ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Bóng hồng’ gốc Việt kể chuyện 20 làm đặc vụ FBI
Tuesday, January 28, 2014 18:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sinh ra ở Việt Nam, Meyung Robson (được gọi bằng cái tên Việt Nam rất thân mật là Mỹ Dung) đã giành danh hiệu Miss Saigon khi đang là sinh viên năm thứ nhất ngành Luật. Con đường đưa một phụ nữ xinh đẹp trở thành đặc vụ FBI bắt đầu từ năm 1975 khi chị cùng gia đình sang Mỹ định cư.

Trong 20 năm làm nhân viên đặc nhiệm FBI, Meyung Robson vinh dự là một trong những cảnh sát đặc nhiệm FBI có công lớn trong việc truy bắt những tên tội phạm nằm trong danh sách 10 kẻ bị truy nã gắt gao nhất. Hai tên này gây án tại Mỹ và quay về Việt Nam, Thái Lan lẩn trốn.

Sinh ra ở Việt Nam, Meyung Robson (được gọi bằng cái tên Việt Nam rất thân mật là Mỹ Dung) đã giành danh hiệu Miss Saigon khi đang là sinh viên năm thứ nhất ngành Luật. Con đường đưa một người phụ nữ xinh đẹp trở thành đặc vụ FBI bắt đầu vào một ngày đầu năm 1975 khi chị cùng gia đình sang Mỹ định cư.

‘Bóng hồng’ gốc Việt kể chuyện 20 làm đặc vụ FBI - Ảnh 1

Meyung Robson

Bông hồng gốc Việt trong “tổ chức thép”

Sau khi theo gia đình sang Mỹ định cư, Meyung Robson theo học ngành Luật ở Đại học New York tại Stony Brook. Trong một chương trình nghiên cứu, Meyung Robson tình cờ quen biết một nhân viên FBI. Trong những lần trò chuyện, Meyung Robson phát hiện bản thân có niềm đam mê với công việc của một nhân viên FBI.

Với khả năng và sự uy tín của mình, một thời gian sau đó, Meyung Robson đã nộp đơn tình nguyện xin được dịch tài liệu cho tổ chức này.

Công việc có sức cuốn hút mãnh liệt nên chị quyết định gửi hồ sơ xin gia nhập FBI, dù biết cơ hội rất mong manh. Bởi thời kỳ đó, phụ nữ không thích hợp để trở thành đặc vụ FBI, nhất lại là một phụ nữ ngoại quốc. Nhưng Meyung Robson quyết không từ bỏ niềm đam mê.

Từ khi gửi hồ sơ đi, cứ mỗi sáng thứ Hai hàng tuần, chị đều gọi điện đến Washington chỉ để hỏi: “Hồ sơ của tôi đã được duyệt chưa?”. Thậm chí, vì quá sốt ruột, chị còn viết thư cho giám đốc FBI thời đó là ông William Sessions với đề nghị: “Hãy nhận tôi!”. Chị kiên trì tới 3 năm rưỡi mới được chấp nhận hồ sơ.

Ban đầu, Meyung Robson ứng cử vào vị trí phiên dịch viên cho FBI, với mong muốn giúp đỡ những người Việt còn chưa thành thạo về ngôn ngữ tại Mỹ có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với luật pháp nước này.

Sau một thời gian hoàn thành xuất sắc công việc, lãnh đạo của tổ chức FBI quyết định bổ nhiệm Meyung Robson vào đội đặc nhiệm. Vinh dự trở thành người gốc Việt đầu tiên làm đặc vụ FBI, nhưng cũng từ đó, Meyung ý thức được những chông gai, thậm chí có cả sự đánh đổi, mất mát vô cùng lớn mà chị phải đối mặt.

Ngoài niềm đam mê, lý do chính mà chị muốn tham gia vào công việc nguy hiểm này bởi chị muốn có mặt trong một tổ chức của chính phủ Hoa Kỳ để giúp những người Việt Nam tị nạn ở Hoa Kỳ khi họ gặp phải những khó khăn về luật pháp.

Cũng giống như những tân nhân viên FBI khác, Meyung Robson phải trải qua khoá đào tạo 16 tuần khắc nghiệt ở Học viện FBI (Quantico, tiểu bang Virginia).

