ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khoahocvadoisong
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Điều trị ngáy không khó
Wednesday, January 1, 2014 5:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


[Tuổi trẻ, 8/8/2012] – Bệnh nhân khám và mổ chữa ngáy tại Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM ngày càng tăng. Chẳng hạn bà N.T.X.L. (64 tuổi, ở Q.7 TP.HCM) đến đây với lý do ngáy to đến mức ngủ ở tầng trệt nhưng những người ngủ cách mấy lầu vẫn nghe thấy tiếng ngáy.

Ngáy nhẹ cũng cần chữa

Bà L. bị béo phì, mắc bệnh cao huyết áp, hẹp mạch vành… Thấy bệnh ngáy của mình ngày càng ảnh hưởng đến nhiều người trong gia đình và chính bà cũng thấy mệt mỏi nên đã đến bệnh viện chữa bệnh. Sau khi khám, làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bà L. “ngủ ngáy, ngưng thở nhiều lần khi ngủ”. Các bác sĩ cũng tìm ra nguyên nhân gây bệnh ngáy cho bà L. là do hẹp eo họng. Bà L. được cắt amiđan, chỉnh hình họng, màn hầu. Sau phẫu thuật, bà L. thấy nhẹ nhõm vì đã chấm dứt tình trạng ngáy trong nhiều năm qua.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy, phó khoa nhi – tổng hợp Bệnh viện Tai mũi họng, cho biết trước đây bệnh nhân đến điều trị bệnh ngáy thường là đàn ông trên 40 tuổi, có thân hình to lớn, mập mạp, bụng phệ… nhưng gần đây các bác sĩ gặp nhiều người trẻ tuổi đến điều trị bệnh ngáy. Số lượng bệnh nhân đến khám và mổ ngáy tại Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM ngày càng cao.

Bác sĩ Thúy kể mới đây khoa nhi – tổng hợp tiếp nhận một cô gái hơn 20 tuổi, xinh đẹp, đến khám với lý do người thân trong gia đình phàn nàn đêm cô ngủ ngáy to quá. Cô muốn điều trị bệnh vì lo ngại không tốt cho việc lập gia đình sau này. Kết quả các xét nghiệm cho thấy cô chỉ ngáy đơn thuần, ngáy nhẹ nên các bác sĩ hướng dẫn những phương pháp tập luyện thông thường giúp cô giảm ngáy.

Theo bác sĩ Thúy, không phải bệnh nhân nào ngáy cũng phải phẫu thuật mà với bệnh nhân ngáy nhẹ chỉ cần điều trị bằng nội khoa và hướng dẫn cho bệnh nhân tập luyện. Bác sĩ sẽ khám xem bệnh nhân có bị viêm mũi dị ứng hay không. Nếu có sẽ chữa cho bệnh nhân khỏi nghẹt mũi, giảm tắc nghẽn đường hô hấp trên. Ngoài ra, sẽ cho bệnh nhân tập thổi bong bóng để trương lực cơ ở vùng hầu họng được cải thiện, làm bệnh nhân bớt ngáy. Những trường hợp này nếu không được khám, điều trị sớm bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn. Ngáy ở mức độ nặng hơn phải phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh nặng quá bệnh nhân cần được thở áp lực dương liên tục đến khi nào giảm ngáy mới được phẫu thuật. Khi đó, bệnh nhân sẽ vất vả, tốn nhiều chi phí vì để được thở áp lực dương liên tục bệnh nhân phải đến cơ sở y tế hoặc mua một bộ máy để thở.

Nhiều phương pháp điều trị

Trước đây, bệnh nhân ngáy thường được cho là do hẹp eo họng. Thực tế ngáy có nhiều nguyên nhân, có thể từ vùng mũi, vùng họng hay hạ họng. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ngáy như bệnh nhân có bệnh lý ở vùng mũi như vẹo vách ngăn, VA to, viêm xoang – polyp mũi, viêm mũi dị ứng; bệnh nhân có bất thường cấu trúc vùng họng như amiđan quá phát, lưỡi quá dày và tụt ra sau khi ngủ… Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh để điều trị.

