ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Kỹ thuật lật đổ và thôn tính ‘lành nghề’ của ‘chú Sam’
Tuesday, December 24, 2013 22:52
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Người Mỹ phá tan nát nhà người ta không phải như họ nói là vì muốn cho dân làm chủ, mà vì muốn Mỹ làm chủ. Đã gọi là đế quốc thì làm sao có chuyện cho dân làm chủ? Thế giới này dân chủ độc lập tự quyết hết thì đế quốc làm gì còn chỗ đứng?
Xin giới thiệu với độc giả cuộc phỏng vấn của nhà báo Amy Goodman với Stephen Kinzer – tác giả cuốn sách nổi tiếng ‘Overthrow:America’s Century of Regime Change fromHawaiitoIraq’. Trong cuốn sách này, tác giả cho rằng cuộc xâm lược Iraq năm 2003 không phải là một sự kiện cá biệt – riêng lẻ mà là điểm cao nhất của một giai đoạn 110 năm, trong đó người Mỹ đã lật đổ 14 chính quyền dám cả gan làm họ phật lòng vì nhiều lý do khác nhau như ý thức hệ, chính trị, kinh tế.
‘Cuộc xâm chiếm Iraq – trong một lúc ngắn ngủi nào đó – tưởng như đã thành công. Nhưng tới giờ thì đã rõ rằng kế hoạch này đã đem lại nhiều hậu quả không lường trước được, cũng giống như đại đa số những cuộc đảo chánh, cách mạng, xâm chiếm mà người Mỹ đã tổ chức thực hiện để lật đổ những chính quyền mà Mỹ lo sợ hay không tin tưởng’ -Stephen Kinzer.
- AMY GOODMAN: Ông đang tìm hiểu về 14 cuộc lật đổ mà Mỹ có dính dáng đến. Lý do chính để chính quyền Mỹ dính líu đến việc lật đổ những chính quyền của nước khác là gì?

- STEPHEN KINZER: Nhiều trong số những cuộc lật đổ đó đã được nghiên cứu riêng lẻ, nhưng việc tôi muốn làm trong cuốn sách này là xem xét chúng không phải như một chuỗi những sự việc cá biệt, mà là một sự liên tục kéo dài. Và với cách nhìn đó, tôi mới có thể phân định ra vài khuôn mẫu nhất định đã lập lại hết lần này tới lần khác. Tất cả những cuộc lật đổ này không theo cùng một khuôn mẫu, nhưng cũng đáng kinh ngạc khi nhiều trong số đó lại là như vậy. Chúng thường xảy ra theo 3 bước:
Đầu tiên là chế độ bị đặt dấu hỏi đó bắt đầu làm phiền vài công ty Mỹ. Họ bắt đầu đòi công ty đó đóng thuế hay phải tuân thủ luật lao động hay môi trường. Đôi khi công ty đó bị quốc hữu hóa hay bị bắt buộc phải bán một phần đất đai hay tài sản. Như vậy là việc xảy ra đầu tiên là một công ty Mỹ hay nước ngoài hoạt động trong một nước khác, và rồi chính quyền của nước đó bắt đầu hạn chế công ty đó bằng cách này hay khác hoặc gây một vài khó khăn, hạn chế khả năng hoạt động một cách tự do của công ty đó.
Kế đến thì các lãnh đạo của công ty đó tìm đến lãnh đạo chính trị của nước Mỹ để than phiền về chính quyền nước đó. Trong tiến trình chính trị tiếp theo xảy ra trong Nhà Trắng, động cơ này đổi dạng một chút. Chính quyền Mỹ không can thiệp trực tiếp để bảo vệ quyền của công ty đó, mà chuyển đổi cái động cơ ban đầu từ kinh tế sang một động cơ chính trị hay địa lý-chiến luợc. Họ quơ đũa cả nắm rằng bất kỳ chế độ nào dám làm phiền, nhũng nhiễu một công ty Mỹ thì nhất định là ghét người Mỹ, thiếu tự do, độc tài, hay chắc chắn là công cụ của một thế lực nước ngoài hay nhóm lợi ích nào đó muốn phá hoại nước Mỹ. Như thế động cơ đã chuyển từ kinh tế sang chính trị, mặc dù cơ sở thực sự của nó chưa bao giờ thay đổi.