Học viên được tuyển chọn phải trải qua một khóa huấn luyện gồm 4 chương trình chính: pháp luật (các phần liên quan đến hoạt động bắt giữ và buộc tội), đào tạo đặc biệt (các phương pháp theo dõi và kỹ thuật thẩm vấn…), bắn súng và luyện tập thể lực.

Một trong những bài test khắc nghiệt nhất với Meyung Robson là vượt qua 8.000 vòng lửa. Đối với một phụ nữ, đó thực sự là một thử thách cam go bởi vừa phải kề súng bên người, vừa phải vượt qua vòng lửa mà không được để mình bị thương.

Với phần đào tạo bắn súng, chị phải tham gia học bắn trong phòng, trên không, trong bóng tối, trong sương mù, trên băng tuyết… Trong suốt khóa học, mỗi học viên như chị phải tiêu tốn từ 3.000 đến 5.000 băng đạn các loại.

Sau thời gian đào tạo, Meyung Robson bước vào nghề bằng những cuộc truy lùng tội phạm triền miên, đầy rẫy nguy hiểm. Đặc vụ Meyung Robson được giao nhiệm vụ chủ yếu ở khu vực châu Á, với tư cách là một nhà ngoại giao của FBI.

Meyung Robson nói: “Làm đặc vụ của FBI phải thường xuyên đối mặt với rủi ro, thậm chí cả hy sinh tính mạng. Trong trường hợp ra nước ngoài truy lùng tội phạm thì những nguy hiểm còn tăng hơn nhiều.

Chính lòng can đảm, sự tỉ mỉ, cẩn thận, linh hoạt, nhạy bén và được đào tạo chuyên nghiệp đã giúp tôi thành công. Ngoài ra, một phần nhờ cái vẻ yếu đuối bên ngoài của một phụ nữ châu Á đã khiến bọn tội phạm mất cảnh giác”.

Những chiến tích xuất sắc

20 năm lăn lộn với nghề, Meyung Robson được ghi nhận là một nữ đặc vụ xuất sắc nhất của FBI và là một trong những người đầu tiên làm cầu nối cho việc hợp tác giữa FBI và cảnh sát Việt Nam.

Meyung Robson là một trong những cảnh sát đặc nhiệm FBI được ghi công bắt những tên tội phạm nằm trong danh sách 10 kẻ bị truy nã gắt gao nhất. Riêng cái tên Meyung Robson được ghi chiến tích trong 2 vụ phá án. Đối tượng thứ nhất tên Nguyễn Thành Thắng, người Việt Nam.

Nguyễn Thành Thắng phạm tội giết ông chủ của mình ở New York, sau đó trốn về Việt Nam. Lúc ấy là thập niên 80, 90, nhiều người cho rằng nếu đã trốn về Việt Nam thì không phải sợ nữa. Bởi vì FBI không có những ký kết dẫn độ tội phạm với Việt Nam và nếu tội phạm khi ở Việt Nam thì cũng khó bị tìm kiếm.

Lúc ấy, cấp trên của Meyung Robson đang làm việc tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bangkok. Trong vụ mới này, cấp trên đã giao nhiệm vụ cho chị khẩn trương về Việt Nam, phối hợp với lực lượng cảnh sát Interpol Việt Nam truy bắt đối tượng. Chị Meyung Robson lập tức liên lạc điện đàm từ Minapolis qua Bangkok, rồi về Việt Nam.

Cựu điệp viên Mỹ Dung hiện tại đang hạnh phúc và yên bình bên con gái với nhà hàng chuyên món ăn Việt Nam

Được lực lượng Công an Việt Nam cho biết, thời gian này (cuối năm 1997) tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu xuất hiện một doanh nhân Việt kiều giàu có, nhưng hồ sơ lý lịch, nhiều hành vi của người này có nhiều điểm đáng ngờ. Theo suy đoán của Meyung Robson rất có thể đây là người mà FBI đang truy nã, là đối tượng tổ chức đang cần bắt giữ.

Bởi theo kinh nghiệm của Meyung Robson, đối tượng Nguyễn Thành Thắng đã biết dùng chiêu thức tinh vi đào thoát khỏi đất Mỹ, thì với số vốn sau những năm làm thuê, y rất có thể tiếp tục ngụy trang kỹ lưỡng bằng vỏ bọc doanh nhân Việt kiều giàu có.

