(Sức khỏe) – Mái tóc cũng phần nào tiết lộ sức khỏe của cơ thể chúng ta. Cùng kiểm chứng xem mái tóc đang “cố” nói lên điều gì về sức khỏe của bạn nhé!
Màu tóc nói gì về cơ địa mỗi người
Mái tóc màu nâu sậm: Đây là màu tóc khá phổ biến ở các nước Á Đông, chỉ đứng sau màu tóc đen một chút. Phụ nữ có tóc màu nâu sậm dễ nghiện thuốc lá hơn những chị em tóc vàng. Một điều may mắn cho chị em tóc nâu sậm là họ ít bị ảnh hưởng bởi tia nắng mặt trời, da khó bị sạm hơn và tỉ lệ ung thư da thấp hơn. Phụ nữ tóc màu nâu sậm cũng có trạng thái tinh thần thoái mái, hiếm khi bị stress và các vấn đề về tâm thần.
Mái tóc đen: Về cơ bản, người mang tóc tự nhiên màu đen có các đặc điểm sức khỏe giống những cô gái tóc nâu sậm tới 80%. Những khác biệt nho nhỏ là người tóc đen không có nguy cơ nghiện thuốc cao cũng như có sức đề kháng tốt hơn các màu tóc khác.
Mái tóc màu vàng: Những cô gái tóc vàng có làn da dễ bị tổn thương nhất, các nhà khoa học cho biết những người có mái tóc vàng thường nhạy cảm với ánh nắng, tế bào da của họ cũng rất yếu và dễ bị tổn thương do các yếu tố môi trường. Ngược lại với những người tóc màu nâu hoặc đen, người có tóc màu vàng thường bị stress và căng thẳng thần kinh. Nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy, nếu bạn có màu tóc này, bạn sẽ dễ bị các bệnh về mắt và khi về già có nguy cơ bì mù rất cao.
Mái tóc có sắc hung đỏ: Phụ nữ tóc đỏ nằm trong danh sách người dễ bị mắc chứng Parkinson nhất. các nhà khoa học chỉ ra rằng người có mái tóc đỏ thường có tỉ lệ mắc chứng Parkinson cao hơn người thường tới 50%. Ngoài ra, những chị em có màu tóc này cũng nhạy cảm với các cơn đâu hơn người khác. Từ việc đứt tay đến nhổ răng họ đều sẽ trải qua cảm giác đau nhiều hơn. Những cô nàng tóc đỏ cũng dễ cảm thấy lo lắng, hồi hộp hơn những phụ nữ khác.
Tình trạng tóc nói lên tình trạng sức khỏe
Tóc khô, mỏng, thiếu sức sống
Có nhiều yếu tố dẫn tới việc tóc khô, trong đó có nhuộm tóc, sấy tóc hay đi bơi quá nhiều ở hồ bơi chứa clo. Một số người cho rằng tóc nhìn mỏng đi là do rụng nhiều, nhưng nguyên nhân có thể là do tóc thay đổi cấu trúc và trở nên mảnh hơn.
Tóc mỏng đi trong thấy nếu bạn thiếu sắt hoặc protein, phổ biến với những người bị rối loạn ăn uống. Đó là bởi tình trạng thiếu dinh dưỡng đã buộc cơ thể phải bảo tồn lượng protein bằng cách hạn chế sự mọc tóc. Và do nhiều tóc rụng đi mà không có thay thế nên bạn sẽ thấy sự mỏng đi nhanh chóng trong vai tháng. Bệnh về tuyến giáp cũng có thể gây rụng tóc. Một khi bệnh đã được kiểm soát thì tóc sẽ mọc trở lại
Da đầu có vảy hoặc những mảng cứng, thường bắt đầu ở đường chân tóc
Da đầu đóng một lớp vảy cứng dày có thể là dấu hiệu của bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến là bệnh thông thường nhất trong số tất cả các bệnh tự miễn, xảy ra khi các tế bào da phát triển quá nhanh chóng.
Nếu bị các bệnh tự miễn, bạn có nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Ngược lại, nếu phát hiện ra mình bị vảy nến, bạn nên đề phòng việc mình mắc những bệnh khác. Có tới 30% những người bị vảy nến mắc bệnh viêm khớp vảy nến – một căn bệnh làm các khớp bị sưng tấy, gây đau đớn.
Tóc thưa dần
Bình thường tóc bạn rụng khoảng 100 – 150 sợi tóc mỗi ngày. Tuy nhiên, sau khi gội đầu mà nhận thấy nhiều tóc rụng bán vào lược, khăn lau hay tóc rụng thành từng đám thì đó là dấu hiệu đáng lo ngại. Một nguyên nhân thông thường của hiện tượng này là do căng thẳng tâm lý, thường xảy ra sau khi li hôn hay mất việc… Một nguyên nhân khác là lên cơn sốt do cúm hay bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng khiến tóc mỏng hoặc rụng đột ngột. Các chuyên gia cho rằng tóc rụng nhiều là dấu hiệu cảnh báo ban đầu của việc bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể.
