Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày mới để yêu thương. CNM365 Chào ngày mới cập nhật mỗi ngày những sự kiện chính nổi bật trên Thế Giới và Việt Nam Xưa và Nay.(Hãy học thài độ của nước mà đi như dòng sông. Linh Giang, ảnh Hoàng Kim)
CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa Ngày Chakri tại Thái Lan. Năm 1630 – tháng 3 năm Canh Ngọ, Đào Duy Từ khuyên chúa Nguyễn đắp lũy Trường Dục từ núi Trường Dục đến phá Hạc Hải nhằm ngăn chặn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật Lệ vào đánh xứ Đàng Trong. Năm 1782 – Maha Kshatriyaseuk (hình) lật đổ Quốc vương Taksin, đăng cơ làm tân vương, sáng lập ra vương triều Chakri. Năm 1920 – Cộng hoà Viễn Đông được thành lập nhằm tạo vùng đệm giữa nước Nga Xô viết với khu vực do Nhật Bản kiểm soát. Năm 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Đức bắt đầu tiến công Nam Tư và Hy Lạp. Năm 2009 – Một trận động đất có chấn tâm nằm tại vùng Abruzzo của Ý, khiến hơn 300 người thiệt mạng.
Đào Duy Từ
Đào Duy Từ | |
---|---|
Sinh | 1572 Tĩnh Gia, Thanh Hóa |
Mất | 1634 (63 tuổi) |
Công việc | Chính trị gia, Nhà thơ, Nhà quân sự |
Quốc gia | Việt Nam |
Đào Duy Từ (chữ Hán: 陶維慈, 1572-1634) là nhà quân sự, nhà thơ[1] và nhà văn hóa, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, ông chỉ làm quan với Chúa Nguyễn có tám năm. Nhưng trong tám năm đó, ông đã xây dựng cho họ Nguyễn một cơ sở xã hội vững chắc, và một quân đội hùng mạnh. Vì vậy ông được coi là đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn và được thờ ở nhà Thái miếu.[2]
Thời trẻ
Đào Duy Từ, hiệu là Lộc Khê, quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hoa, Đại Việt[3]. Cha ông tên là Đào Tá Hán, một xướng hát chuyên nghiệp. Mẹ ông là người họ Nguyễn. Ông thông minh, và học rộng biết nhiều. Ông đi thi hương ở Thanh Hoa. Hiếu ty cho Đào Duy Từ là con nhà phường chèo, gạch bỏ tên không cho vào thi. Ông buồn bực quay về, căm giận chế độ vô lý của họ Trịnh lúc bấy giờ.[4]
Vào nam
Một hôm ông nói với bạn rằng: Tôi nghe chúa Nguyễn hùng cứ đất Thuận Quảng, làm nhiều việc nhân đức, lại có lòng yêu kẻ sĩ, trọng người hiền… Nếu ta theo vào giúp thì chẳng khác gì Trương Lương về Hán, Ngũ Viên sang Ngô, có thể làm tỏ rạng thanh danh, ta không đến nỗi phải nát cùng cây cỏ, uổng phí một đời…. Rồi mùa đông năm Ất Dậu (1627). Đào Duy Từ trốn được vào xứ Đàng Trong. Đầu tiên, ông ở huyện Vũ Xương hơn một tháng để nghe ngóng tình hình. Sau biết khám lý Hoài Nhân là Trần Đức Hòa là người có mưu trí được chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin dùng, ông vào Hoài Nhân, đi ở chăn trâu cho một phú ông ở xã Tùng Châu. Phú ông thấy Đào Duy Từ học rộng tài cao, biết ông không phải là người thường, liền đem nói với Trần Đức Hòa. Trần Đức Hòa cho gọi Đào Duy Từ đến hỏi chuyện. Thấy mọi chuyện ông đều thông hiểu, liền giữ ông lại và gả con gái cho ông. Khi Trần Đức Hòa xem bài Ngọa Long cương của Đào Duy Từ liền nói rằng: Đào Duy Từ là Ngọa Long đời này chăng.[4]
Làm quan chúa Nguyễn
Một hôm, Trần Đức Hòa đem bài Ngọa Long cương cho Nguyễn Phúc Nguyên xem, và nói: Bài này là do thầy đồ của nhà tôi là Đào Duy Từ làm. Đọc bài Ngọa Long cương, chúa Nguyễn biết Đào Duy Từ là người có chí lớn liền cho gọi Duy Từ đến. Mấy hôm sau, Đào Duy Từ và Trần Đức Hòa cùng vào ra mắt Nguyễn Phúc Nguyên. Thấy chúa Nguyễn Phúc Nguyên chỉ mặc áo trắng sơ sài và đứng cửa nách đợi; Duy Từ dừng lại không vào. Thấy vậy, chúa liền vào thay đổi triều phục, áo mũ chỉnh tề rồi mở cửa lớn ra đón Duy Từ vào nói chuyện. Đào Duy Từ cao đàm hùng luận, tỏ ra rất am hiểu việc đời. Nguyễn Phúc Nguyên mừng lắm, liền sau đó chúa họp bàn đình thần phong cho Đào Duy Từ làm Nha úy Nội Tán, tước Lộc Khuê Hầu, trông coi việc quân cơ ở trong và ở ngoài, tham lý quốc chính.
