Về bản chất, mặt trời là một quả cầu lửa nóng rực luôn trong tình trạng hỗn loạn. Những vụ nổ plasma liên tiếp xảy ra trên bề mặt của nó, thổi vào không gian hàng tỷ luồng hạt tích điện. (Ảnh: NASA)
Một mạng lưới phức tạp, vô hình với mắt thường bao quanh mặt trời. Những vụ nổ do sự kết hợp giữa phân tử plasma nóng và lạnh tạo ra lớp vỏ bọc không bền vững xung quanh vầng thái dương. Vỏ bọc ấy thay đổi từng giờ. (Ảnh: NASA)
Gió mặt trời thoát khỏi vầng thái dương sau những vụ nổ plasma liên tục. Những hạt tích điện này sẽ lan tỏa ra không gian trước khi quét qua tất cả các hành tinh thuộc hệ mặt trời. Chúng đến trái đất khoảng 2 ngày sau đó. (Ảnh: NASA)
Những vụ nổ plasma trên tầng thượng quyển của mặt trời đẩy hàng tỷ tấn vật chất vào không gian. (Ảnh: NASA)
2 máy ảnh tia cực tím cùng chụp hình mặt trời trong một ngày. Những bức ảnh cho thấy vầng thái dương liên tục ném các hạt tích điện vào không gian. (Ảnh: NASA)
Vụ nổ plasma khủng khiếp trên bề mặt vầng thái dương ngày 4/1/2002. Màu trắng thể hiện những vùng nguy hiểm nhất của vụ nổ. (Ảnh: NASA)
Chu kỳ hoạt động của mặt trời kéo dài khoảng 11 năm. Khi đạt đỉnh của chu kỳ, số lượng vết đen trên mặt trời sẽ lớn hơn bình thường, tạo ra nhiều vụ nổ plasma hơn. (Ảnh: NASA)
Cận cảnh vụ phun trào của mặt trời. Các nhà khoa học ngạc nhiên khi phát hiện những đường xoắn ốc riêng biệt. Chúng bốc cao từ vụ nổ plasma trên tầng thượng quyển của ngôi sao này. (Ảnh: NASA)
2014-01-15 18:24:13
Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/giaitri/thu-vien-anh/51567_Nhung-anh-dep-ve-su-hon-loan-cua-mat-troi.aspx