Đám đông người dân ngồi hoặc đứng một cách trật tự từ ga Tiệp Vận bao quanh đường Khải Đạo (Ảnh: Lương Thục Tinh/ Đại Kỷ Nguyên)
[PV Chung Nguyên thuộc Đài Bắc Đài Loan báo cáo] Ngày 30 tháng Ba, các sinh viên Đài Loan đã kêu gọi người dân tham gia hành động “330 bảo vệ dân chủ, trả lại hiệp nghị dịch vụ thương mại”. Tính đến 3h20 chiều, nhóm kêu gọi biểu tình ước tính có hơn 50 vạn người đã xuống đường hướng về phía phủ tổng thống trên đại lộ Khải Đại Cách Lan nhằm lên tiếng ủng hộ việc bác bỏ hiệp định thương mại do Chính phủ đang xúc tiến ký kết. Thậm chí sau đó, dòng người vẫn không ngừng tăng thêm. Các chuyên gia cho rằng bản chất của phong trào phản đối của Đài Loan đối với “hiệp nghị thương mại dịch vụ” là sự sợ hãi của người dân Đài Loan đối với Trung Cộng. Người dân nơi đây đang lo ngại sâu sắc rằng Đài Loan sẽ trở thành một Hồng Kông thứ hai.
Ngày 30 tháng Ba, thời tiết Đài Bắc rất tốt. Lực lượng tổ chức cho biết, phong trào phản đối “thương mại dịch vụ dân chúng” đã trải rộng khắp từ đường Khải Đạo cho tới Lập Pháp Viện, đường phía đông Thanh Đảo, đường Tế Nam, đường phía Tây Thanh Đảo, thậm chí đường Tây Trung Hiếu.
Hơn 50 vạn người biểu tình đưa ra bốn yêu cầu:
1. Thu hồi hiệp định thương mại dịch vụ trở lại như cũ.
2. Sự giám sát thỏa thuận giữa hai bờ Trung Đài phải được pháp chế hóa, lập pháp trước tái thẩm tra sau; đối với “hiệp định thương mại dịch vụ”, trước khi lập pháp hoàn thành không được cùng Trung Cộng đàm phán hoặc ký kết các hiệp định mới hoặc thỏa thuận mới.
3. Tổ chức các hội nghị chính trị dân chủ công dân.
4. Lập ủy chính phủ và dân chúng để hỗ trợ hiệp định phiên bản dân sự trong thỏa thuận đôi bờ Đài Trung, ký kết điều lệ dự thảo càng sớm càng tốt để hoàn thành các điều khoản lập pháp.
Trong buổi họp báo ngày 29 tháng Ba, tổng thống Mã Anh Cửu cho biết những yêu cầu của sinh viên đã được đáp ứng, nhưng không tán thành việc Hành Chính Viện [tức Chính Phủ] thu hồi hiệp định thương mại dịch vụ. Đại diện cho lực lượng sinh viên – Trần Nghi Đình đặt câu hỏi nghi ngờ về khả năng Mã Anh Cửu và chính phủ Bắc Kinh đã có thỏa thuận ngầm, khi Bắc Kinh yêu cầu Đài Loan phải thông qua “Hiệp định thương mại dịch vụ” trước tháng Sáu. Chi tiết trên làm nảy sinh mối nghi ngại rằng điều mà Mã Anh Cửu theo đuổi căn bản không phải là tương lai của người dân Đài Loan. Nó là hiệp nghị giữa ông với chính phủ nhà nước Trung Cộng.
Đại biểu sinh viên Lâm Phi Phàm tái khẳng định cuộc diễu hành 330 sinh viên diễu hành trong “hòa bình và bất bạo động”. Nguyên tắc bao gồm việc duy trì một thái độ thân thiện, với thái độ thông cảm hiểu và bỏ qua đối với những người phản đối, không dùng ác ngôn hoặc nhạo báng châm biếm; không chống lại bằng hành vi bạo lực, không mang vũ khí, không cầm những khẩu hiệu không liên quan, tuân thủ theo sự chỉ huy của người giữ gìn trật tự, tuân thủ các quyết sách của trung tâm chỉ thị hành động. Nếu không thể chấp nhận sự chỉ huy quyết sách của trung tâm, người biểu tình được phép rời khỏi nhóm biểu tình.
