>>> Loài rắn biển độc chết người
Ảnh: Solent News
Trên thực tế, chúng không hề uống nước biển mà có thể duy trì tình trạng mất nước cho đến khi xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Để rút ra kết luận trên, trong suốt 3 năm các nhà sinh học của Đại học Florida (Mỹ) đã theo dõi loài rắn bụng vàng ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Guanacaste của Costa Rica. Loài rắn này, chiều dài khoảng 70cm, chuyên sống ở vùng biển nhiệt đới, nơi có thể biến thành “sa mạc trên biển” đối với rắn nước trong mùa khô, theo tạp chí Discovery.
Khi mùa khô đến, có thể kéo dài đến 7 tháng, rắn biển sẽ chậm rãi khử nước trong người, dẫn đến hậu quả là chúng có thể mất đến 25% khối lượng cơ thể. Mất nước ở mức độ này đã đủ sức giết chết con người, theo trưởng nhóm Harvey Lillywhite. Tuy nhiên, Giáo sư Lillywhite và đồng sự phát hiện dù có khát nước cách mấy, rắn biển không hề đụng đến nước biển, hoàn toàn ngược lại với quan niệm lâu nay cho rằng động vật biển có xương sống này đã tiến hóa đến mức có thể uống nước mặn để duy trì sự sống.
Đó cũng là lý do tại sao trong thời gian qua cộng đồng rắn biển ở một số nơi trên thế giới lại sụt giảm nghiêm trọng khi hạn hán kéo dài. Ví dụ, ở vùng miền bắc Úc vốn lâm vào tình trạng hạn hán lâu nay, số rắn biển liên tục giảm suốt 10 năm và thậm chí có 2 loài rắn bị cho là đã tuyệt chủng.
2014-03-27 20:24:15
Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/the-gioi-dong-vat/52829_kha-nang-than-ky-cua-ran-bien.aspx