ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Trái đắng’ từ Mùa xuân Arập
Sunday, February 16, 2014 17:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sau hơn hai năm, đến giờ này người ta mới hiểu ra rằng “Mùa xuân Arập” chẳng “hay ho” như họ đã từng nghĩ. Các tiến trình chuyển tiếp bắt khó khăn và bế tắc, bất ổn khiến nhiều nhà đầu tư rút lui, kinh tế lụn bại, nội chiến đẫm máu… dường như mới chỉ là những trái đắng đầu tiên của phong trào này.

B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1xYjdkMVVxRGZxRS9Vd0F3ZlpVaXQ3SS9BQUFBQUFBQUxtTS9xa0QzZmZRSXdEMC9zMTYwMC9BaStDYXAuanBn

Mùa xuân Arap đã không mang lại thứ gì tốt đẹp cho Ai Cập ngoài bạo loạn, bất ổn và tương lai phá sản nền kinh tế
Mới đây, tờ Le Figaro (Pháp) đã trích dẫn nhận định của Pascal Devaux, một chuyên gia của ngân hàng BNP Paribas, cho biết nguồn dữ trữ ngoại hối của Ai Cập đang rơi tự do xuống mức báo động đỏ, không đủ để sử dụng cho nhập khẩu trong 3 tháng liên tiếp. Nếu không có viện trợ của các nước láng giềng vùng Vịnh, chắc chắn Ai Cập sẽ bị đẩy xuống bờ vực phá sản. Khả năng tồn tại của kinh tế Ai Cập phụ thuộc vào việc giải ngân khoản 12 tỷ USD mà Arap Saudi, UAE và Kuwait đã cam kết cho vay. Nhưng kể cả khi được bàn giao suôn sẻ, các khoản viện trợ này cũng chỉ đủ để Cairo ngoi ngóp thêm khoảng từ 3 đến 6 tháng.

