm từ 6,5% xuống 4,5%. Về niên vụ 2013-2014, theo nhận định của ông Nam vẫn chưa có nhiều dấu hiệu sáng sủa mấy. Lượng cung toàn cầu sẽ vượt cầu khi Brazil dự đoán sẽ có một mùa vụ tốt với sản lượng vào khoảng 50-52 triệu bao còn ngành sản xuất café của Colombia đã phục hồi. Thậm chí, do sản lượng sản xuất nhiều khiến giá cà phê Arabica trên thị trường New York giảm đáng kể và chênh lệnh giá giữa café Arabica và Robusta đang thu hẹp đáng kể. Về phía Việt Nam, hiệp hội café và ca cao Việt Nam ước tính, sản lượng niên vụ tới sẽ giảm tới 15% vì 20% các cây có độ tuổi 20-25 năm sẽ bị đốn bỏ. Ngoài ra, mưa lớn và kéo dài cuối tháng mười Một đã ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch, phơi khô và ảnh hưởng đến chất lượng của café. Hiện nhiều nhà xuất khẩu và doanh nghiệp FDI đang vướng vào các vấn đề liên quan đến thuế VAT, trong đó gặp phải tình trạng trì hoãn trong việc quá trình kiểm tra hóa đơn để chi trả hay hoàn thuế VAT cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong các năm qua đã suy giảm phần nào do bị phá sản, thua lỗ. Một số công ty còn mất khả năng thực hiện các hợp đồng và ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của các nhà xuất khẩu khác. Ngoải ra theo ông Lương Văn Tự, chủ tịch hiệp hội café và cacao Việt Nam, Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu tác động của biến đổi khí hậu nặng nề nhất với những biểu hiện khá rõ như mưa đến sớm hơn và khô hạn kéo dài hơn trong các năm gần đây khiến cho sản lượng café thu hoạch giảm năm thứ hai liên tiếp. Ngoài ra, các chi phí như phân bón, xăng dầu, giá lao động ngày càng tăng khiến giá café đắt hơn. Bệnh tật như bệnh lá rụng và sâu đục thân cũng là những vấn đề lớn. Diện tích cây café lâu năm đang tăng lên và hiện chiếm đến 30% tổng diện tích café Việt Nam. Hiện chính phủ Việt Nam cũng có kế hoạch tái cấu trúc ngành. Tháng 10/2013, Thủ tướng đã ban hành quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt đề án “tái cấu trúc khu vực nông nghiệp hướng đến cải thiện giá trị gia tăng và đảm bảo sự phát triển bền vững”. Theo đó, nội dung cốt lõi của đè án này là tái cấu trúc ngành từ việc tăng trưởng theo chiều ngang, dựa vào việc lạm dụng tà nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng thấp sang tăng trưởng theo chiều sâu mang lại giá trị gia tăng cao. Tuy vậy, sẽ còn rất nhiều việc phải làm để có thể đưa cây café Việt Nam khai khác hết tiềm năng sẵn có của mình. |
Café Việt Nam tiếp tục gánh nặng với khó khăn
Thursday, December 12, 2013 20:24
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Hội nghị café quốc tế Châu Á mới diễn ra tại Tp.HCM đã mang đến những góc nhìn thực tế về tiềm năng cũng như thách thức của ngành café Việt Nam.
Nguồn Nhịp cầu đầu tư
2013-12-12 19:06:47
Nguồn: http://gafin.vn/20131213093046330p39c47/cafe-viet-nam-tiep-tuc-ganh-nang-voi-kho-khan.htm