Một xét nghiệm cần làm là đo đa ký giấc ngủ để ghi lại một loạt thông số sinh lý của con người trong khi ngủ nhằm chẩn đoán và đánh giá độ nặng của hội chứng ngưng thở khi ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác nhau. Để được đo đa ký giấc ngủ, bệnh nhân sẽ đến phòng đo và ngủ một đêm ở đó. Nhân viên y tế sẽ gắn những bộ phận nhận cảm lên một số vị trí trên cơ thể để ghi nhận những thông số của người bệnh như điện tim, điện mắt, điện não, độ bão hòa oxy/máu, tình trạng ngủ ngáy cũng như các cơn ngưng thở và các bất thường khác khi ngủ.

Đo đa ký giấc ngủ là xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không gây đau đớn. Từ kết quả đo đa ký giấc ngủ các bác sĩ sẽ biết được bệnh nhân mắc bệnh ngáy trong tình trạng nhẹ, trung bình hay nặng.

Xét nghiệm khác là nội soi vùng hầu họng khi ngủ với thuốc Midazolam, giúp đánh giá chính xác thành phần gây hẹp vùng họng trong lúc ngủ. Từ đó các bác sĩ sẽ lên chương trình điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Về phương pháp mổ thì hiện nay Bệnh viện Tai mũi họng áp dụng nhiều kỹ thuật mổ mới nhằm làm tối đa hóa hiệu quả phẫu thuật trên bệnh nhân.

Ngáy không là bệnh nặng, tuy nhiên nhiều người mắc bệnh ngáy đang ở độ tuổi lao động nên nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến công việc vì người bệnh luôn thấy buồn ngủ, mệt mỏi, khó tập trung trong công việc.

Về lâu dài, bệnh ngáy làm nặng thêm các bệnh trên những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa (béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu), bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hay cao huyết áp.

THÙY DƯƠNG

Bài 2. Bài tập đơn giản trị chứng ngủ ngáy

…. Sau đây là một số bài tập cơ vùng họng rất dễ thực hiện cho người bệnh:

  1. Mở miệng từ từ (càng to càng tốt) và ngậm chặt hai môi lại trong 5 giây. Bạn sẽ cảm thấy cơ vùng họng chuyển động. Thực hiện động tác này 5 phút mỗi ngày.
  2. Le lưỡi ra càng xa càng tốt và giữ yên như vậy trong 5 giây. Sau đó đẩy lưỡi sang phải rồi sang trái, càng xa càng tốt. Tiếp theo, cong lưỡi lên trên về phía mũi như ráng chạm được mũi (tất nhiên là không thể được), cuối cùng là cong lưỡi xuống dưới về phía cằm.

  3. Ngậm hai môi lại như bài 1 sau đó làm động tác như hút ống hút (kéo môi vào trong một ít) trong 5 giây. Lặp lại như vậy 5 lần.

  4. Ngậm chặt một cây viết chì giữa hai môi trong 5 phút.

  5. Mở miệng cười thật rộng (nói chữ “WHISKY”) và giữ như vậy trong 5 giây. Lặp lại động tác 6 lần.

  6. Chu miệng ra phía trước như sắp hôn ai đó. Giữ động tác trong 5 giây và lặp lại 6 lần.

  7. Lấy ngón tay đè vào cằm trong 5 phút.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Bích Huyên (chuyên Khoa Hô Hấp – BV Chợ Rẫy), cho biết: “Theo như các công trình nghiên cứu trên thế giới, sau 3 tháng bệnh nhân sẽ thấy được hiệu quả của bài tập này. Vòng cổ của những bệnh nhân béo phì sẽ giảm kích thước, cải thiện được triệu chứng ngáy, ngưng thở và buồn ngủ ban ngày. Nhưng phải đảm bảo điều kiện là bệnh nhân phải tập đúng 15 phút và đều đặn mỗi ngày nếu không sẽ chẳng có tác dụng gì mà bệnh thì ngày càng nặng hơn”.