Và bước cuối cùng là động cơ được đổi dạng thêm một lần nữa khi lãnh đạo Mỹ phải giải thích mục đích-động cơ của việc can thiệp-lật đổ chế độ đó với người dân Mỹ. Khi đó họ thường không dùng lý do kinh tế hay chính trị nói trên mà miêu tả những cuộc can thiệp này như một hành động giải phóng, chỉ là một dịp để giải phóng một quốc gia tội nghiệp bị đàn áp bởi một chế độ tàn bạo mà chúng ta (người Mỹ) chụp mũ là một chế độ độc tài, bởi vì không có một chế độ nào ngoài độc tài mà có thể làm phiền một công ty của Mỹ cả.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1sS1d5TzBWRVhSNC9VcnB4cDZBTy15SS9BQUFBQUFBQUstUS95REpEcmNET19Xby9zMTYwMC9pX3dhbnRfeW91cl9tb25leV91bmNsZXNhbS5qcGc=
- AMY GOODMAN: Stephen Kinzer, Tôi muốn bắt đầu từ chỗ ông đã bắt đầu trong cuốn sách, và đó là Hawaii.
- STEPHEN KINZER: Nhiều người Mỹ không biết rằng Hawaii là một nước độc lập trước khi nó được sát nhập vào Mỹ. Câu chuyện này nếu nói ngắn gọn là, đầu thế kỷ 19, hàng trăm nhà truyền đạo người Mỹ, đa số từ New England, dong thuyền tới nơi họ gọi là Sandwich Islands để cống hiến đời họ cho (theo lời họ) việc chăn dắt những người mọi rợ ngoại đạo và dạy họ phước lành của nền văn minh Ki-tô.
Không lâu sau đó nhiều người trong số những nhà truyền giáo này và con cái của họ bắt đầu nhận ra rằng có thể kiếm rất nhiều tiền ởHawaii. Người bản xứ đã sản xuất đường từ xưa, nhưng họ chưa bao giờ hoàn thiện và xuất khẩu nó. Bằng việc dần dần lấy gần hết đất của người bản xứ, nhóm người từ chỗ thuộc về cái gọi là nhóm người truyền đạo xuất sắc này một phần đã rời bỏ con đường của Thượng đế, đi vào con đường thờ tiền bạc và thiết lập một chuỗi những đồn điền làm đường khổng lồ ở Hawaii, và họ trở thành rất giàu có từ việc xuất khẩu đường vào Mỹ.
Nhưng vào những năm đầu của thập niên 1890, nước Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu rất nặng làm cho việc bán đường của Hawaii vào Mỹ trở nên không thể được, cho nên họ trở nên hoảng. Họ gần kề tới chỗ bị mất cơ đồ thịnh vượng đó, và họ đã tự tìm hiểu đề làm cách nào có thể tiếp tục xuất khẩu đường sang Mỹ.
Cuối cùng họ đã tìm ra câu trả lời. Lãnh đạo của những người cách mạngHawaii, nếu bà muốn gọi họ là như thế, là những người phần lớn là đến từ Mỹ, quyết định đếnWashington. Ông này gặp Bộ trưởng Hải quân, trình bày hoàn cảnh trực tiếp với Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Benjamin Harrison, và đã nhận được bảo đảm rằng nước Mỹ sẽ ủng hộ cuộc nổi loạn chống lại chế độ quân chủ Hawaii.
Và như thế ông ta trở lạiHawaiiđể tham gia một chuyên chính tam hùng, mà về căn bản là thực hiện cuộc cách mạng trên đấtHawaii. Ông ta là phần thứ nhất của tam hùng. Phần thứ hai là đại sứ Mỹ, chính ông này cũng là một người có khuynh hướng muốn nuốtHawaiivà đã được chỉ thị bởi Bộ Ngoại Giao làm bất cứ chuyện gì để giúp cuộc cách mạng này. Phần thứ ba của tam hùng là chỉ huy của tàu hải quân Mỹ, đang thả neo một cách rất tiện lợi ngay ngoài bờ biển củaHonolulu.
