1. Cột sáng
Gần đây, tại Cực Bắc xuất hiện những cột sáng rất lạ mắt, có thể xem đó là hiện tượng tự nhiên kỳ thú. Nguyên nhân tạo ra những cột sáng kỳ lạ này là do thời tiết băng giá tạo ra những tinh thể băng sương ở gần mặt đất, khi đó ánh sáng sẽ bị phản chiếu ngược lên tạo hình dạng như những cột sáng.
Những cột trụ sáng trên bầu trời xuất hiện trên mái dốc ở Ruka, Phần Lan (Ảnh Timo Newton-Syms/Flickr)
Những cột sáng ở Laramie, Wyoming, Mỹ, vào một đêm rất lạnh của tháng giêng. (Ảnh Christoph Geisler/Wikimedia Commons)
2. Dòng sông sét Catatumbo
Nhiều năm qua, tại vùng cửa sông Catatumbo ở Venezuela đã xuất hiện rất nhiều những tia sét. Người dân bản địa thường gọi nơi đây với tên “Con sông lửa của trời”. Hồi cuối năm ngoái, sách kỷ lục Guinness ghi nhận đây là nơi có mật độ sấm sét lớn nhất trên thế giới
Theo tờ Huffington Post đăng tin, Kỷ lục Guinness ghi nhận nơi đây có hơn 400 tia sét/mỗi dặm (tương đương với 250 tia sét/ mỗi km vuông) và xảy ra tới 300 đêm mỗi năm. Thời điểm xảy ra những tia sét kéo dài từ lúc hoàng hôn cho tới lúc bình minh.
Dòng sông sét Catatumbo. (Wikimedia Commons)
3. Hiện tượng phát quang kỳ lạ trên đỉnh núi
Đây là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú xảy ra trên những đỉnh núi ở nhiều vùng núi cao của Nhật Bản, người ta thấy có bóng hình người xuất hiện ở chính giữa của những vòng tròn phát quang tuyệt đẹp này. Những nhà khí tượng học gọi chúng với cái tên là những vòng hào quang. Nó được mô tả giống như những vòng tròn nhiều màu sắc giống như cầu vồng.
Hiện tượng phát quang trên đỉnh núi Ontake, ở Nagano Prefecture, Nhật Bản. (Ảnh Wikimedia Commons)
Bóng hình người được ghi nhận xuất hiện ở chính giữa của hiện tượng phát quang trên núi Grisedale Pike ở Cumbria, Anh. (Ảnh Andrew Smith/Wikimedia Commons)
4. Những đám mây mammatus
Trước khi những cơn bão mạnh xảy ra, thường xuất hiện những đám mây mammatus hay còn gọi là những đám mây hình bầu ngực kỳ lạ trên bầu trời.
Những đám mây vú xuất hiện trên bầu trời của thành phố Regina, Saskatchewan, ở Canada, vào ngày 26 tháng 6 năm 2012, ngay sau đó chính quyền đã cảnh báo có nhiều cơn bão mạnh và những cơn lốc xoáy (Ảnh Craig Lindsay/Wikimedia Commons)
5. Những ống mây khổng lồ
Không có một nhà khoa học nào có thể giải thích nguyên nhân tạo thành hiện tượng những ống mây khổng lồ kỳ lạ này. Chúng kéo dài hơn 600 dặm (khoảng hơn 1,000 km), và chỉ cách mặt đất có hơn 1 dặm. Chúng xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, nhưng nơi thường bắt gặp nhất là Burketown, Australia vào mỗi mùa xuân đến. Những đám mây này có thể di chuyển khá nhanh với vận tốc khoảng 40 mp trong điều kiện không có gió.
Ảnh chụp một góc bên trên những đám mây ở gần vùng Burketown, Australia. (Mick Petroff)
6. Hiện tượng ba Mặt trời
Hiện tượng ba mặt trời hay còn gọi là hiện tương Mặt trời giả. Những nguồn sáng được tạo ra do phản chiếu trên những tinh thể băng. Nó phụ thuộc vào những tinh thể băng được định hướng, khi đó sẽ tạo ra những đối tượng phát sáng với tên gọi là hiện tượng ba Mặt trời.
Hiện tượng Ba Mặt Trời. (Ảnh Wikimedia Commons)
7. Những đám mây thấu kính
Đây là hiện tượng sinh ra do những khối khí ẩm hình thành xung quanh trên đỉnh núi và tạo ra những đám mây thấu kính khổng lồ.
Những đám mấu thấu kính khổng lồ trên đỉnh núi Hotaka ở Nhật Bản. (Ảnh Wikimedia Commons)
Những đám mây thấu kính khổng lồ hình hạt đậu. (Ảnh Shutterstock)
8. Cầu vồng lửa
Những vòng cung xung quanh theo phương ngang còn được biết đến với tên gọi là những Cầu vồng lửa xảy ra khi phản chiếu ánh sáng của Mặt trời ở trên cao thông qua những tinh thể băng hình lục giác.
Hiện tượng thiên nhiên lửa kỳ thú này có dạnh hình những đám mây lốc xoáy ở trên cao.
Bạn có thể trông thấy nó khi Mặt trời ở góc ít nhất là 57,8 độ hay lý tưởng nhất là ở góc 67,9 độ vào lúc giữa trưa ở đường chân trời. Điều này có nghĩa là nó tùy thuộc vào vĩ độ và theo mùa, rất khó xuất hiện hiện tượng này vào lúc Đông chí, bạn có thể nhìn thấy nó nhiều hơn ở phía cực Bắc.
Tara MacIsaac
Theo vietdaikynguyen