Bên cạnh 7 bài tập vừa nêu trên còn một số bài tập khác như:

  • Ngồi thẳng và đưa hàm dưới thẳng ra trước tối đa (lấy hàm trên làm mốc).
  • Thả lỏng hàm dưới và lần lượt đưa hàm dưới tối đa sang hai bên.

  • Thổi bong bóng cũng làm cơ vùng họng phải hoạt động và săn chắc dần.

  • Tập hát để giúp thông khí. Nên hát các nguyên âm hay một số nốt như “la” và “si”.

  • Song song với việc thực hiện các bài tập này, tổ chức lại lối sống cũng là một việc không kém phần quan trọng mà chúng ta cần phải làm:
    - Nên ngủ tối thiểu 7 giờ/ngày;

    • Tránh hút thuốc; tránh uống thuốc ngủ, kháng sinh histamine và các loại thức uống có rượu trong vòng 4 giờ trước khi ngủ; nằm nghiêng khi ngủ; quay đầu giường lên cao 10cm (chú ý kê đầu giường lên cao, không phải nằm gối cao) và nên giảm cân.
  • Bệnh nhân còn có thể chữa trị bệnh này bằng thuốc giảm ngáy ASONOR, thuốc này giúp làm trơn và mềm màng nhầy mũi – họng, có tác dụng kéo dài trong 7 – 8 giờ và không có tác dụng phụ…

  • Một số dụng cụ mà các bạn có thể tự làm được chính là gối giảm ngáy, gối này có một phần lõm ở giữa vì như vậy gối giúp cho cằm hướng lên trên, hàm dưới đưa ra trước, đầu và cổ thẳng hàng với cột sống, làm cho đường thở được mở rộng. Còn có loại gối để phía sau lưng nhằm giữ bệnh nhân nằm nghiêng khi ngủ, không cho lưỡi rớt ra phía sau làm hẹp đường thở.

  • Ngáy và hội chứng ngưng thở lúc ngủ là những bệnh lý hoàn toàn mới đối với chúng ta, nên nhận thức về mức độ nguy hiểm của bệnh còn chưa cao. Thậm chí nhiều bệnh nhân vẫn chưa chấp nhận điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, cần có sự quan tâm và phối hợp tốt hơn giữa bệnh nhân và bác sĩ mới cải thiện được tình hình sức khỏe.

    Theo Phụ nữ online

    Bài 3. Ngáy và Hội chứng ngưng thở lúc ngủ

    Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý thiết yếu của con người, trung bình người bình thường cần 6-8 giờ ngủ trong một ngày hoặc ngủ chiếm khoảng 1/3 thời gian đời người. Ngủ được xem là một quá trình động liên quan đến sự tương tác phức tạp giữa não, các trung tâm tiềm thức và sự nghỉ ngơi của cơ thể, vì vậy rối loạn giấc ngủ rất có hại cho sức khỏe nói chung và cho công việc hằng ngày nói riêng.

    ngay-va-hoi-chung-ngung-tho-luc-ngu

    Bài 4. Ngáy to không đều, coi chừng ngưng thở lúc ngủ

    Bị vợ phàn nàn là ngáy quá to trong khi ngủ, ông Huy đến Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng TP HCM khám, được bác sĩ xác định ông không chỉ ngáy mà còn thường xuyên bị ngưng thở trong đêm.

    Để có được xác định này, tại phòng nghiên cứu, các bác sĩ sử dụng máy đa ký giấc ngủ để theo dõi tất cả hoạt động tim mạch, hô hấp, não, mắt. Ông Huy đeo thiết bị rồi nằm ngủ. Kết quả được máy tính ghi lại.