Cuộc cách mạng này đã được thực hiện dễ dàng tới mức kinh ngạc. Người cầm đầu của nhóm cách mạngHawaii, đám truyền giáo/ chủ đồn điền thượng lưu này, chỉ đơn giản tuyên bố trong một buổi họp rằng, ‘Chúng ta đã lật đổ chính quyềnHawaii, và bây giờ chúng ta là chính quyền mới’. Và trước khi nữ hoàng Hawaii có thể phản ứng, đại sứ Mỹ đã điều động 250 thủy quân lục chiến lên bờ từ chiếc tàu đang đậu một cách rất tiện lợi ngoài bờ Honolulu và tuyên bố rằng vì hiện đang có những bất ổn và thay đổi chính quyền, nên lính Mỹ sẽ đổ bộ để bảo vệ chế độ mới cùng tính mạng, tài sản của tất cả người Hawaii. Như vậy có nghĩa là nữ hoàngHawaii không thể làm gì hơn được nữa. Chế độ mới này ngay lập tức được công nhận bởi Mỹ, và với tiến trình đơn giản đó, chế độ quân chủ ở Hawaii đã kết thúc, dẫn tới việc cuối cùng là Hawaii sát nhập với Mỹ.
- AMY GOODMAN: Như vậy, đầu tiên là những nhà truyền giáo đặt chân tới, rồi sau đó là thủy quân lục chiến?
- STEPHEN KINZER: Vâng, chính xác là như vậy. Đôi khi chúng ta nghe nhóm từ ‘Chuyện buôn bán theo sau lá cờ’. Nhưng trong nghiên cứu của tôi, tôi tìm ra rằng thực ra lại là ngược lại. Đầu tiên là những hoạt động buôn bán, rồi sau đó là lá cờ. Lá cờ là cái đi sau chuyện buôn bán.
- AMY GOODMAN: Ông nói về 14 nước bị Mỹ can thiệp vào: HawaiiCubaPhilippinesPuerto RicoChileHonduras,IranGuatemala, Việt NamAfghanistanIraqPanama. Hãy nói về Cuba. Chuyện gì đã xảy ra?
- STEPHEN KINZER: Câu chuyện về Cuba rất ly kỳ, một phần vì nó phản ánh một trong những đề tài chính trong cuốn sách của tôi, và đó là làm thế nào mà những vụ can thiệp này về lâu dài sẽ nhất định sẽ tạo ra một chế độ chống đối Mỹ mạnh mẽ hơn nhiều so với chế độ ban đầu mà Mỹ đã đặt ra mục đích lật đổ.
Và đây là câu chuyệnCuba. Người Mỹ đã để mắt xanh tớiCubatrong một thời gian dài, ngay từ thời Thomas Jefferson làm tổng thống (1801-1809). Nhưng đến năm 1898 thì sự gắn bó với mục tiêu giải phóngCubamới thật sự chiếm lĩnh trái tim của nhiều người Mỹ.
Nên nhớ rằng vào năm 1898, kinh tế Cuba hoàn toàn bị thống trị bởi người Mỹ. Cuba là một nơi sản xuất đường lớn, và tất cả các đồn điền làm đường ở Cuba đều có chủ nhân là người Mỹ. Đồng thời, nơi đó cũng là một thị trường rất lớn cho hàng hóa sản xuất từ Mỹ. Khoảng 85% của bất cứ thứ gì mua được ở Cuba đều là sản xuất từ Mỹ, nên giới kinh doanh Mỹ có quan tâm rất lớn tới nước này.
