ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khoahocvadoisong
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bóng bay nhiễm độc có thể gây mù mắt, điếc tai, ung thư
Friday, January 24, 2014 20:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


[Xã hội, 31/1/2014] – Hầu hết các loại bóng bay trên thị trường hiện nay đều rất độc cho trẻ nhỏ khi thổi, ngậm, mút hay cầm tay. Nguy hiểm nhất là những chất này có thể gây bệnh.

Bóng bay là món đồ chơi rẻ tiền và vô cùng hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Dường như càng về những ngày giáp tết, món đồ chơi này lại “sốt” hơn bao giờ hết. Không khó để tìm mua món đồ chơi này ở bất kì một quầy tạp hóa, một cửa hàng bán đồ chơi, siêu thị hay nhà sách nào.

Với đủ màu sắc và hình dáng ngộ nghĩnh, những quả bóng bay khiến cho những đứa trẻ vô cùng thích thú. Tuy nhiên, ẩn sau nó là một hiểm họa khôn lường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, mà không phải bậc cha mẹ nào cũng biết. 

Nguyên liệu cần nhất để làm nên những quả bóng bay là mủ cao su còn lỏng. Mủ cao su lỏng có màu trắng đặc như sữa và được giữ lỏng nhờ có trộn sẵn chất Amninaque. Ngoài ra, nhà sản xuất còn sử dụng các chất khác như: Bột talc (bột hoạt thạch), phẩm màu, benzene, chlorure de soufre.

Khuôn làm bóng bay bằng gỗ hay kim loại như nhôm đồng, có hình tròn, dài, bầu dục, xoắn dài, trái tim… để tạo hình cho bóng. Muốn bóng không dính vào nhau, người ta dùng bột nhẹ rắc lên.

Phẩm màu cũng được sử dụng nhằm tăng màu sắc cho bóng bay. Các chất màu này đều sử dụng bột màu công nghiệp và chứa các chất kim loại độc hại như màu đỏ có chất chì, màu xanh và vàng có chất crom…

Đa số nhuộm màu của bóng bay không cần phải bền màu, cho nên việc nhuộm sơ bên ngoài là chính. Để bóng bay có những lớp màu như: xanh, đỏ, tím, vàng… người sản xuất nhúng bóng vào dung dịch màu.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Dung dịch màu đó không phải là màu thực phẩm. Màu dùng ở đây là màu dành cho ngành công nghiệp như: ngành in, ngành nhuộm. Chất màu này phần lớn là các hợp chất mạch vòng nên rất độc. Trẻ nhỏ khi ngậm, mút, thổi bóng bay tiếp xúc trực tiếp với bột màu rất độc này”.

Trong quá trình sản xuất bóng bay, nhà sản xuất buộc phải sử dụng thêm một số chất phụ gia bao gồm các hóa chất như chất lưu hóa, chất xúc tác, chất dẻo hóa, chất chống ôxy hóa, các chất tạo màu công nghiệp…

Do đó, hầu hết các loại bóng bay trên thị trường hiện nay đều rất độc khi cho trẻ nhỏ thổi, ngậm, mút hay cầm tay. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và tinh thần chưa hoàn chỉnh của trẻ. Nguy hiểm nhất là những chất này còn có thể gây ung thư.

Trong quá trình trẻ chơi bóng bay, với những trẻ ở lứa tuổi dưới 2 tuổi, khi bóng bay vỡ, phát ra tiếng nổ mạnh có thể khiến trẻ điếc tai, gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần trẻ. Bên cạnh đó, trường hợp bóng bay nổ vào mắt sẽ gây tổn thương tới mắt của trẻ.

Ngoài ra, xuất hiện nhiều trường hợp trẻ bị hóc do nuốt phải bóng bay khi chơi. Đây cũng là một trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Nếu không được cứu chữa kịp thời có thể khiến trẻ nghẹt thở, dẫn tới tử vong.

Theo khuyến cáo của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, các bậc cha mẹ cần có sự kiểm soát khi cho trẻ chơi bóng bay. Đặc biệt, không nên cho trẻ ngậm, mút, hay thổi bóng bay. Phương pháp an toàn là dùng dụng cụ thổi bóng để thổi. Ngoài ra, không nên thổi bóng quá căng, sẽ làm bóng dễ bị vỡ gây nguy hiểm cho trẻ.

Nguồn Kiến Thức
http://xahoi.com.vn/kinh-doanh/thi-truong-tieu-dung/Bong-bay-nhiem-doc-co-the-gay-mu-mat-diec-tai-ung-thu-126425.html, 31/1/2014

3 bố con bị bỏng vì bóng bay phát nổ

(Dân trí, 18/1/2014) – Cả chùm bóng bay gần 30 quả đã đồng loạt phát nổ khi anh N.V.N (40 tuổi, Long Biên, Hà Nội) dùng bật lửa để đốt dây dù buộc chùm bóng bay khiến anh N cùng 2 con nhỏ và một người cháu bị bỏng phải nhập viện.

Tai nạn xảy ra hôm16/1 khiến anh N và 3 cháu nhỏ đều phải nhập viện. Anh N cho biết, cả gia đình đi ăn cưới ở nhà hàng và mang về chùm bóng bay trang trí tại đám cưới cho trẻ con chơi. Cả chùm đều là bóng được bơm khí hydro.

Cầm chùm bóng gần 30 quả trên tay, bọn trẻ xin bóng chơi, anh N dùng tay dứt bóng nhưng không được bởi dây buộc bóng dai, vướng vào nhau không thể rút ra, vì thế anh N đã dùng bật lửa để đốt dây buộc. “Quả bóng đầu tiên tôi dùng bật lửa đốt dây không bị sao, nên tiếp tục dùng lửa đốt quả thứ hai để lấy bóng cho trẻ chơi thì cả chùm bóng phát nổ”, anh N nhớ lại.

Cả chùm gần 30 quả đồng loạt phát nổ khiến anh, hai con và một người cháu bị bỏng, sau khi sơ cứu cả 4 được chuyển tới khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh-pôn (Hà Nội) điều trị với các vết bỏng ở mặt, cổ, tai và hai bàn tay. Rất may là vết bỏng không sâu.

Bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh-pôn cho biết, những tai nạn bỏng do bóng bay như trên không phải hiếm gặp. Tại khoa Bỏng mỗi năm tiếp nhận vài chục ca liên quan đến bỏng do phát nổ bóng bay. Đáng nói, những tai nạn thường gây hậu quả với con nhỏ vì trẻ em thích chơi bóng. Bởi bóng được bơm khí hydro cho bay lên, khi có lửa chạm vào quả bóng dù chỉ là đầu thuốc lá chạm vào cũng khiến khí khí hydro thoát ra kết hợp với khí oxy gây nổ, tạo sức ép khiến cả chùm bóng nổ theo.

Vì thế, mọi người cần phải rất cẩn trọng với bóng bay được bơm khí hydro, tránh tra việc tiếc xúc với lửa, nguồn điện.

Tú Anh

Filed under: Độc hại – đồ nhựa

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.