    Sau một đêm theo dõi, kết quả hiển thị theo dạng biểu đồ trên màn hình cho thấy, bệnh nhân 57 tuổi có nhiều lần ngưng thở. Trong những lần ngưng thở, nhịp tim cũng dao động bất thường.

    Phó giáo sư – Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội hô hấp TP HCM cho biết, hiện tượng ngưng hô hấp chỉ diễn ra vài giây, tuy không gây tắt thở nhưng khả năng tử vong đối với bệnh nhân này vẫn có thể xảy ra.

    Cũng theo bà Lan, nguyên nhân khiến bệnh nhân ngưng thở là do thể trạng thừa cân dẫn đến hội chứng giảm thông khí, tức đường thở bị chèn ép lúc ngủ gây ngạt.

    “Hiện tượng này khiến não và tim của bệnh nhân phải hoạt động một cách cật lực để vực dậy tình trạng ngưng thở. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân”, bác sĩ Lan nói.

    Một trường hợp khác, mắc chứng ngáy lớn, ngáy từng chập và khó thở, đến trung tâm được chẩn đoán đa ký giấc ngủ, bà Nguyễn Thị Rần, 60 tuổi, ngụ tại Tân Bình, cũng đồng thời biết mình đã suýt chết nhiều lần trong lúc ngủ. Theo bác sĩ, nguyên nhân khiến bà ngưng thở cũng do tình trạng béo phì dẫn đến hiện tượng giảm thông khí đường hô hấp.

    Theo các bác sĩ làm việc tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng TP HCM, mỗi tháng trung tâm này tiếp nhận hàng chục trường hợp tương tự.

    Không chỉ ở người lớn, trẻ béo phì cũng có nguy cơ bị hội chứng này. Được bố mẹ đưa đến trung tâm khám bởi chứng ngáy, gồng người và toát mồ hôi toàn thân khi ngủ, một bé trai 14 tuổi, nặng 91 kg, được xác định có hiện tượng ngưng thở vài giây trong khi ngủ.

    Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), thống kê cho thấy mỗi năm có hơn 200 bệnh nhân đến khám về vấn đề hô hấp và gần 90% trường hợp có liên quan đến hội chứng ngưng thở lúc ngủ.

    Tiến sĩ Tuyết Lan cho biết, tuy Việt Nam chưa có nghiên cứu để thống kê số lượng cụ thể, song căn cứ vào lượng bệnh nhân đến khám thì hiện có rất nhiều người mắc hội chứng này.

    “Khoảng 50% trường hợp mắc chứng ngưng thở là người có thể trạng béo phì. Đa số bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên”, bác sĩ Lan nói.

    Bác sĩ Nguyễn Xuân Bích Huyên, nguyên Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, triệu chứng thường thấy của những người mắc chứng ngưng thở lúc ngủ là ngáy to, ngáy không đều (lúc ngáy to, lúc ngưng hẳn) và đau đầu, buồn ngủ vào ban ngày.

    “Bệnh dễ khiến bệnh nhân bị cao huyết áp, lên cơn đau tim và tai biến mạch máu não do thiếu oxy máu. Chính vì nguy cơ này, những người thường xuyên bị ngáy trong lúc ngủ nên đi khám để được bác sĩ tư vấn”, bà Huyên nói.

    Cách chữa trị duy nhất đối với người có thể trạng béo phì, theo các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, là giảm cân. Ngoài ra để ngăn ngáy và ngưng thở khi ngủ, người bệnh nên nằm nghiêng.

    Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được phẫu thuật để mở rộng đường dẫn khí vùng họng hoặc thay đổi hình dạng, kích thước lưỡi gà, vòm khẩu mềm hay các mô chung quanh vùng họng.

    Cao Lâm

    Filed under: Bệnh hô hấp Tagged: Ngủ ngáy

    Tin nổi bật trong ngày
    Tin mới nhất

    Register

    Newsletter

    Email this story

    If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

    If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.