Anh nhấn mạnh rằng trước 50 vạn người đứng trên đường Khải Đạo, Tổng thống Mã không có bất cứ lý do gì để “co đầu rụt cổ”; ông nên có những phản ứng tích cực trước yêu cầu của người dân.
Ngày 30 tháng Ba 2014, tại Đài Bắc (Đài Loan), cuộc biểu tình phản đối hội nghị thương mại dịch vụ diễn ra ngay trước phủ Tổng thống trên đại lộ Khải Đạt Cách lan. Hình ảnh cho thấy những người biểu tình mặc đồ đen, đầu buộc vải, trong tay cầm hoa hướng dương phản đối hiệp nghị thương mại. (Ảnh: Trần Đình/Đại Kỷ Nguyên)
Cựu cố vấn chính sách quốc gia Hác Minh Nghĩa nói: “Tôi bắt đầu cầu nguyện rằng tất cả các đóng góp của mọi người từ vùng đất cổ xưa ở Đài Loan tới nay, tôi cầu nguyện kể từ khi thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc đến nay, tất cả sự cống hiến của những người dân cho đất nước này, hãy cho chúng tôi trong thời khắc quan trọng này, dùng một tâm thanh tĩnh nhất nhưng với lập trường kiên định nhất, hãy tới để cải tạo lại chính phủ của chúng ta, cũng chính là cải tạo tương lai của chính chúng ta”.
Chủ tịch chi nhánh Tổ chức Ân xá Quốc tế Đài Loan, ca sĩ Lâm Sưởng Tá (Freddy) của ban nhạc Thiểm Linh cho biết, nếu như “hiệp định thương mại dịch vụ” được thông qua thì tự do ngôn luận ở Đài Loan sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Ông lên án việc nhà nước huy động lực lượng đàn áp bạo lực người dân một cách dã man. Thậm chí sự việc cũng cho thấy rằng mọi người đã không còn tin tưởng Mã Anh Cửu nữa.
Đạo diễn Diệp Thiên Luân nói, nếu như thông qua “hiệp định thương mại dịch vụ” chỉ khiến giá cả tại các gian hàng của Đài Bắc tăng cao, thì tại sao chúng ta phải đăng ký ” hiệp nghị thương mại”? Ông quay về phía quần chúng hét lớn: “Trả bỏ hiệp nghị dịch vụ thương mại. Bảo vệ nền dân chủ!”. Đạo diễn Kha thẳng thắn chia sẻ, nhìn thấy nhiều người tham dự như vậy ông cảm thấy rất xúc động. Ông tiếp tục quay ra quần chúng hô lớn khẩu hiệu “Kiên trì cho đến cuối cùng!”.
“330 bảo vệ nền dân chủ, trả lại hiệp định dịch vụ thương mại” kết thúc hoạt động một cách hòa bình trên đường Khải Đạo
Cuộc biểu tình “330 bảo vệ nền dân chủ, trả lại dịch vụ thương mại” trên đường Khải Đạo đã kết thúc vào lúc hơn 19h một cách hòa bình. Lâm Phi Phàm cho biết, hoạt động kết thúc không có nghĩa là việc chiếm lập viện kết thúc; trước khi tổng thống Mã có quyết định cuối cùng đáp ứng thiện ý đối với nhu cầu cốt lõi của người dân, việc chiếm đóng Lập Pháp Viện sẽ vẫn tiếp tục.
Anh nói: “Chúng ta vì cái gì mà cần phải chiếm Quốc hội, ngay từ đầu đã nói rất rõ ràng rồi. Chế độ dân chủ tại Đài Loan đã bị người đại diện hiện tại của chính phủ phá hủy hầu như không còn gì, dưới sự thống trị chuyên quyền của bộ máy hành chính. Đại diện cho nền dân chủ hiện hành đã bị kỷ luật đảng, bị ý chí của cá nhân từng bước thâm chiếm, đã không còn đủ khả năng đáp ứng với ý dân”.
