Ngày 31 tháng 10, chính quyền Trung Quốc công bố, vụ nổ xe tại quảng trường Thiên An Môn là một vụ khủng bố. Theo đó, vụ khủng bố này được thực hiện bởi những kẻ khủng bố Hồi giáo, tới từ phía Đông Tân Cương. Chính quyền bắt giữ năm kẻ tình nghi, đồng thời 53 người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giữ tại Tân Cương. Một số học giả và doanh nhân Duy Ngô Nhĩ tại Bắc Kinh cũng bị an ninh quấy nhiễu và gây áp lực. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 31, đại diện Hoa Kỳ cho biết, họ vẫn đang cân nhắc các báo cáo trước khi đưa ra kết luận cụ thể về vụ việc.
So sánh với phản ứng của chính quyền Mỹ trong vụ nổ bom tại giải Marathon Boston tháng 4 năm nay, chính quyền Trung Quốc đã hành xử hoàn toàn trái ngược. Sau vụ nổ bom tại Boston, cảnh sát ngay lập tức gửi các yêu cầu hỗ trợ trên mạng, trên báo và trên TV, kêu gọi người dân cung cấp ảnh và video của hiện trường. Cảnh sát cũng liên tục công khai các đoạn video giám sát và các bức ảnh bằng chứng, nhằm tìm kiếm thủ phạm.
Sau vụ nổ tại quảng trường Thiên An Môn, cảnh sát Bắc Kinh lập tức phong tỏa mọi thông tin về vụ việc. Cảnh sát cưỡng chế xóa hình ảnh mà phóng viên thời báo AFP tại Pháp chụp được. Họ cũng xóa và phong tỏa tất cả các hình ảnh và bình luận trên các microblog. Lệnh cấm các nhân chứng bàn luận về vụ việc trên mạng cũng được ban hành.
Alim Seytoff, phát ngôn viên của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ cho biết, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang vin vào vụ việc này để lấy cớ đàn áp một nhóm dân tộc thiểu số.
“Với tất cả các vụ việc, dù là bạo lực hay không, thì thay vì dựa trên các bằng chứng cụ thể, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại lấy cớ để đạt được mục tiêu chính trị một cách bạo ngược.”
Rất nhiều nghi vấn được đặt ra xoay quanh việc chính quyền Trung Quốc dán nhãn vụ nổ xe là hành động khủng bố. Một nữ sinh viên Philippine có mặt tại hiện trường khi xảy ra vụ việc và đã bị thương. Cô kể lại rằng, một chiếc xe đã xông thẳng về phía cô. Cô nghe thấy tiếng còi xe, và sau đó thì không còn nhớ gì nữa. Khi tỉnh dậy, cô thấy mình đang nằm trên mặt đất. Tuy nhiên, tài khoản của nữ sinh này nhanh chóng bị xóa khỏi microblog. Một số nhân chứng cho biết, xe cảnh sát đang đuổi theo một chiếc xe jeep.
Đài Deutsche Welle dẫn lời một báo cáo từ thời báo Frankfurt. Tại sao vợ và mẹ của người lái xe đều ở trong xe? Tại sao băng rôn mang dòng chữ Jihad được cảnh sát tìm thấy sau đó lại không bị cháy trong vụ nổ? Liệu đây có thật là một âm mưu khủng bố có tổ chức không? Hay đây là kịch bản được cảnh sát dàn dựng nhằm che giấu điều gì khác?
“Hệ thống giám sát tại Bắc Kinh rất chặt chẽ, không hề có điểm mù. Ấy vậy mà không hề có một đoạn phim ghi hình được công bố. Thậm chí cả tuyến đường mà chiếc xe chạy hay cảnh hiện trường cũng không hề được công bố.”
Trong cuộc điều tra về vụ nổ bom tại Boston, khi nghi phạm được xác định danh tính, lập tức các cuộc phỏng vấn bạn bè và người thân của nghi phạm được thực hiện. Ngoài ra, còn có rất nhiều lời nhận xét và tranh luận từ phía bạn học, giáo viên và thân nhân nghi phạm.
Trái lại, cảnh sát Trung Quốc chỉ cho biết tên của kẻ tình nghi. Vì thế, phóng viên Nhật Bản từ tờ Asahi đã lên đường tới Tân Cương nhưng lại bị chặn và tra hỏi bởi bảy cảnh sát. Cảnh sát không cho phép phỏng vấn và giải thích rằng họ đang truy tìm nhiều nghi phạm khác. Họ đã xóa các bức ảnh của phóng viên này.
Alim Seytoff cho biết, vấn đề cơ bản ở Trung Quốc là Đảng Cộng sản và hệ thống xã hội của nó. Sẽ không có hòa bình thực sự khi Đảng còn cầm quyền.
Facebook: https://www.facebook.com/NtdVietnamese
For more news and videos visit ☛ http://ntd.tv
Follow us on Twitter ☛ http://twitter.com/NTDTelevision
Add us on Facebook ☛ http://on.fb.me/s5KV2C