Thời gian khi ông Gaddafi lên nắm quyền, Lybia là một quốc gia nghèo đói nhất thế giới. Năm 2011, đất nước này đã trở thành giàu có nhất châu lục, được mệnh danh là “Thụy sĩ” của châu Phi, giàu hơn cả Bồ đào nha và Ba lan. Đất nước Lybia không có nhiều những nhà đại tư bản, thu nhập bình quân đầu người tính theo USD vẫn thấp hơn nhiều nước công nghiệp phát triển. Nhưng sự khác biệt nằm ở chỗ, sự giàu có ấy được phân chia gần như đồng đều tới từng người dân. Tỷ lệ người nghèo Lybia rất thấp, đồng lương của người làm được trả cao, chăm sóc y tế rất tốt. Chi tiết về việc này tôi đã từng dịch và công bố, ai chưa đọc có thể tìm và tham khảo. Có những điều mà trong bài ấy chưa đề cập tới, hôm nay tôi muốn bổ sung thêm.
Thể chế chính trị của Lybia cũng như nhiều nước trên thế giới này, không nước nào giống nước nào và Lybia cũng vậy, có một cơ chế vận hành đất nước riêng.
Về quyền lực điều hành đất nước mà báo chí phương tây thổi phồng lên rằng ông Gaddafi là độc tài, thực tế hoàn toàn khác. Ông Gaddafi, một người được cho là lãnh đạo cách mạng của Lybia nắm quyền từ năm 1969 và kể từ năm 1979 không còn nắm chức vụ chính thức nào trong chính phủ.
Quốc hội Lybia với 2700 đại biểu là cơ quan tối cao của Lybia, giám sát toàn bộ các hoạt động chính trị, ngoại giao và kể cả ngân sách quốc gia, đặc biệt nguồn thu từ dầu mỏ. Tổng thư ký của quốc hội đồng thời cũng là người đứng đầu nội các chính phủ, bên cạnh quốc hội là hội đồng bộ trưởng. Người nắm quyền tổng thư ký từ ngày 26.1.2010 là ông Mohamed Abdul Kasim al-Zwai. Điều đặc biệt: Ở Lybia không có bất cứ đảng phái chính trị nào! Toàn bộ dân biểu đều được bầu lên từ các cơ sở địa phương.
Lybia nằm trong 8 khu vực có nhiều dầu mỏ nhất trên thế giới. Chính vì thế, kinh tế của Lybia chủ yếu mang từ xuất khẩu dầu mỏ. Kể từ khi UNO bỏ cấm vận vào năm 1999, LYbia đã thu hút thêm được rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Lương khi ấy ước chừng 6700 USD bình quân đầu người, cao nhất châu Phi. Chỉ số HDI của Lybia năm 2000 đứng thứ 64 và năm 2010 đã lên tới 53 (Số liệu: UNO). Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Lybia cũng đứng đầu trong châu lục. Bảo hiểm xã hội bao gồm cả bảo hiểu nhân thọ, bảo hiểm cho việc góa chồng, góa vợ hoặc cho con cháu trong trường hợp các cháu trở thành trẻ mồ côi. Tuổi thọ bình quân của người dân Lybia vào thời điểm 2010 là 76 tuổi. Một quốc gia như Lybia ở sa mạc với điều kiện khí hậu khắt khe mà không có một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, cuộc sống không đầy đủ thì chắc chắn không thể nào có được con số ấy. Cho nên tất cả những gì mà giới truyền thông phương tây tuyên truyền đều là sai!
Năm 2001 Lybia, Ai cập, Irak, Syria đã bắt tay thành lập khu vực thương mại tự do nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước này. Mục tiêu của họ là thành lập một khu vực tương tự như khối EU để hình thành một thị trường thống nhất trong các nước Ả rập, thúc đẩy kinh tế phát triển và cải thiện đời sống người dân.
Bên cạnh đó, ý tưởng dùng đồng “Gold-Dinar” cho việc buôn bán trong khu vực châu Phi cũng là một mối đe dọa với đồng USD. Trong khi đó chỉ vì sự tồn tại của đồng USD đã khiến cho nước MỸ, một nước thường xuyên lên tiếng cái chính sách được gọi là “chống” độc tài, “bảo vệ” dân chủ, chẳng những phải làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại ba nước trong khu vực này bao gồm: Bahrein, Ả rập xê út và Qatar, mà họ còn ủng hộ hết mình! Huống hồ cả một châu lục, nếu đồng “Gold-Dinar” trở thành đồng tiền quan trọng nhất lưu thông trong khu vực thì nước MỸ không lao đao thì đồng USD cũng rớt giá thảm hại. Thế rồi việc ông Gaddafi ủng hộ 300 triệu trong tổng số chi phí 500 triệu USD cho vệ tinh lục địa đen khiến cho phương tây ăn quả đắng.
Chính quyền cũ của Gaddafi đã sụp đổ thì nhiều việc mới bị khui ra ánh sáng. Từ những việc phương tây và Mỹ tuyên truyền rằng, Gaddafi mang máy bay đi đàn áp dân chúng, cho tới việc Gaddafi ủng hộ khủng bố…. Tất cả chỉ là lừa dối và luận điệu tuyên truyền quen thuộc của Mỹ và phương tây.
-KP-
Nguồn Karel Phùng