Đó là vịnh Bengal, là Chernobyl trước và sau vụ nổ hạt nhân, cánh đồng tôm tại Việt Nam, núi lửa…. Những hình ảnh bạn xem bên dưới được trích ra từ 150 hình ảnh trong cuốn sách “Earth from Space” (Trái Đất nhìn từ không gian) của tác giá Yann Arthus-Bertrand.
Đập nước Itaipu, biên giới Brazil-Paraguay: Đây là một đập ngăn nước nổi tiếng trải dài trên diện tích 1350km vuông dọc biên giới Brazil và Paraguay. Nó có nhiệm vụ ngăn nước vào bên trong, nơi dành cho phát triển nông nghiệp.
Sundurbans, phía Tây Bengal/Bangladesh, Ấn Độ: Vùng Sundurbans ở vịnh Bengal nổi tiếng với những cây đước, nó bao phủ một diện tích khoảng 10 ngàn cây số vuông. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật phong phú gồm các loài rái cá lông mềm, 260 loài chim, hươu, lợn rừng, cua kéo đàn… Ngoài ra còn một số loài đang lâm vào trạng thái tuyệt chủng như cá sấu, trăn Ấn Độ hay hổ Bengal.
Núi lửa Taranaki, New Zealand: Một hình ảnh rất rõ nét về các khu vực khác nhau của núi lửa Taranaki thuộc công viên quốc gia Egmont. Chúng ta có thể thấy rõ miệng núi, sườn núi lửa và các khu vực xung quanh. Vòng tròn này có bán kính 9,6km, với chiều cao núi lửa là 2518 mét và đã không hoạt động kể từ năm 1755.
Núi Hoggar, Algeria: Núi Hoggar nằm phía nam của Algeria, thuộc địa phận tỉnh Tamanrasset. Nó bao gồm đá núi lửa, các dòng chảy của dung nham và những núi lửa đã tắt. Một trong số đó có chiều cao lên tới 3000 mét.
Châu thổ sông Ebro, Tây Ban Nha: Ebro là con sông dài hơn 900km ở Tây Ban Nha, đổ ra Địa Trung hải và tạo thành một vùng châu thổ sông Ebro. Phù sa phong phú và hệ thống kênh rạch nơi đây dùng để tưới tiêu cho các đồng ruộng lúa với sản phẩm là loại gạo hạt tròn rất nổi tiếng (bomba rice).
Sa mạc Ordos, Trung Quốc: Sa mạc Ordos bao gồm thảo nguyên và sa mạc trên một diện tích 90 ngàn km vuông. Đất đai nơi đây rất khô cằn vì không có sông Hoàng Hà chảy qua.
Florida Keys: Đây là một quần đảo với hơn 1000 đảo lớn nhỏ và san hô. Một số đảo nhỏ nơi đây chưa có người ở và bị bao phủ bởi cây đước, một số đôi khi bị nhấn chìm bởi các cơn bão, một phần là do sự ấm lên toàn cầu. Ngoài ra, hệ sinh thái bị phân mảnh cũng đang đe dọa hơn 250 loài chim nơi đây.
Đỉnh Everest, Nepal: Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao 8848 mét, lần đâu bị con người chinh phục năm 1953.
Dasht-e Kavir, Iran: Đây là hình ảnh về hai sa mạc lớn của Iran bao phủ hầu hết cao nguyên trung tâm nước này. Sa mạc cát này có chiều dài 800km và rộng 300km, nó được biết nhiều nhờ những đầm lầy cát hay còn gọi là “Kavir”.
Bạc Liêu, Việt Nam: Châu thổ sông Mê kông tập trung nhiều vùng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các trại nuôi tôm. Tuy nhiên, các trại nuôi tôm cá này đang làm ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng từ khí nito, sử dụng các chất kháng khuẩn, hormone và những chất độc hại khác.
Mỏ Chuquicamata, Chile: Đây là khu mỏ lộ thiên rộng 2km, dài 3km và sâu 800m, một trong những mỏ lớn nhất thế giới về trữ lượng đồng. Những vụ nổ mìn và xe mỏ đã tạo ra những đám mây độc hại cho sức khỏe của con người. Tất cả thợ mỏ nơi đây chỉ được phép làm việc trong vòng 3 năm và đều có nguy cơ mắc ung thư phổi.