Lâm Phi Phàm nhấn mạnh rằng hành động trước mắt tuyệt đối không phải là cuối cùng. Với 50 vạn người đứng trên đường phố, chúng tôi đã viết một chương mới trong lịch sử của Đài Loan. Sự thành công của phong trào sinh viên tại Đài Loan đã xâu thành chuỗi các sự kiện đấu tranh trong một xã hội dân sự. Đây không phải là một cái gì đó mà sinh viên có thể tự mình đạt được, đây nhất định là do tất cả công dân Đài Loan đã thể hiện tinh thần đoàn kết tập thể mới có thể đạt được. Chiến thắng này, thành tích thuộc về tất cả người dân Đài Loan”.
Anh nói: “Thưa, tất cả 50 vạn công dân bằng hữu, chúng tôi ở đây một lần nữa xin cảm ơn mọi người, cảm ơn các bạn, xin hãy giơ tay phải của bạn lên, 50 vạn người! Tổng thống Mã, xin ngài hãy lắng nghe tiếng nói của nhân dân, toàn bộ tiếng nói của các công dân bằng hữu, âm thanh của người dân Đài Loan. “Trả lại hiệp nghị thương mại dịch vụ, bảo vệ dân chủ, lập pháp trước tái thẩm tra sau” , “Đồng bào hãy đứng ra, Đài Loan sẽ có một tương lai mới”.
Cuộc biểu tình nhận được ủng hộ từ 17 quốc gia và 49 thành phố trên thế giới
Phong trào đấu tranh chống “hiệp nghị thương mại dịch vụ” đã thu được sự ủng hộ từ 17 quốc gia cùng 49 thành phố trên thế giới. Tại các quốc gia và thành phố trên, người dân đã xuống đường ủng hộ, tiếp sức cho cuộc biểu tình tại Đại Loan. Trong số trên có hàng trăm người Đài Loan sống tại hải ngoại ở Canada. Bất chấp cái lạnh ở Toronto, Phillip, người tổ chức hoạt động ủng hộ ở Canada cho biết, hoạt động “hộp đen” cùng với hành động bạo lực đều là sự thực. “Chúng tôi không chống lại” hiệp nghị thương mại dịch vụ”, nhưng chúng tôi hết sức phản đối chính phủ vào tháng Sáu 2013 đã có các cuộc đàm phán hộp đen. “Kể từ tháng Sáu năm ngoái, Chính phủ đã liên tục không trả lời những nhu cầu của các sinh viên. Trong tình huống đó, các sinh viên bất đắc dĩ mới đi chiếm lĩnh lập pháp viện”.
Cùng ngày, tại Hồng Kông, một nhóm sinh viên Đài Loan đã tổ chức cuộc tuần hành “bảo vệ Mặt trận thanh niên Đài Loan”. Con số người lên tiếng ủng hộ tiến hành buổi mít-tinh phản đối hiệp nghị thương mại được tổ chức tại Đài Bắc lên tới nghìn người. Một sinh viên họ Đỗ đang học khoa tài chính tại một trường đại học ở thành phố Hồng Kông cho biết: “Bởi vì chúng tôi tin rằng hiệp định thương mại này sẽ được sử dụng như một quân cờ, thông qua các tác động kinh tế nhằm tái hợp nhất Đài Loan, chúng tôi không muốn trở thành một phần của Trung Quốc đại lục, nơi mọi tự do tư tưởng đều bị ngăn chặn. Vì vậy, chúng tôi phải đứng lên”.
Cự tuyệt Trung Cộng thâm nhập Đài Loan, dân chúng lo lắng Đài Loan trở thành Hồng Kông thứ 2.
Người biểu tình trong phong trào sinh viên chống hiệp nghị thương mại trên đường Khải Đạo vào ngày 30 tháng Ba.
Nhận định về cuộc biểu tình quy mô của dân chúng Đài Loan phản đối “hiệp định thương mại dịch vụ”, chuyên gia Trung Quốc học, nhà bình luận thời sự Hạ Tiểu Cường trước đó cho biết: “Hiệp định thương mại dịch vụ” giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đài Loan không chỉ đơn thuần là thỏa thuận kinh tế, nó còn là một thỏa thuận chính trị. Nó chính là biểu hiện cho ý chí của Trung Cộng muốn tái chiếm Đài Loan, với ý thức hệ màu đỏ của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chế độ độc tài, nhắm đến việc thay thế nền tự do của Đài Loan.