Lúc đó, những người yêu nước Cuba đang nổi dậy chống lại thực dân Tây Ban Nha trong phần lớn của cuối thế kỷ 19. Đến năm 1898 họ xem như đã rất gần với thành công. Điều này làm cho một số người Mỹ lo ngại cho quyền lợi của họ, vì những người cách mạng cũng là những người có khuynh hướng cải tổ xã hội. Họ chủ trương cải cách ruộng đất, có nghĩa là xé nhỏ những đồn điền đường lớn của chủ người Mỹ. Họ cũng ủng hộ một hàng rào thuế quan để bảo vệ Cuba, cho phép sự phát triển của ngành sản xuất nội địa. Điều này sẽ làm cho xuất khấu hàng hóa từ Mỹ đếnCuba trở nên khó khăn hơn nhiều.
- AMY GOODMAN: Và đó là năm nào?
- STEPHEN KINZER: Cuối thập niên 1890. Và thế là vào năm 1898, báo chí Mỹ, bằng cách nào đó bị kích động bởi doanh nhân Mỹ làm việc ở Cuba, bắt đầu một trào lưu miêu tả chế độ thuộc địa Tây Ban Nha như một chế độ tàn bạo nhất có thể tưởng tượng ra được, và công chúng Mỹ được khuấy động thành một cơn sốt về việc này. Cơn sốt này trở thành nghiêm trọng thêm khi chiếc tàu chiếnMỹ,Maine, bị phát nổ trong cảngHavana. ‘Tàu chiến của chúng ta đã bị nổ tung bởi một cỗ máy quỉ quái của kẻ thù’. Đó là đầu đề trong tờ New York Journal mà tôi có bản sao trong cuốn sách. Sự thật của sự kiện này chỉ được ra ánh sáng 75 năm sau khi Hải quân triệu tập một ban điều tra, mà kết quả là chiếcMaine đã bị phát nổ từ bên trong. Người Tây Ban Nha thực không có dính dáng gì tới chuyện đó. Nhưng lúc đó thì không ai biết, nên báo chí đã chiếm lấy cơ hội này để kích động thêm sự giận dữ trong nước Mỹ.
Và lúc đó, người Mỹ quyết định rằng chúng ta sẽ gởi quân sang Cuba để giúp những người yêu nước lật đổ thực dân Tây Ban Nha, nhưng những người cách mạng Cuba không chắc rằng họ thích sáng kiến này. Họ không biết có nên cho phép hàng ngàn quân Mỹ đóng trên đất họ, vì chuyện gì sẽ xảy ra khi họ chiến thắng? Để giải đáp lo lắng này, chính quyền Mỹ, Quốc hội, thông qua một luật, Luật bổ sung Teller, trong đó nói rất dứt khoát rằng, ‘Chúng tôi hứa với Cuba rằng ngay giờ phút giành được độc lập, tất cả binh lính Mỹ sẽ rút về, và Cuba sẽ được phép trở thành độc lập hoàn toàn’.
Sau khi luật đó được thông qua, dân nổi dậy Cubađồng ý chấp nhận những giúp đỡ của Mỹ. Lính Mỹ sang Cuba, trong đó có cả nhân vật nổi tiếng là Teddy Roosevelt (tổng thống Mỹ sau này). Chỉ sau một cuộc chiến ngắn ngủi, người Tây Ban Nha đã đầu hàng, và Cuba đã chuẩn bị cho một lễ ăn mừng vĩ đại cho độc lập của họ.
Nhưng chỉ trước khi lễ ăn mừng đó được tổ chức, người Mỹ tuyên bố rằng họ đã đổi ý, rằng Luật bổ sung Teller đã được thông qua trong một lúc bồng bột và rằng một nền độc lập cho người Cuba thật sự không phải là một ý tưởng tốt, cho nên quân Mỹ đã không rút về. Họ tiếp tục đóng ởCuba thêm một vài thập niên nữa, cai trị nước này trực tiếp bằng những sĩ quan của quân đội Mỹ, và sau đó, trong một thời gian, bằng những nhà độc tài địa phương.
