ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Về lòng biết ơn và mối quan hệ sòng phẳng giữa nhà nước và nhân dân
Saturday, December 7, 2013 10:02
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy10M0sxd09fbUpoNC9VcU5UU0l1LUZMSS9BQUFBQUFBQUtYMC81WU1pb29LNFpyQS9zMzIwL2ltZy5waHAuanBn
Photo: Public domain

Chúng ta hãy hiểu rằng hành vi biết ơn, hay ghi công gì đấy chỉ nên được dành cho những người đã làm gì đó tốt đẹp cho mình mà mình đã không phải trả công lại cho họ lúc họ thực hiện điều đó và điều đó là một chiều. Ví dụ: Biết ơn bố mẹ, ông bà là điều bình thường, vì họ đã ban cho mình những điều quý báu nhất: cuộc sống, ăn học, vật chất từ nhỏ đến lớn – họ tự nguyện thực hiện những điều đó mà không cần và không nhận đền đáp từ mình một chút nào trong suốt quá trình mình thừa hưởng thành quả của họ. Cũng như không có công cụ bạo lực bắt buộc hay cưỡng chế ta phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng lại. Thế nên Cha mẹ mình thì mình không chỉ tôn vinh mà thậm chí xưng tụng, thờ-bái-vái-lạy cũng chẳng vấn đề gì, vì họ nuôi mình không cần điều kiện, THƯƠNG mình KHÔNG CẦN mình làm gì cho họ.


Còn với vua chúa, chính phủ thì khác. Vua chúa, chính phủ chỉ đơn thuần là một nhóm người cung cấp một số dịch vụ chuyên biệt cho người dân dựa trên tiền thuế mà người dân bị BUỘC phải đóng góp. Nếu không đóng góp thì sẽ bị cưỡng chế BẮT BUỘC phải đóng góp. Mối quan hệ này không hề có “ơn nghĩa” hay “công lao” gì ở đây cả. Chiếu theo ý nghĩa hiện đại của public policy, đây chỉ đơn thuần là một “hợp đồng” (hay đúng hơn là một “khế ước xã hội” – social contract – vì nó không mang tính tự nguyện như hợp đồng / khế ước thông thường) giữa chính phủ và người dân, thông qua đó người dân trả tiền thuế cho chính phủ thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận tương ứng của mình.Đây là một mối quan hệ rất sòng phẳng theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Không ai nợ ai cái gì ở đây cả.

B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1tN2I5V1lzb05ETS9VcU5UU1JWSDJFSS9BQUFBQUFBQUtYNC9NbTYtRnJIeWdrQS9zNDAwL3R1bWJscl9td3FjazJNcmlCMXFtOGFiOG8xXzUwMC5qcGc=
Photo: Peppermint Sunshine

Bởi ta nói, vua chúa thì lấy tiền thuế (bắt ép phải đóng bất kể dân có muốn hay không, cũng chẳng thông qua trưng cầu dân ý, “dân chủ” gì sất), và khi họ cần thí luôn sinh mạng của dân để hoàn thành mục tiêu của họ, sinh mạng người dân đôi khi nó giống như con tốt thí mạng trong tay họ vậy thì “ghi công”, “tôn vinh” nỗi gì?

Đọc đến đây nếu các bạn vẫn còn ngoan cố ca bài ca có điệp khúc sau :
– Nếu không có chính phủ, ai bảo vệ người dân khỏi giặc nội-ngoại xâm?
- Nếu không có chính phủ, ai bảo vệ người dân khỏi bọn trộm, cướp, hiếp, giết?
- Nếu không có chính phủ ai,ai làm công trình này, dự án kia, làm cái nọ, làm cái kia?
- Không có chính phủ thì người dân sẽ bị bla bla bla bla?
Thì xin thưa với các bạn, nếu đã sống nửa đời người, đầu đội trời chân đạp cứt mà chỉ để hỏi câu “Nếu không có chính phủ… thì sẽ thế này thế kia…” thì tại sao không ráng hỏi thêm câu hỏi “Nếu không có dân và tiền thuế của dân, thì chính phủ sẽ làm được cái tích sự gì như đã kể trên…” nếu không hỏi thêm câu này thì thật uổng phí luôn nửa đời người còn lại.

Bonus thêm: Việc một chính phủ bảo vệ người dân khỏi giặc nội-ngoại xâm, trấn áp tội phạm, đánh đuổi giặc ngoại xâm, hay dàn xếp những xung đột trong dân chúng (thông qua tòa án) nó chính xác chỉ đơn thuần là biểu hiện của khế ước xã hội (social contract) này và nó cũng chính là nghĩa vụ bắt buộc của chính phủ phải thực hiện nhiệm vụ/nghĩa vụ tương ứng trong cái hợp đồng có tên Social Contract, chấm hết! Không có ơn nghĩa chi hết!

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.