Vì thế Meyung Robson phối hợp với lực lượng cảnh sát Interpol Việt Nam âm thầm theo dõi mọi động cơ của nghi phạm. Ngày 5/1/1998, Công an tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp với Văn phòng Interpol Việt Nam và đặc vụ Meyung Robson bắt giữ Nguyễn Thành Thắng trong sự ngỡ ngàng của chính y.Qua kênh hợp tác Interpol tại Việt Nam, Nguyễn Thành Thắng được chuyển giao cho FBI trên cơ sở hợp tác có đi có lại giữa hai bên để điều tra, xử lý theo pháp luật Hoa Kỳ.

Còn trường hợp thứ hai là một đối tượng phạm tội xâm hại trẻ em cũng nằm trong danh sách 10 kẻ bị FBI truy nã gắt gao. Đối tượng này đã bị bắt ở Bangkok. Tuy nhiên, tòa án Bangkok đã cho đối tượng này tại ngoại hầu tra nhưng bị giữ hộ chiếu.

Là một kẻ lắm mưu mô, biết việc làm giả giấy tờ ở Bangkok dễ dàng, nên ngay sau khi ra khỏi tòa án, y nhanh chóng lập lên kế hoạch “đổi xác” hoàn hảo. Y làm giấy tờ giả và phẫu thuật toàn bộ khuôn mặt để lẩn trốn.

2 năm sau, lúc đặc vụ Meyung Robson đang làm cho Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bangkok thì nhận được nguồn tin từ tổ chức báo rằng, đối tượng này có thể đang lẩn trốn ở Bangkok. Tổ chức giao nhiệm vụ cho đặc vụ Meyung Robson phối hợp với lực lượng Cảnh sát Interpol Thái Lan bắt đối tượng.

Ngay sau đó, đặc vụ Meyung Robson cùng các trinh sát đồng loạt tỏa đi xác minh những địa điểm nghi ngờ đối tượng có thể đang “tá túc” tại đó. Họ phải kiên trì bám địa bàn, theo dõi chặt chẽ diễn biến sự việc, hoạt động của đối tượng này. Bất kể lúc nào, ở đâu, hễ có tin báo là họ lên đường dò tìm.

Trong quá trình lẩn trốn ở Bangkok, để qua mắt được lực lượng cảnh sát và không để người khác nhận ra mình, đối tượng đã để tóc dài, tiêm hóc-môn nữ giới, tiêm botox căng da mặt. Chính vì điều này mà các trinh sát tầm nã đã gặp vô vàn khó khăn trong việc xác minh anh ta.

Mặc dù biết có đối tượng như thế đang lẩn trốn ở Bangkok, thậm chí trong thời gian trốn truy nã y còn quấy rối tình dục các cô gái đi đường. Vậy nhưng khi so sánh người thật với đối tượng đang truy nã như trong ảnh thì chẳng ai có dám khẳng định đó là một.

Do vậy, đặc vụ Meyung Robson đã mất nhiều công sức, cùng phối hợp với lực lượng Cảnh sát Interpol Thái Lan, Cảnh sát Bangkok để nhờ xác minh đối tượng rõ ràng hơn.

Khi nhận được thông tin, thời gian gần đây, có một gã bệnh hoạn người ngoại quốc thường xuất hiện ở khu “phố đèn đỏ” Patpong, đội của Meyung Robson khẩn trương khép dần vòng vây quanh đối tượng. Dường như y có linh tính đang gặp nguy hiểm, nên đã vạch kế hoạch xuất cảnh khỏi Thái Lan và liên tục thay đổi chỗ ở. 

Ngay sau khi nhận thông tin, Văn phòng Interpol Thái Lan đã phối hợp, đề nghị Cục Xuất Nhập cảnh xác minh, làm rõ, đồng thời có biện pháp để đối tượng không thể xuất cảnh sang nước khác. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chưa đến 24 tiếng đồng hồ sau, y bị bắt.

Làm việc cho sở FBI tại sứ quán Hoa Kỳ ở Bangkok 5 năm, Meyung Robson về hưu và quyết định ở lại Thái Lan sinh sống cùng với hai con. Chọn một vị trí khá đẹp và lãng mạn trên đường phố Sukhumvit, Mỹ Dung và con gái Xuân Mai mở một nhà hàng chuyên các món ăn Việt Nam.

Mỗi khi có khách đến nhà hàng thưởng thức các món ăn và hỏi về nguồn cội, Mỹ Dung thường mỉm cười, đáp: “Tôi mang hộ chiếu Mỹ nhưng là người có tâm hồn thuần Việt”.

Quỳnh Chi

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.