Bây giờ, ta nhảy tới đoạn năm 1959. Đó là khi cuộc cách mạng của Fidel Castro thành công. Castro về từ vùng đồi núi và đọc bài diễn văn đầu tiên với tư cách là người lãnh đạo của cuộc cách mạng, ở Santiago. Trong diễn văn đó, ông nói,‘Lần này tôi hứa với các bạn là nó sẽ không giống năm 1898 nữa, khi mà người Mỹ nhảy vào và tự đưa họ lên làm chủ nhân của đất nước chúng ta’.
Lúc đó, bất kỳ người Mỹ nào có đọc được diễn văn đó đều phải cảm thấy khó hiểu. Thứ nhất là, họ có lẽ không có ký ức gì về chuyện đã xảy ra năm 1898, thứ hai, họ sẽ tự hỏi, ‘Một sự kiện xảy ra 60 năm về trước lại có thể dính dáng gì đến cuộc cách mạng ởCubahôm nay?’ Điều mà người Mỹ không nhận ra hay không hiểu được là sự uất hận từ những vụ can thiệp của Mỹ đã in sâu vào tim óc của người dân các nước đó và có ngày nó sẽ bùng nổ mãnh liệt.
- AMY GOODMAN: Bây giờ, những thứ thấy được trước mắt, ở Iraq, là vai trò quan trọng của truyền thông trong tất cả những biến động xảy ra. Không chỉ là chuyện chính quyền Mỹ có lẽ đang bảo vệ những tập đoàn tư bản Mỹ. Trở lại Cuba, vai trò của truyền thông lúc đó là gì?
- STEPHEN KINZER: Báo chí đã đóng một vai trò rất đáng hổ thẹn trong diễn tiến dẫn tới chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ.Người Mỹ chưa bao giờ có cảm tình với sự cai trị của Tây Ban Nha ở Cuba, nhưng không có gì ồn ào cả cho đến khi báo chí, vì bị lôi cuốn vào một cuộc tranh giành số lượng phát hành, đã quyết định nắm bắt lấy cơ hội lên án sự tàn bạo, như họ gọi, của sự cai trị bởi thực dân TBN trong năm 1898 để từ đó đã làm cho người Mỹ phát điên lên.
Đến đây, có một khía cạnh rất quan trọng trong cuộc vận động báo chí cho Cubamà tôi thấy thường được lặp đi lặp theo định kỳ xuyên suốt trong lịch sử Mỹ, đó là, chúng ta không bao giờ thích tấn công chung chung một chế độ. Chúng ta thích nhắm vào một cá nhân nào đó. Người Mỹ thích có một ác nhân, một người cụ thể nào đó là hình tượng của tất cả những sự ác độc và chuyên chế trong cái chế độ mà chúng ta muốn công kích. Chúng ta đã làm chuyện này với Khomeini, với Castro, với Qaddafi, và nhiều nhân vật khác nữa qua suốt chiều dài lịch sử.
Với trường hợp của chiến tranh Tây Ban Nha -Mỹ, thoạt đầu chúng ta nghĩ nên biến nhà vua Tây Ban Nha thành con quỉ đó, nhưng mà lúc đó Tây Ban Nha không có vua. Chỉ có nữ hoàng, nhưng thực ra lại là một công chúa nước Áo, cho nên chuyện đó cũng không thực hiện được. Người nhiếp chính, con bà ta, lại chỉ là một đứa trẻ 12 tuổi, nên cũng không được nốt. Thế nên, chúng ta tập trung vào một viên tướng, người chỉ huy lính Tây Ban Nha ở Cuba, Tướng Weyler, và trong một thời gian, Weyler đã được nghĩ tới như hình ảnh thu nhỏ của tất cả những tàn bạo thể xác mà chúng ta qui lỗi cho thực dân Tây Ban Nha.
