ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: phunutoday.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nguyên nhân và cách xử lý táo bón ở trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi
Thursday, January 16, 2014 1:24
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Làm Mẹ) – Nhiều trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị táo bón. Mẹ rất phân vân không biết nên xử lý tình trạng táo bón cho con như thế nào?

Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi và rất dễ phát hiện nhờ việc theo dõi tần suất đi tiêu của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón nếu trẻ đi đại tiện dưới 2 lần/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần/tuần với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần/tuần đối với trẻ lớn.

Nguyên nhân táo bón ở trẻ

Táo bón có dấu hiệu là phân khô và rắn hơn bình thường khiến việc đi tiêu của trẻ gặp khó khăn và trẻ bị đau rát và chảy máu khi đi tiêu. Nếu phân bị giữ lại mà không được đào thải khỏi cơ thể khiến trẻ bị đau vùng bụng và bỏ ăn. Tùy vào độ tuổi và chế độ ăn mà có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh bú mẹ chưa đủ

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ nhiều chất dinh dưỡng và thành phần chất xơ hòa tan hỗ trợ tốt cho đường ruột của bé. Tuy nhiên nhiều mẹ phân vân là mặc dù bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời nhưng bé lại bị táo bón.

Nhiều mẹ còn cho rằng do sữa mình quá nóng nên dẫn tới hiện tượng trên của con. Nhưng thực tế thì do chính cách cho con bú không đúng của mẹ đã khiến trẻ bị táo. Mẹ nên cho con bú đủ lượng sữa bé cần. Cách khắc phục đơn giản chỉ là cho bú nhiều hơn cả về số lần và thời gian mỗi lần bú.

Trong sữa mẹ có chứa hormone Motilin làm tăng nhu động ruột của bé, giúp phân của bé di chuyển dễ dàng hơn. Vì vậy việc đi tiêu của trẻ sơ sinh là khá dễ dàng vì sữa mẹ cũng dễ tiêu hóa hơn các loại thực phẩm khác.

Trẻ bị thiếu nước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều. Hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non nên rất dễ bị ảnh hưởng. Trẻ có thể bị táo bón do thiếu nước. Cơ thể của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của thời tiết hoặc chịu ảnh hưởng của tác động phụ do thuốc kháng sinh. 

táo bón

Ngoài ra chế độ ăn của trẻ hoặc của người mẹ ít nước, quá nhiều chất đạm, ít chất xơ và quả chín hay sữa uống quá đặc có thể khiến trẻ bị táo tón, thậm chí nếu người mẹ bị táo cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón hơn. Trẻ dùng sữa ngoài thường có khả năng bị táo bón cao hơn do sữa ngoài khó tiêu hóa hơn sữa mẹ.

Do tổn thương thực thể đường tiêu hóa

Mặc dù hiện tượng tổn thương thực thể đường tiêu hóa rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 5% nguyên nhân gây táo bón, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng đến trẻ. Ngoài ra các dị tật bẩm sinh như đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) sẽ khiến trẻ bị táo bón rất sớm, từ ngay sau khi sinh ra.

Khi bị táo bón, trẻ thường cảm thấy đau khi đi tiêu, hậu môn bị nứt hoặc co thắt khiến trẻ ngại đi tiêu từ trong tiềm thức, làm cho chất thải bị giữ lại lâu hơn trong ruột. Cơ thể bé sẽ hấp thụ nước lại từ phân làm cho phân thêm rắn và tình trạng táo bón của bé nặng thêm. Đó thực sự là một vòng luẩn quẩn.

Hậu quả táo bón ở trẻ sơ sinh

Mặc dù không nguy hiểm ngay nhưng táo bón nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như  ăn khó tiêu, nôn trớ, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng.

Khắc phục táo bón ở trẻ

Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: lúc này, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.

Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.

Trường hợp với trẻ dưới 1 tuổi bạn có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột. Với trẻ lớn thì tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu.

Khánh Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.