Hạ Tiểu Cường cho biết sau năm 1997, Hồng Kông hoàn thành việc thay đổi chủ quyền. 17 năm qua, hiện Hồng Kông đã trở thành bản sao của chế độ Trung Cộng. “Một quốc gia hai chế độ, trong 50 năm không đổi” – thay vào đó, những lời nói dối được khắc họa như: Hong Kong được tự do, nhân quyền. Trên thực tế, các giá trị cốt lõi của Hồng Kông bị tổn thương, không gian tự do của những dân Hồng Kông bị dồn ép, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo cùng nhiều thứ khác của Hồng Kông đang đối mặt với nguy cơ mất trắng hoàn toàn. Hôm nay, Đài Loan đang đối mặt với những nguy hiểm tương tự.
Cao Vi Bang, thành viên của Hiệp hội nạn nhân Trung Quốc tại Đài Loan. cho biết gần đây ĐCSTQ càng lúc càng hung hăng, thậm chí đòi mua lại Đài Loan. “Phản hộp đen hiệp nghị thương mại dịch vụ” là sự bùng nổ của dư luận trước nguy cơ của nền dân chủ quốc gia. Nó phản ánh nỗi lo sợ Đài Loan sẽ trở thành một Hong Kong thứ hai. “Hiệp nghị thương mại” được thông qua cũng chính là hình thức trao quyền cho ĐCSTQ khiến họ có thể đến Đài Loan, công khai hoạt động, là việc cấp cho Trung Cộng cơ hội để tranh giành quyền lợi ở Đài Loan. Hiệp định thương mại sẽ là mối nguy cơ an ninh quốc gia cực đại của Đài Loan.
Đã có bình luận chỉ thẳng ra Trung Cộng đã nhúng tay vào mọi chỗ mọi nơi nhằm hiện thực hóa ý đồ thâm nhập vào Đài Loan. Từ mượn cớ quân cảnh sát bất tài, chính đảng chính khách, mặt trận thống nhất tôn giáo trên cả hai bờ, “hiệp định thương mại dịch vụ”, hỗ trợ thiết lập phòng làm việc ở hai bên, các du khách đại lục tới Đài Loan và ngược lại, thương mại Đài Trung, vốn đầu tư từ Trung Quốc Đại Lục, các đơn vị phương tiện truyền thông của Trung Cộng-Đài Loan, thế giới ngầm của Đài Loan, mặt trận văn hóa thống nhất hai bờ .v.v.. đều có thể nhìn thấy Trung Cộng đang bố trí sắp xếp “mặt trận” để tái chiếm Đài Loan.
Cao Vi Bang cho biết tại Đài Loan tồn tại một số đơn vị truyền thông trong lĩnh vực thương mại kinh doanh, mà tại thời điểm then chốt sẽ trở thành đơn vị phát ngôn cho Bắc Kinh. Vả lại các gián điệp của Trung Cộng đã sớm được đặt ngầm trên đất Đài Loan rồi. Mặc dù lúc này chưa lộ diện, nhưng bằng cách khiến cho “hiệp định thương mại” được thông qua, một lá chắn pháp lý hợp pháp sẽ được dựng lên cho các lực lượng ngầm trên. Đây thật sự là một mối nguy hiểm lớn.
Phong trào sinh viên Hoa Hướng Dương với sự hưởng ứng của đông đảo người dân trên đường Khải Đạo, ngày 30 tháng Ba. (Ảnh: Lương Thục Tinh/Đại Kỷ Nguyên)
Mọi người mặc đồng phục màu đen, phản đối hiệp nghị thương mại dịch vụ, với chủ trương “bảo vệ dân chủ, trả lại hiệp nghị thương mại dịch vụ”. Ảnh: Lương Thục Tinh/Đại Kỷ Nguyên
Đám đông tụ tập tại đường phía Nam Trung Sơn. Ảnh: La Chính Hằng/Đại Kỷ Nguyên
(Chịu trách nhiệm biên tập: Phương Hàm)
Video: Trên đường Hắc Triều Khải Đạo, đơn vị tổ chức ước tính có 50 vạn người
http://www.youmaker.com/video/svb5-c366e0467e2b4c3396c5b10651066b6e080.html
Theo Vietdaikynguyen