Chúng ta thấy khuôn mẫu này được tiếp tục xuất hiện cho đến ngay thời bây giờ, chúng ta vẫn luôn tìm kiếm một cá nhân để chĩa mũi dùi vào. Ý tưởng đằng sau việc này là vì chúng ta nghĩ rằng trạng thái tự nhiên của tất cả mọi người trên thế giới là có được dân chủ kiểu Mỹ và là bạn với Mỹ. Nếu nước họ không phải là vậy thì có nghĩa là chỉ có một người hay một nhóm người nhỏ xíu nào đó ngăn cản người dân đi theo con đường tự nhiên mà họ muốn, và nếu chúng ta chỉ cần loại bỏ cá nhân duy nhất hay nhóm người nhỏ xíu đó, người dân nước đó sẽ trở lại trạng thái bình thường của tất cả con người trên trái đất, đó là mong muốn có được hệ thống chính quyền, chính trị, kinh tế kiểu Mỹ và ôm lấy nước Mỹ.
- AMY GOODMAN: William Randolph Hearst, ông ta có phải là một nhân vật chủ chốt lúc đó?
- STEPHEN KINZER: Hearst là một nhân vật quyết định, là người rất thông minh nhận ra rằng ông ta có thể đẩy số lượng phát hành của báo ông ta lên mạnh mẽ nếu ông ta đánh vào những vấn đề có thể kích thích tinh thần yêu nước cực đoan bằng cách chĩa mũi dùi vào nước ngoài như thể họ đang tìm cách phá hoại nước Mỹ vậy. Có một dòng chảy ngầm mà chúng ta vẫn tiếp tục cảm thấy trong hiện tại, đó là nhiều người trong chúng ta luôn nhìn thế giới theo kiểu Hobbes (triết gia người Anh và nhà lý thuyết chính trị), rằng có những nguy hiểm khủng khiếp ở mọi nơi, và việc quan trọng mà nước Mỹ phải làm là phải ra ngoài tấn công chỗ này chỗ nọ trước khi những đe dọa đó lan tràn tới Mỹ. Clausewitz, người mà tôi đọc rất nhiều trong khi nghiên cứu viết sách, có dùng một nhóm từ rất hay để diễn tả tâm lý này. Ông ta gọi đó là, ‘tự đâm đầu vào chỗ chết vì nỗi sợ chết’. Chúng ta quá sợ hãi với những chuyện có thể xảy ra cho mình đến nỗi chúng ta phải chủ động ra ngoài tiến hành những kế hoạch này nọ, nhưng thực tế là những biện pháp phủ đầu đó sẽ tạo ra chính những hậu quả mà bạn sợ sẽ xảy ra lúc đầu nếu bạn không làm những chuyện đó.
- AMY GOODMAN: Ông có thể nói về John Foster Dulles, ông ta là ai, vai trò của ông ta trong những cuộc can thiệp này, như Guatemala, và ngay trước đó, Iran?
- STEPHEN KINZER: Một trong những thứ mà tôi làm trong cuốn sách này nhưng chưa từng động đến trong những cuốn sách trước đó là tập trung rất nhiều vào Dulles. Tôi thật tình tin rằng Dulles là một trong những nhân vật chủ chốt đã kiến tạo nửa sau thế kỷ 20, và tôi đã dành một khoảng thời gian để cố gắng phân tích con người này để tìm ra lý do tại sao ông ta đã đóng vai trò đó. Đầu tiên, Dulles sống qua phần lớn cuộc đời trưởng thành là một trong những luật sư đắt giá và thành công nhất nước Mỹ làm việc cho các tập đoàn tư bản, như United Fruit, International Nickel và đủ loại các khối tư bản tài nguyên trên khắp thế giới. Nên cách nhìn của ông ta đối với thế giới tất cả là lợi nhuận kinh tế. Ông ta nghĩ rằng chính sách của Mỹ trên trường quốc tế nên được hướng tới mục đích bảo vệ những tập đoàn của Mỹ.