Bị hói, sau đó thường xuyên rụng tóc cả đầu
Cả phụ nữ lẫn nam giới đều có thể bị rụng tóc do androgen. Nguyên nhân gây ra bệnh thường là sự thay đổi hormone giới tính. Ở phụ nữ, một dẫn xuất của testosterone thường là “thủ phạm” làm co rút và cuối cùng giết chết nang tóc. “Kiểu rụng tóc này thường di truyền và sẽ duy trì vĩnh viễn nếu không được điều trị bằng thuốc” – Larry Sahpiro – chuyên gia cấy ghép tóc cho biết.
Tóc khô, giòn và dễ gãy
Nếu sáng dậy, nhìn thấy các sợi tóc bám trên gối thì đó thường là do tóc bạn bị gãy chứ không phải bị rụng khỏi nang tóc. Hiện tượng tóc gãy thường xảy ra do tóc trở nên giòn dưới tác động của hóa chất (ép, nhuộm, uốn).
Tuy nhiên cũng có một số bệnh khiến tóc giòn và dễ gãy như hội chứng Cushing – một chứng rối loạn tuyến thượng thận làm hormone cortisol bị sản xuất quá nhiều. Bệnh giảm năng tuyến cận giáp – căn bệnh xảy ra do di truyền hoặc do tuyến cận giáp bị tổn thương khi phẫu thuật đầu và cổ cũng có thể khiến tóc và dễ gãy.
Tóc rụng thành từng cụm nhỏ
Phản ứng miễn nhiễm của cơ thể làm ảnh hưởng tới các nang tóc, khiến nó teo lại và tóc rụng thành từng cụm nhỏ. Các chuyên gia gọi kiểu tóc rụng tóc nay là rụng tóc mảng. Bệnh rụng tóc mảng có thể gây rụng lông mày hoặc lông mi – một triệu chứng phân biệt bệnh này với các kiểu rụng tóc khác.
Bệnh tiểu dường cũng có thể gây ra kiểu rụng tóc này ở một số người. Trong những ca bệnh nặng, bệnh nhân có thể rụng hết tóc trên đầu hoặc thậm chí là rụng hết lông trên người.
Những vảy màu vàng trên tóc và vảy ngứa trên da dầu
Đó là những dấu hiện của bệnh viêm da tiết bã nhờn. Đây là một bệnh viêm da đầu nãm tính, khiến da đầu có những vảy ngứa, thường xảy ra ở vùng da dầu.
Căn bệnh này thường xảy ra cũng lúc với nhiễm nấm – bệnh phát tác do sự tăng trưởng quá nhanh của nấm men (thường xuất hiện trên da và da đầu). Lợi dụng lúc da bị kích thích, loại nấm men Pityrosporum ovale tác động và làm cho da bị sưng tấy nhiều hơn nữa.
Có một cách để phân biệt viêm da tiết bã nhờn với chứng da khô. Trong trường hợp da khô thì thường xuất hiện vảy da khô giữa lông mày và 2 bên cánh mũi. Ngoài ra, viêm da tiết bã nhờn thường là bệnh theo mùa, bùng phát vào mùa đông và biến mất vào mùa hè. Căn bệnh cũng có thể phát sinh khi bị căng thẳng.
Tóc hoa râm
Các chuyên gia cho rằng tóc chuyển hoa râm hay bạc chủ yếu là do di truyền. Tuy nhiên, có nhà nghiên cứu đồng ý với quan điểm căng thẳng cũng gây ra hiện tượng tóc hoa râm. Căng thẳng có thể kích hoạt phản ứng dây chuyền làm xáo trộn việc chuyển tải sắc tố melanin – sắc tố quyết định màu tự nhiên của tóc. Sau khi nghiên cứu vai trò của các hormone được sản xuất khi chúng ta bị stress, các nhà khoa học phát hiện các hormone này có thể ức chế tín hiệu ra lệnh cho nang tóc hấp thu sắc tố melanin.
Ngoài ra, có ý kiến cho rằng việc bị chấn thương hay rơi vào trạng thái căng thẳng có thể khiến tóc tạm thời ngừng mọc và chuyển vào giai đoạn “nghỉ”. Khi các nang tóc “thức dậy”, rất nhiều tóc sẽ mọc cùng một lúc, khiến một phần tóc đổi màu xám.
2014-01-12 21:55:00
Nguồn: http://phunutoday.vn/suc-khoe/bat-benh-suc-khoe-qua-mai-toc-39081.html