ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tiền Thật Sự Từ Đâu Ra?
Saturday, December 28, 2013 4:58
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1EQVl0cnY1dkVCVS9VcjY1S1JCUHVuSS9BQUFBQUFBQUxCQS9zTUNkMXJiNmUyYy9zNjQwL0pPUmFFQ0txVDhhUWFvM3pPOHJOX21vbmV5LmpwZw==
Có thể nói trong một câu ngắn gọn; tiền được tạo ra từ không khí.
“Nó là một quá trình mà ngay cả cho đến ngày hôm nay chỉ một số ít bankers hiểu được.” - Milton Friedman (Nobel kinh tế 1976) [4]

Bạn muốn kiếm tiền? Bạn muốn có thật nhiều tiền?

Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi nguồn gốc của tiền từ đâu mà ra? Tiền được tạo ra như thế nào? Bản chất của tiền là gì? Ai thật sự kiểm soát nó? Bạn đã từng đọc những bài viết khác có nói về vấn đề này nhưng chẳng hiểu gì hết? Bài viết này hy vọng sẽ chiếu rọi được ánh sáng vào những nơi còn tối tăm mù mịt. Hầu hết chúng ta dành ra cả đời để kiếm tiền mà không hiểu được chúng ta đang thật sự đang làm gì. Đây là một bài viết khá chi tiết, có thể bạn sẽ không đọc hết được trong một lần, tôi khuyến khích bạn lưu lại ở một nơi nào đó để có thể đọc và hiểu hết được mọi chi tiết trong bài. Trong bài này tôi sẽ chỉ đề cập đến nguyên nhân cốt lõi. Bài sau tôi sẽ nói về những giải pháp.

Bạn không cần phải là một tiến sĩ hay một sinh viên chuyên ngành kinh tế mới có thể theo dõi được những gì được trình bày dưới đây. Vì về cơ bản, những nguyên tắc mấu chốt về sự vận hành của đồng tiền rất đơn giản và tất cả mọi người ai cũng có thể hiểu rõ, và cần phải hiểu rõ, vì đây là vấn đề quan trọng nhất trong đời sống của tất cả mọi người, thay vì lo về những chuyện thứ yếu như ai bị cướp, giết, hiếp, hot girl để lộ vòng một, tông xe, nghệ sĩ nào đang ly dị, ai là gay, ai mới mua xe khủng, cắt tóc kiểu gì cho đẹp, ai đang có thai, ăn gì, mặc gì, xem gì…
“Tôi e rằng những công dân bình thường có lẽ sẽ hiếm khi có cơ hội được biết rằng ngân hàng có thể tạo ra tiền và sẽ tạo ra tiền. Ngân hàng là bộ phận kiểm soát những món nợ của quốc gia dưới sự điều hành của những chính sách nhà nước, họ nắm trong lòng bàn tay định mệnh của nhân dân.”
- Reginald McKenna (cựu chủ tịch hội đồng Midlands Bank of England) [5]
những ngân hàng lớn nhất thế giới
những ngân hàng lớn nhất thế giới

Fractional Reserve Banking

Hay tạm dịch là Dự Trữ Tỷ Lệ là một phương thức hoạt động của các ngân hàng dùng để tạo ra tiền, đưa thêm tiền vào nền kinh tế. Phương thức hoạt động của nó như sau: ngân hàng sẽ giữ lại (dự trữ) một phần nhỏ (hiện tại tỷ lệ này ở Hoa Kỳ là 0%-10%. Tỉ lệ ở Việt Nam là từ 0%-7%) số tiền mà khách hàng gửi vào (deposits). Tổng số tiền một ngân hàng dự trữ gồm có số tiền mà nó dự trữ từ deposits của khách hàng cộng với số tiền mà chính ngân hàng đó deposit vào ngân hàng trung ương/ngân hàng nhà nước. Số tiền còn lại sẽ được dùng để đầu tư hoặc gửi đến những nơi nào có nhu cầu vay tiền. [1][2][3]
Hầu hết số tiền này sẽ được tiếp tục bỏ vào những ngân hàng khác (hoặc chính nó) để tiếp tục tạo ra thêm tiền mới. Vì bản chất này, nguy cơ về việc tất cả mọi người đều cùng một lúc muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng là một khả năng có thể xảy ra, ví dụ như có chiến tranh, bạo loạn, kinh tế sụp đổ… Khi đó số tiền ít ỏi mà các ngân hàng đang dự trữ sẽ không đủ để trả lại cho khách hàng. Để bảo đảm chuyện này, chính quyền của hầu hết các quốc gia đưa ra những quy định với mục đích quản chế và kiểm soát các ngân hàng, cung cấp bảo hiểm, và sẽ đứng ra làm người chịu trách nhiệm cuối cùng. Trong hầu hết tất cả các quốc gia, ngân hàng trung ương (hay một cơ quan thẩm quyền tiền tệ nào khác) sẽ đưa ra một tỉ lệ “dự trữ bắt buộc”, và những tỉ lệ khác. Tỉ lệ này giới hạn tổng số tiền mới sẽ được tạo ra, và để bảo đảm rằng nó sẽ có đủ số tiền dự trữ để có thể cung ứng các yêu cầu rút tiền.[1]
Fractional Reserve Banking hiện đang là phương thức hoạt động tiền tệ của tất cả mọi quốc qua trên thế giới. [1]

Ví dụ

Trong ví dụ này chúng ta sẽ xem qua một tình huống giả định rằng có một số tiền là 100 đô la sẽ được gửi vào ngân hàng, tỉ lệ dự trữ bắt buộc trong ví dụ này sẽ là 20% (trong thực tế thì con số này thấp hơn gấp nhiều lần, khoảng 0%-3%), số tiền này sẽ được cho vay lại 10 lần (gửi vào-cho vay, gửi vào-cho vay….). Cuối cùng tổng số tiền tạo ra được trong quá trình này sẽ là 500 đô la.