Dulles cũng xuất thân từ một gia đình đạo giáo. Ông ta là một người sùng đạo sâu sắc. Bố ông ta là một người thuyết giáo. Ông nội ông ta từng là một nhà truyền giáo ở Ấn Độ, và điều này tạo cho ông ta một khuynh hướng nữa, là điều rất quan trọng trong thời đại mà người Mỹ tiến hành thay đổi chính thể nước khác. Vì có sự cảm nhận về nhiệm vụ tôn giáo này, niềm tin rằng nước Mỹ đã được ban phước bằng sự giàu có và nền dân chủ, chúng ta đã, không chỉ là quyền, mà có lẽ là cả sự bắt buộc mà Thượng đế ban tặng phải đến những nước khác và chia sẻ những lợi ích mà chúng ta đang có với họ, đặc biệt là những nước mà có lẽ chưa phát triển tới một mức độ nhất định để nhận ra được họ muốn có bao nhiêu từ hệ thống chính trị của chúng ta. Và như thế cách nhìn của Dulles đối với thế giới là hoàn toàn chỉ có trắng và đen.
Ông ta thấy rằng lúc đó, một âm mưu của cộng sản trên khắp thế giới đang không ngừng phá hoại nước Mỹ. Thí dụ, ông ta chống lại tất cả trao đổi văn hóa với bất kỳ nước cộng sản nào. Ông ta đã cố gắng trong nhiều năm không cho phóng viên thăm Trung Quốc. Ông ta chống gặp gỡ thượng đỉnh dưới mọi hình thức. Ông ta không muốn thỏa thuận với những nước cộng sản trên bất kỳ chủ đề nào, vì ông ta nghĩ rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng chỉ là một mánh khóe để dụ nước Mỹ mất cảnh giác.
Và khi Iran quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu hỏa, khi Guatemala cố gắng giới hạn hoạt động của United Fruit Company, Dulles không thấy những hành động trên là phản ánh nguyện vọng của người dân ở những nước đó muốn kiểm soát tài nguyên của chính họ, mà lại thấy rằng đó là những hành động chống đối Mỹ, chắc chắn là đã bị giật dây bởi Kremlin, nơi có một mục đích lớn hơn không chỉ đơn giản là làm phiền một công ty Mỹ. Những hành động đó chỉ là khởi đầu cho một cuộc tấn công người Mỹ.
Đến đây, một trong những câu hỏi đặt ra trong cuốn sách của tôi là: Tại sao chúng ta lại phán đoán sai lầm một cách thảm hại về những phong trào yêu nước trong những nước đang phát triển, như Iran, Guatemala và sau đó là Chile?Tại sao chúng ta lại diễn giải chúng là bộ phận của một âm mưu quốc tế mà lịch sử đã chứng minh sau đó rằng chúng không phải là như vậy?
Tôi nghĩ lý do là những nhà chính trị và ngoại giao Mỹ khi học tập nghiên cứu lịch sử ngoại giao thì họ thực sự đã nghiên cứu lịch sử của ngoại giao Châu Âu. Châu Âu là cái rốn của vũ trụ đối với chúng ta. Những nhà chính trị và ngoại giao của chúng ta rất thành thạo về truyền thống chính trị Châu Âu. Họ quen thuộc với việc liên kết đồng minh chính trị và chiến tranh chinh phục, và việc thế lực lớn lợi dụng thế lực nhỏ một cách bí mật cho lợi ích riêng của họ,những nguyện vọng của người nghèo ở những nước nghèo muốn kiểm soát tài nguyên thiên nhiên của chính họ chưa từng là một bộ phận trong lịch sử Châu Âu. Đó không phải là một hội chứng mà người Mỹ nghiên cứu Châu Âu quen thuộc, và điều đó, cùng với trực giác mong muốn bảo vệ những công ty Mỹ đã khiến họ đánh giá sai những phong trào quốc gia và diễn giải sai lầm chúng là bộ phận của một âm mưu toàn cầu muốn phá hoại nước Mỹ.
- AMY GOODMAN: Hoặc có lẽ họ chẳng cần quan tâm. Họ chỉ cần biết tới những công ty Mỹ, như trường hợp Guatemala, United Fruit có thể tự do thao túng.
