ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khoahocvadoisong
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Da ở gót chân
Friday, December 6, 2013 19:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Gót chân hay bị tróc da, phải làm sao?

Gót chân hay bị tróc da, gở da già ra thành da non và sau đó bị tróc lại, xin hỏi như thế là bị bệnh gì?

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Đây có thể là một hiện tượng của loạn dưỡng vùng da gót. Bạn có thể thực hiện một số cách sau:

- Không nên đi giày chật và cao gót

- Hàng ngày, ngâm chân với nước ấm có pha một chút muối và gừng, nhẹ nhàng xoa bóp toàn bộ chân và cào nhẹ cho bong hết lớp da già ở vùng gót chân. Sau đó lau khô bằng khăn sạch và bôi nhẹ lên vùng gót một lớp kem dưỡng da giàu vitamin E.

- Bạn cũng có thể uống thêm viên polyvitamin hoặc vitamin A và vitamin E. Chúc bạn thành công.

(Nguồn: Thongtindinhduong)

Tại sao phải loại bỏ lớp da chết dày bịch ở gót chân?

THẾ NÀO LÀ DA CHẾT?

Da con người gồm có 3 lớp: – Biểu bì, trung bì và hạ bì. Lớp biểu bì trên mặt gồm chất béo và các loại prô-tê-in khác nhau, nó hoạt động bằng cách đẩy các biểu bì chết lên bình thường. Những lớp biểu bì cũ thường bị phân huỷ một cách tự nhiên và tự bong ra khỏi bề mặt da. Quá trình này được gọi là quá trình tái sinh tự nhiên của da (hay còn gọi là quá trình trao đổi chất) và thông thường quá trình này xảy ra trong vòng 28 ngày. Các biểu bì bị bong tróc này còn được gọi là lớp tế bào da chết. Chất sừng (chai)có bong lớp tế bào da chết là một dạng prô-tê-in. Những chất sừng này giống như một lớp hàng rào bảo vệ lớp biểu bì khỏi những tác động từ bên ngoài, giúp bảo vệ cơ thể và cung cấp dưỡng ẩm cho cơ thể. Chất sừng cũng là một bộ phận quan trọng như một phần của làn da.

TẠI SAO NHỮNG TẾ BÀO DA CHẾT LẠI TÍCH LUỸ LẠI?

Những tế bào da chết giữ vai trò bảo vệ những lớp biểu bì khỏi những tác động của môi trường bên ngoài. Nếu trọng lượng của cơ thể đè nặng lên trên đôi chân quá nặng và lâu so với quy định thì dưới chân sẽ hình thành một lớp sừng dày( hay còn gọi là chai). Sự tích luỹ da chết là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ da. Việc tích luỹ những tế bào da chết này là kết quả của quá trình tăng thêm áp lực lên đôi chân như: đứng quá lâu trong suốt một thời gian dài, chơi thể thao quá nhiều hay đi những đôi giầy chật.

CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA KHI NHỮNG TẾ BÀO DA CHẾT TÍCH TỤ LẠI?

Lớp tế bào da chết được liên kết với nhau bởi chất béo và prô-tê-in. Nếu vòng tròn trao đổi chất của các tế bào xảy ra bình thường và suôn sẻ, thì sự liên kết sẽ bị phân huỷ bởi các enzim trong da như tripxin và tế bào da chết sẽ dần dần được loại bỏ một cách tự nhiên theo chu trình 28 ngày. Nếu bàn chân chịu sức ép của cơ thể quá nhiều và liên tục trong một thời gian dài thì các tế bào da chết sẽ tích tụ lại hàng ngày và không thể tự loại bỏ theo đúng chu trình được. Những tế bào da chết chất đống lại và hình thành những lớp tế bào da chết dầy trên chân (vết chai, sừng), đó chính là nguyên nhân tại sao lòng bàn chân của bạn xơ cứng lại, xù xì, nứt nẻ và đầy những mảng da chết khô ráp.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN CHẶN QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ TẾ BÀO DA CHẾT?

Để ngăn chặn những lớp da chết không cần thiết, bạn nên: Đi đúng kích thước chân hoặc mang lót giầy để chống lại sự va chạm, chà sát do việc di chuyển hàng ngày. Tuy nhiên những tế bào da chết vẫn phát triển bởi đôi chân chúng ta phải đi lại làm việc hàng ngày. Bản thân da không thể tự trao đổi chất vì vậy mà các tế bào da chết sẽ ngày càng tích tụ nhiều hơn. Những lớp tế bào da chết làm cho chân có mùi hôi khó chịu, làm chậm quá trình lưu thông máu và làm cho cơ thể bạn bị lạnh. Vì vậy, việc loại bỏ tế bào da chết là rất cần thiết để mang lại cho chúng ta đôi chân và một thể trạng khoẻ mạnh.

CÁC PHƯƠNG PHÁP LOẠI BỎ TẾ BÀO DA CHẾT THÔNG THƯỜNG

Cách thông thường nhất để loại bỏ tế bào da chết là lấy giũa hoặc đá bọt để chà vào gót chân. Cách này có thể loại bỏ được tế bào da chết ở những vùng da dầy ngay lập tức nhưng phương pháp này cần phải làm hàng ngày và bề mặt da thường sần sùi, thô ráp sau khi bị chà xát. Nếu chúng ta thường xuyên sử dụng phương pháp chà xát các lớp tế bào da chết tại nhà hay tại các trung tâm chăm sóc bàn chân, bạn sẽ gặp phải tình trạng sau đây: Lòng bàn chân được bao phủ bởi nhiều lớp tế bào da chết, nếu bạn chà xát một góc của bàn chân (ví dụ: gót chân) thì bạn chỉ có thể loại bỏ một phần của lớp tế bào da chết bao phủ gót chân. Phần tế bào da chết còn lại sẽ bị dứt gãy và tổn thương gây nên sự nứt nẻ và khô ráp ở vị trí bị chà xát. Hơn nữa, việc chà sát những tế bào da chết sẽ kích thích sản sinh thêm các tế bào da chết khác và làm cho gót chân dày và sần sùi hơn.

BABYFOOT- Phương pháp an toàn nhất, đơn giản nhất và hiệu quả nhất!

Các chiết xuất của Baby Foot chứa lượng axít dồi dào như: axit do phân giải gỗ bằng nhiệt, axit la-tíc, axít malíc, axít xitric và một số loại acid hoa quả khác. Những axít này giúp phân huỷ chuỗi liên kết gắn kết giữa các lớp tế bào da và giúp loại bỏ những chất sừng cứng đầu trên da. Bên cạnh đó quá trình tái tạo tế bào da mới hàng ngày kết hợp với sản phẩm Baby Foot sẽ giúp các lớp tế bào da chết bong ra một cách tự nhiên mà không cần phải chà xát. Thật đáng kinh ngạc. Sau 5 đến 7 ngày, những lớp tế bào da chết sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Quá trình loại bỏ da chết với sản phẩm Baby Foot chỉ với 3 bước đơn giản: nhét chân vào túi dung dịch, đợi trong vòng 2 tiếng để dung dịch ngấm vào bàn chân và rửa sạch. Sau 5-7 ngày, bàn chân bạn sẽ trở nên hồng hào, mịn màng như chân em bé.

Theo http://babyfoot.com.vn/article/41/Tai-sao-phai-loai-bo-lop-da-chet-day-bich-o-got-chan.html/p-0/

Filed under: Bệnh ngoài da Tagged: bong da got chan, da ở gót chân, do got chan day

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.