Giải thích

Đọc bảng ví dụ từ trên xuống dưới, trái qua phải.
tỷ lệ dự trữ
Fractional_reserve_banking_20percent_100base
Giới hạn giãn nở của 100 đô la với tỉ lệ dự trữ 20%
Chúng ta có thể thấy, mặc dù số tiền ban đầu chỉ là 100 đô la, nhưng sau quá trình cho vay được lặp đi lặp lại nhiều lần, tiền mới được tạo ra thêm, giãn nở, cho tới một giới hạn cuối cùng. Khi tỉ lệ dự trữ là 20% thì tổng số tiền bỏ vào tối đa ở mức 500 đô la, tổng số tiền có thể được tạo ra thêm tối đa ở mức 400 đô la. Ví dụ trên chỉ giả định ở con số 100 đô la với tỉ lệ dự trữ là 20%. Nhưng trên thực tế hãy tưởng tượng tới 1 tỉ đô la, 1000 tỉ đô la, được nhân lên với tỉ lệ dự trữ thì con số nó khủng khiếp như thế nào. Tất cả số tiền khổng lồ được đưa thêm vào vòng luân chuyển đó được tạo ra từ không khí, một cách hợp pháp, đều dựa vào cơ chế Dự Trữ Tỷ Lệ này.
tiền được tạo ra như thế nào
Còn đây là ví dụ bằng hình ảnh trường hợp 1000 đô la.
tỷ lệ dự trữ
Biểu đồ mức độ giãn nở của đồng tiền với của các tỉ lệ dự trữ khác nhau

Về cơ bản, số tiền mới được đưa vào kinh tế là nhờ vào những khoản nợ.

Hay có thể nói ngắn gọn, tiền là nợ; nguồn gốc của tiền là nợ. Khi những khoản nợ này được trả hết, số tiền đó sẽ bị tiêu hủy. Nếu không bị tiêu hủy, lạm phát là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu tiền là một cái bong bóng thì nợ chính là hơi bơm căng cho nó. Video clip dưới đây đơn giản hóa và mô tả quá trình tiền được tạo ra và hủy đi.

Cơ chế hoạt động tiền tệ này về mặt lý thuyết nghe có vẻ cũng tạm ổn, nếu và chỉ nếu TẤT CẢ những khoản nợ trong tương lai sẽ được thanh toán sòng phẳng. Nhưng điều này chắc chắn là không đúng với thực tế. Khi có trường hợp đó xảy ra thì sao? Một người vay quá mức số tiền họ có thể trả, hoặc họ bị phá sản… vậy thì món nợ đó sẽ được lấp đi như thế nào? Câu trả lời đơn giản, mượn thêm nợ! Hay trong tiếng Việt có câu “giật gấu vá vai”, lấy đầu này đắp đầu kia kéo dài cơn hấp hối.

Ví dụ kể trên là chưa kể đến vấn đề quan trọng nhất, lãi suất.

Ngân hàng kiếm được tiền lời dựa trên sự phân phát ra những đồng tiền mới từ không khí. Nếu không có lãi suất, toàn bộ quá trình trên có thể trở về vị trí ban đầu của nó (với điều kiện tất cả nợ đều được trả đủ), nhưng nếu đưa thêm lãi suất vào phương trình, bỗng nhiên chúng ta sẽ không có đủ tiền để trả những món nợ nữa.
Tài nguyên của trái đất là có hạn, sản phẩm và dịch vụ con người có thể làm ra cũng không bao giờ có thể bắt kịp được tốc độ tiền được đưa vào lưu thông. Con người mỗi ngày mỗi ngày vẫn cứ tiếp tục lao động chỉ để giữ cho cái chế độ khỏi sụp đổ.
Chúng ta tưởng rằng khi chúng ta trả dứt những món nợ của mình chúng ta sẽ có thêm được nhiều tiền để tiêu xài, vì không còn phải lo trả nợ nữa. Điều này đúng phần nào. Nhưng nếu tất cả mọi người ai cũng trả hết nợ, đơn giản là sẽ không còn tiền trong vòng luân chuyển nữa. Nói cách khác, không nợ = không tiền.
“Đó chính là bản chất của hệ thống tiền tệ. Nếu không có những khoản nợ trong hệ thống, sẽ không có một đồng tiền nào.” Marriner S. Eccles (Chairperson and Governor of the Federal Reserve Board)
“Tôi thấy choáng khi nghĩ đến nó. Chúng ta hoàn toàn dựa vào những ngân hàng thương mại. Phải có ai đó đi vay tất cả số tiền mà chúng ta đang có, dù là tiền mặt hay tín dụng. Nếu ngân hàng tạo ra đủ một lượng tiền ảo, chúng ta có tiền; nếu không, chúng ta chết đói. Chúng ta hoàn toàn tuyệt đối không có được một hệ thống bền vững. Khi một người nhìn rõ được toàn bộ bức ảnh, bi kịch hoang đường của tình trạng vô vọng của chúng ta là gần như không thể tin được, nhưng nó vẫn đang ở đó.” - Robert H. Hemphill, Credit Manager Federal Reserve Bank, Atlanta, Georgia. [6]

Nguồn:

3. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam – Chính Sách Tiền Tệ – Dự Trữ Bắt Buộc

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.