- STEPHEN KINZER: Tôi nghĩ nó đã trở thành ý thức mà những công ty đó phải biết cái gì là tốt nhất cho nước Mỹ khi họ hoạt động trong những nước đó, nhưng thêm vào đó, chúng ta đã tự thuyết phục chính mình rằng một chính quyền đã làm phiền công ty Mỹ thì nhất định là cũng đang làm phiền và đàn áp người dân của họ, và đây là một lý lẽ mà tôi nghĩ rằng đã được ghép chặt vào tâm trí của người Mỹ. Bà biết rằng người chúng ta rất có lòng thương, và người Mỹ không thích nghe được chuyện có người đang chịu khổ ở một xứ sở xa xôi nào đó. Những lãnh đạo Mỹ muốn can thiệp vào các nước đó vì những lý do rất đê tiện, hiểu được chuyện này, và họ dùng động cơ này, họ lợi dụng lòng trắc ẩn của người Mỹ để giành được sự ủng hộ cho những hành động can thiệp của họ.
- AMY GOODMAN: Thế cái gì đã nuôi dưỡng sự tức giận ở Iran hôm nay, cảm tưởng của người Iran đối với người Mỹ, đặt căn bản trên cuộc đảo chính mà Mỹ có dính líu đến năm 1953.
- STEPHEN KINZER: Hôm nay chúng ta khó có thể dùng chữ ‘Iran’ và ‘dân chủ’ trong cùng một câu, nhưng sự thật Iran đã là một nền dân chủ hoạt động và phát triển trong cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950. Vì Iran quốc hữu hóa ngành dầu hỏa, hơn là để cho nó tiếp tục bị khai thác bởi người ngoài, nên nước này đã trở thành mục tiêu cho sự can thiệp của nước ngoài, và Mỹ đã lật đổ nền dân chủ này vào mùa hè năm 1953.
Và chúng ta đã đặt Shah lên ngai vàng. Ông ta cai trị trong 25 năm với sự trấn áp ngày càng tăng. Sự trấn áp này đã gây ra sự bùng nổ cuối thập niên 1970, cuộc cách mạng Hồi Giáo. Cuộc cách mạng đó đã đưa một nhóm giáo sĩ cực đoan chống Mỹ lên nắm chính quyền. Họ bắt đầu chế độ đó bằng việc bắt nhân viên sứ quán Mỹ làm con tin, và sau đó trải qua 25 năm làm bất cứ chuyện gì có thể, đôi khi rất bạo lực, để phá hoại lợi ích của người Mỹ trên thế giới, và đó là chế độ mà bây giờ chúng ta phải đụng độ trong một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng về vấn đề hạt nhân.
Nếu chúng ta không nhúng tay vào năm 1953 và đè bẹp nền dân chủ của Iran, chúng ta có thể đã có một nền dân chủ lớn mạnh giữa vùng Hồi Giáo Trung Đông. Khó có thể tưởng tượng được rằng Trung Đông sẽ khác hiện nay như thế nào. Chế độ hiện tại ở Iran đã không thể sinh ra, và cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay đã không thành hình. Đây là một thí dụ rất tuyệt về việc như thế nào mà sự can thiệp của chúng ta cuối cùng sẽ đẫn tới sự hình thành một chế độ tệ hơn nhiều so với chế độ chúng ta tiến hành lật đổ lúc đầu.
Bây giờ, bà nghĩ người Iransẽ phản ứng thế nào khi người Mỹ chỉ vào họ và nói rằng, ‘Các người là một thể chế bạo ngược, là một chế độ độc tài tàn bạo. Các người nên có một nền dân chủ, một chế độ tự do’? Họ sẽ trả lời, ‘Chúng tôi đã từng có một nền dân chủ ở đây, cho đến khi các người đến và lật đổ nó’. Nước Mỹ ngày nay có vài điều than phiền chính đáng đối với chính quyềnIran, nhưng chúng ta phải hiểu rằng ngườiIran cũng có một số điều phàn nàn rất chính đáng ngược lại, và đó nên là một sự nhìn nhận căn bản để dẫn hai bên đến những cuộc đàm phán ở thời điểm này.
DIEHARD CAT

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.