Một bức ảnh chụp được, trong đó có các mũi tên chỉ vào một vài miếng phô mai tìm thấy trên một xác ướp cổ đại ở vùng Tây Bắc Trung Quốc.(Screenshot/YouTube)
Các nhà khoa học đã xác định được những miếng màu vàng trong các ngôi mộ ở vùng Tây Bắc Trung Quốc chính là phô mai với niên đại khoảng 3.600 năm, họ nói.
Các nhà khảo cổ học từ Đức và Trung Quốc đã lấy mẫu thử, chúng được thu thập từ 10 ngôi mộ và xác ướp tại nghĩa trang Xiaohe ở Sa mạc Taklamakan, Tân Cương, Trung Quốc.
Qua các phân tích hóa học đối với thành phần protein, họ đã phát hiện ra rằng các miếng này chính là phô mai kefir, đã có từ rất lâu, khoảng vào năm 1615 năm trước Công Nguyên. Người ta có thể đã dùng chúng để làm đồ cúng tế cho người đã khuất hoặc xem như là lương thực cho cuộc sống ở thế giới bên kia.
Những khu chôn cất thi thể thời kỳ đồ đồng này được phát hiện vào đầu thể kỷ trước chứa hơn 30 thi hài, được biết đến với cái tên xác ướp Taklamakan. Có những nhận định cho rằng đây là những thi hài của những người thuộc chủng tộc Cáp-ca (một chủng da trắng) di cư sang Trung Quốc, mang theo kỹ thuật lên men sữa.
Một trong những thi hài này thuộc về một cô gái trẻ, với cái tên được người ta đặt cho là Vẻ Đẹp Vùng XiaoHe, thi hài cô được bảo quản hoàn mỹ đến nỗi nó trông có vẻ như cô chỉ mới chết gần đây, các nhà khoa học nói. Người ta tìm thấy các miếng phô mai kefir xung quanh cổ và ngực cô.
Theo nhóm nghiên cứu, đây là các mẫu vật phô mai cổ nhất được biết đến trên thế giới cho tới hiện nay. Dù vậy, chúng vẫn còn xuất hiện muộn hơn quá trình sản xuất phô mai được ghi nhận vào khoảng 8000 năm về trước, khi họ tìm ra bằng chứng là các phần còn sót lại của chất béo sữa tìm thấy trong các bình gốm ở Bắc Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nghiên cứu này được xuất bản trên Tạp Chí Khảo Cổ Học.
Cassie Ryan, Epoch Times