>> Hot girl xinh đẹp giành giải “khỏe nhất nước Anh”
>> Ben Arfa bị cấm lái xe 6 tháng
>> Roy Hodgson: Tuyển Anh chẳng sợ đội nào
>> Persie và Phil Jones có tên trong đề thi của trường Đại học Lao động xã hội
2. Trên ngực áo tuyển Anh không chỉ một mà có đến hình 3 con sư tử. Nhưng trên sân cỏ, tam sư chẳng dũng mãnh như chúa sơn lâm mà hiền ngoan như mèo nhà, có khi nhút nhát và yếu hèn như con chuột nhắt. Người Anh luôn kiêu hãnh là quê hương bóng đá, Ngoại hạng Anh tự hào là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh với hàng loạt siêu sao, những CLB giàu có, những SVĐ hoành tráng, còn các cầu thủ bản xứ Anh thì sống trong cảnh giàu sang, danh tiếng lẫn tiền bạc ngập tràn. Nhưng khi tụ lại dưới một màu cờ, cùng khoác lên người một sắc áo, thì cái đội tuyển ấy chẳng làm nên chiến tích nào đáng kể ngoại trừ danh hiệu năm 1966 trên sân nhà (mà lại là danh hiệu gây tranh cải vì sự kiện bóng chưa qua vạch vôi). Điều gì đã dẫn đến sự bi đát đó?
3. Trước hết là ở cấp thượng tầng – những người làm bóng đá Anh. Từ bao năm qua, nước Anh cứ tự ru ngủ mình bởi những danh hiệu huyền hoặc nào là quê hương bóng đá, nào là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh…mà không nhìn xem sự thay da đổi thịt từng ngày của Tây Ban Nha, Pháp, Đức và cả Bỉ. Các nước đó đã mạnh mẽ cách tân, dần dần tạo nên bộ mặt mới cho bóng đá nước nhà. Còn Anh vẫn cổ hủ, tự cao, vẫn giữ lối đá vừa chạy vừa sút (“kick and rush” hoặc “kick and run”), vẫn trong chờ những cựu binh cày ải từ năm này qua tháng nọ.
ĐT Anh. Ảnh: Internet |
4. Kế đến là các cầu thủ. Nhiều HLV từng cho rằng việc có quá nhiều cầu thủ nước ngoài tại Anh đã làm mai một các tài năng bản xứ, điều đó không sai, nhưng cũng chưa hẳn hoàn toàn đúng, vì nước anh đâu thiếu nhân tài (Owen từng đoạt quả bóng vàng đó thôi), nhưng những vì sao ấy không tạo nên một chòm sao thống nhất cùng tỏa sáng, nó rời rạc, manh mún bởi nhiều cái tôi quá lớn.
5. Thứ ba đó là sự cầu toàn đến nhút nhát của các thế hệ HLV tuyển tam sư. Điển hình tại các giải đấu như World cup 2002, Euro 2004, World cup 2006 và Euro 2012, rõ ràng tuyển Anh có cơ hội vượt qua Brazil, Bồ Đào Nha hay Ý để tiến xa, nhưng chính sự quá thận trọng, sợ thất bại mà làm lỡ cơ hội chiến thắng, cũng là đánh mất giấc mơ của xứ sở sương mù.
6. Bên cạnh đó là vấn đề tâm lý của cầu thủ. Dù họ là sao, dù thường xuyên thi đấu đỉnh cao, nhưng họ không vượt qua được khi có áp lực. Còn nhớ những chiếc thẻ đỏ đáng tiếc của Beckham (World cup 1998) hay Rooney (World cup 2006) đã phá tan công sức tuyển Anh gây dựng nên.
7. Dù có đổ lỗi do không may mắn, do trọng tài hay do thế này thế kia, tuyển Anh cũng không che giấu được sự bạc nhược của mình trong suốt những năm qua. Bởi vì khi đã mang trong người trái tim chuột nhắt , dù khoác lên mình hình hài hổ hay sư tử đi chăng nữa vẫn không che lấp được sự yếu hèn của mình. Đó không chỉ là tâm lý, mà còn là bản chất trong mỗi loài.
(Bạn đọc: Tống Thông)
|
>> Hot girl xinh đẹp giành giải “khỏe nhất nước Anh”
>> Ben Arfa bị cấm lái xe 6 tháng
>> Roy Hodgson: Tuyển Anh chẳng sợ đội nào
>> Persie và Phil Jones có tên trong đề thi của trường Đại học Lao động xã hội
2013-12-06 02:07:11
Nguồn: http://www.bongda.com.vn/Goc-Ban-Doc/307649_Doi_tuyen_Anh_Bi_kich_su_tu_co_trai_tim_chuot_nhat.aspx