Tình hình trong nước bất ổn liên tục đã đẩy Ai Cập sâu vào vòng xoáy tiêu cực: đồng nội tệ mất giá 10% từ đầu năm đến nay, căng thẳng lạm phát gia tăng với chỉ số giá lương thực leo thang 50% trong vòng 3 năm, thâm hụt tài khoản vãng lai không có điểm dừng… Nguyên nhân là do xuất khẩu giảm vì sự chững lại của sản xuất công nghiệp và giá nhập khẩu tăng, nhất là dầu khí và các sản phẩm công nghiệp. Ai Cập hiện vẫn là nước nhập khẩu lúa mì hàng đầu và nhập khẩu ngô lớn thứ 5 trên thế giới. Một số liệu khác để minh chứng cho các khó khăn của Ai Cập là khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này từ 2008-2009 đến nay đã giảm 17 lần, từ 7 tỷ USD xuống 400 triệu USD.
Về tăng trưởng, nếu giai đoạn các năm 2000 – 2008, GDP của Ai Cập luôn được duy trì ở mức tăng trung bình 5% thì đến nay, “Mùa xuân Arập” đã khiến chỉ số này chậm lại còn khoảng 2%. Con số này quá thấp so với các thách thức về nghèo khổ và thất nghiệp đang ở phía trước đặc biệt là với giới thanh niên Ai Cập – những người đã rất háo hức và là động lực chính của “cuộc biến động 2011″. Một điểm đen khác không thể bỏ qua chính là lĩnh vực tài chính công. Thâm hụt ngân sách nhà nước hiện đã lên tới 13% GDP. Hơn 50% ngân sách được sử dụng để trợ cấp cho lĩnh vực năng lượng để bảo đảm xăng dầu phải được bán với giá rẻ, và đặc biệt để trả lãi suất cho khoản nợ công được coi là đã tăng thêm 30% kể từ hơn một năm nay.
Ai Cập, Tunisia, Libya, Syria… những nạn nhân của Mùa xuân Arap.
Mất khả năng tiếp cận các thị trường vốn quốc tế, Chính phủ Ai Cập buộc phải tìm cách trang trải bằng vay vốn từ các ngân hàng địa phương với tỷ lệ lãi suất rất cao. Để thoát khỏi khó khăn, Cairo chắc chắn sẽ phải nỗ lực nối lại đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFM) sau một thời gian dài bế tắc. Không dễ để chấp nhận nếu Chính phủ Ai Cập không áp dụng hàng loạt biện pháp “cải cách đau đớn” vốn rất dễ gây mất lòng dân. Được lòng dân hay lòng nhà cung cấp tín dụng quốc tế một lựa chọn rất khó khăn đối với Cairo.
Tunisia cũng có chung nhiều khó khăn với Ai Cập: các tài khoản ngoại tệ thâm hụt nặng nề, trợ cấp thái quá đối với nhiều lĩnh vực xã hội, hoạt động du lịch và đầu tư lao dốc không phanh. Dành 75% các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU), ngoài hệ lụy từ bất ổn thị trường, kinh tế Tunisia còn chịu hậu quả từ sự suy thoái của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), đặc biệt từ nhu cầu xuống mức tối thiểu của nhóm khách hàng truyền thống là các nước Địa Trung Hải.
Ông Emmanuel Comolet, chuyên gia kinh tế của Cơ quan phát triển Pháp (AFD), nói: “Trước hết, do thiếu nguồn đầu tư và một chính sách công nghiệp thực sự, Tunisia đã không thể cải thiện được chuỗi giá trị gia tăng. “Nhưng khác với Ai Cập, bất chấp bất trong nước liên miên, Tunisia vẫn thoát khỏi suy thoái năm 2011 nhờ nông nghiệp và thị trường nội địa. Chỉ có vấn đề là tỷ lệ tăng trưởng 4% vẫn chưa đủ để giúp Tunisia khắc phục các khó khăn mà sự thiếu ổn định trong nước gây nên.
Một điểm khác nữa là tháng Sáu vừa qua, Tunis đã có thể ký với IMF một kế hoạch viện trợ 1,7 tỷ USD thời hạn 3 năm, mục đích là hỗ trợ sau giai đoạn biến động. Đổi lại khoản viện trợ này, Tunis đã cam kết tiến hành một số cải cách, đặc biệt là tái cơ cấu các ngân hàng vốn dính nhiều nợ xấu của lĩnh vực du lịch, và xem xét lại hệ thống trợ cấp vốn quá kém và bất bình đẳng.
Trung Đông đang trải qua giai đoạn lịch sử đầy biến động: Nội chiến đẫm máu ở Syria; gia tăng sức mạnh của các thế lực Hồi giáo thông qua các cuộc bầu cử tự do; khủng hoảng kinh tế và chính trị trở nên trầm trọng hơn ở Ai Cập và Tunisia; bất ổn ngày một gia tăng ở Iraq; một tương lai hết sức mong manh đối với Lebanon và Jordan; mối đe dọa của chiến tranh từ chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran…Những hy vọng tươi sáng cho một Trung Đông mới dần dần tan biến. Tất cả những điều ấy được cho là hậu quả của “Mùa xuân Ả Rập”.
“Chúng ta sẽ vượt qua” – Niềm hy vọng cuối cùng của người dân các nước đang phải gánh chịu những “trái đắng” của Mùa xuân Arap.
Không thể phủ nhận ảnh hưởng của “Mùa xuân Ả Rập” là hết sức nặng nề. Trên thực tế, Lybia đã trở thành một đất nước đầy bất ổn dù người ta đã hạ sát được nhà lãnh đạo Gaddafi, Al-Qaeda tích cực hoạt động trở lại ở khắp nơi và không ai có thể đảm bảo rằng Afghanistan sẽ được yên ổn khi quân Mỹ và NATO rút khỏi đất nước này vào năm 2014.

Theo Joschke Fischer- cựu Phó Thủ tướng Đức thì tất cả các nước phương Tây đều có xu hướng mắc phải sai lầm liên tiếp. Khởi đầu cuộc cách mạng “Mùa xuân Arập”, phương Tây tin tưởng rằng công lý và tự do sẽ chiến thắng chế độ độc tài và tàn bạo. Tuy nhiên, lịch sử đã dạy cho họ một bài học ngược lại.

C.G
Theo INFONET
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.