ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ai dạy người Maya cách tính lịch?
Sunday, March 2, 2014 23:21
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Quan sát sao Kim trên đài thiên văn Chichen Itza (Ảnh: members.cox.net)

Người Maya sáng tạo được một nền toán học phát triển vượt bậc, để có thể ghi chép các sự kiện theo năm tháng nhằm quyết định thời gian gieo trồng và thu hoạch, tính toán một cách chính xác thời tiết và những ngày mưa nhiều nhất trong năm. Kỹ thuật toán học của họ trong các dân tộc thời cổ đại nguyên thủy khiến các nhà khảo cổ không khỏi kinh ngạc, nhất là việc họ rất thành thạo khái niệm về số “0″. So với các nhà buôn Ả Rập vượt sa mạc đưa khái niệm số “0″ truyền từ Ấn Độ sang châu Âu thì người Maya sớm hơn 1000 năm.

 

Người Maya tính ra mỗi tháng có 20 ngày, mỗi năm có 18 tháng cộng thêm mỗi năm có 5 ngày kiêng kỵ không đưa vào tháng nào. Nhờ vậy số ngày thực chất trong một năm là 365 ngày. Số đó vừa vặn trùng hợp với nhận thức quay về thời gian Trái đất tự quay và quay quanh Mặt trời hết một chu trình. Người Maya ngoài sự hiểu biết về lịch Trái đất chuẩn xác, họ còn rất am hiểu về lịch năm của sao Kim. Một năm của sao Kim, tức là thời gian để sao Kim quay quanh Mặt trời hết một chu trình, người Maya tính ra một năm sao Kim dài 584 ngày. Còn ngày nay tính ra một năm sao Kim dài 583,92 ngày. Đó là một con số chuẩn xác đến kinh ngạc mà người Maya đã có phương pháp tính lịch từ mấy ngàn năm trước.

Trong thực tiễn xã hội và sản xuất, phần đông các dân tộc căn cứ vào con số ngón tay để sáng tạo ra phép đếm cơ số 10. Còn người Maya lại căn cứ vào số ngón tay và ngón chân cộng lại để sáng tạo ra phép đếm cơ số 20. Ngoài ra họ còn sử dụng thêm cả phép đếm cơ số 18, phép đếm này gợi ý về cái gì? Lấy cái gì làm căn cứ? Người Maya còn là dân tộc đầu tiên trên thế giới nắm vững khái niệm cơ số “0″, nhận thức và vận dụng số “0″ trong toán học đánh dấu trình độ nhận thức của một dân tộc. Về vấn đề này, người Maya so với người Trung Quốc và người châu Âu đã sớm hơn được 3800 năm và 1000 năm.

Kim tự tháp mà người Maya căn cứ vào lịch pháp của mình để xây dựng nên, thực chất là một đàn cúng tế thần linh kiêm đài quan trắc thiên văn.

 

Đài thiên văn Chichén Itzá của người Maya (Ảnh: loiv.torun)

Đài thiên văn ở Chichén Itzá là đài thiên văn số Một do người Maya xây dựng nên cũng là đài thiên văn cổ nhất. Đỉnh chóp của đài thiên văn này cao trội hẳn lên trên các ngọn cây trong rừng rậm, bên trong có một cầu thang tròn lên tận đỉnh chóp của đài quan sát. Trong đỉnh chóp có các cửa sổ để quan trắc các tinh tú. Bên ngoài vách đá của tháp có trang trí hình khắc thần mưa, còn có cả hình khắc phù điêu hình người vươn cánh tay bay vào Vũ trụ. Tất cả cái đó làm các nhà khảo hổ học và khoa học có nhiều suy nghĩ và giả thiết.

 

Cửa sổ đài thiên văn Chichén Itzá của họ không phải hướng về những vì sao sáng nhất mà họ hướng về nơi màn đêm trầm lặng bên ngoài dải Ngân Hà. Còn lịch pháp của họ thì có thể duy trì được đến 400 triệu năm sau, nó được dùng để làm gì? Ngoài ra họ tiếp thu từ đâu mà tính ra được năm Mặt trời và năm sao Kim với độ chính xác chỉ sai ở những con số sau dấu phảy?

Rất hiển nhiên, tất cả những kiến thức đó đã vượt ra ngoài nhu cầu thực tế của người Maya đang sống trong thời kỳ xã hội nông nghiệp và khiến cho các nhà khảo cổ chưa thể giải thích được.

Đã nằm ngoài nhu cầu của họ thì chứng tỏ những kiến thức đó không phải do người Maya sáng tạo ra. Vậy ai đã truyền cho người Maya những kiến thức đó? Trong thời đại mà tất cả mọi dân tộc trên Trái đất đều đang sống trong mông muội, ai đã nắm được những kiến thức tiên tiến như vậy?

Theo khoahoc.com.vn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.