Từ đấy Duy Từ nói gì chúa Nguyễn cũng nghe. Ông bày mưu vạch kế giúp chúa Nguyễn làm nên nhiều việc lớn. Chúa Nguyễn thường nói với mọi người: Đào Duy Từ thật là Tử Phòng và Khổng Minh ngày nay.[5]
Tháng 3 năm Canh Ngọ (1630), Đào Duy Từ khuyên chúa Nguyễn đắp lũy Trường Dục từ núi Trường Dục đến pha Hạc Hải nhằm ngăn chặn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật Lệ vào đánh xứ Đàng Trong. Năm Tân Mùi (1631), theo lời Đào Duy Từ, chúa Nguyễn lại cho đắp một cái lũy nữa kiên cố hơn, dài 18 km bắt đầu từ núi Đâu Mâu qua cửa biển Nhật Lệ tiến lên phía đông bắc đến làng Đông Hải. Nhờ có hai cái lũy trên, chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Trịnh trong một thời kỳ dài.
Ngoài giúp chúa Nguyễn đối phó chúa Trịnh, Đào Duy Từ còn nhiều lần khuyên khéo được chúa Nguyễn việc chính sự, ngoài ra còn tiến cử con rể của mình là Nguyễn Hữu Tiến cho chúa Nguyễn. Nguyễn Hữu Tiến về sau cũng trở thành một công thần của chúa Nguyễn như cha vợ mình.
Tháng 9 năm Canh Ngọ (1630), theo đề nghị của Đào Duy Từ, Nguyễn Phúc Nguyên cho mở cuộc tấn công vào châu Nam Bố chánh, và chiếm được châu này.[5]
Qua đời
Tháng mười năm Giáp Tuất (1634), Đào Duy Từ lâm bệnh nặng rồi mất, thọ 63 tuổi [5]. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đích thân đến thăm viếng. Đào Duy Từ khóc rồi thưa: “Thần gặp được thánh minh, chưa báo đáp được mảy may, nay bệnh đến thế này còn biết nói chi nữa” rồi Đào Duy Từ qua đời, thọ 63 tuổi[6], phụ chính cho chúa Nguyễn được 8 năm[7]. Chúa Nguyễn vô cùng thương tiếc, cho táng tại Tùng Châu và phong làm “Hiệp đồng mưu đức công thần, đặc tiến Kim tử Vinh Lộc đại phu“[6]. Đến năm thứ 5 đời vua Gia Long thì tùng tự ở Thái Miếu, đến thời vua Minh Mạng truy phong là Hoằng quốc công[6]. Năm 1836, cho sửa sang mộ phần.[7]
(Đền thờ Đào Duy Từ ở ở Phụng Du, Hoài Hảo, Hoài Nhơn. Trãi qua thời gian và chiến tranh, lăng mộ của Người bị hư hại nhiều. Lần sửa sang gần đây nhất năm 1999. ảnh Văn Lưu, Báo Bình Định).
Tác phẩm
- “Ngọa Long cương vãn”, bài thơ Duy Từ hay ngâm lúc chưa làm quan để ví mình như Gia Cát Lượng.
- “Hổ trướng khu cơ“, là tác phẩm do Đào Duy Từ soạn ra để dạy các tướng sĩ của xứ Đàng Trong. Đó là một bộ sách về nghệ thuật quân sự duy nhất của người Việt Nam còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Giai thoại
Cha ông mất năm Duy Từ lên 5 tuổi, ông được mẹ là bà Vũ Kim Chi nuôi ăn học[3]. Duy Từ tỏ ra là người thông minh sáng dạ, năm 14 tuổi ông vào học trường của Hương cống Nguyễn Đức Khoa[3]. Nhưng Duy Từ không được thi Hương vì luật lệ của nhà Lê bấy giờ cấm con kép hát đi thi vì tục bấy giờ cho rằng xướng ca vô loài, mẹ Duy Từ phải nhờ một viên xã trưởng là Lưu Minh Phương khai đổi họ cho ông từ Đào Duy Từ thành Vũ Duy Từ theo họ mẹ[3]. Viên xã trưởng nhân thế, ép mẹ Duy Từ phải cưới mình mới giúp, mẹ Duy Từ bàn lẩn đi bằng cách bảo khi nào Duy Từ thi đậu mới tiến hành cưới xin[3]. Khoa thi Hương năm Quý Tị (1593), Duy Từ thi đậu Á Nguyên; viên xã trưởng Lưu Minh Phương bèn đòi cưới bà Kim Chi nhưng bà viện lý do Duy Từ mới thi đậu mà mẹ đã tái giá thì xấu hổ mà từ chối, rồi bảo rằng Minh Phương hãy cho con gái lớn về lấy Duy Từ thay thế[3]. Giận dữ, Lưu Minh Phương nộp đơn kiện bà Kim Chi làm lộ việc đổi họ của Duy Từ, viên quan huyện thụ đơn sau đi báo lại cho quan Hiến Sát.[8]
Lúc bấy giờ, Duy Từ đang ở Hội văn trên Thăng Long dự thi. Khi quan thái phó Nguyễn Hữu Liêu đang phân vân chấm Duy Từ vì một số bài bàn về cải cách chính trị có hơi trái ý chúa Trịnh Tùng thì bộ Lễ truyền lệnh xóa tên Vũ Duy Từ, đánh tuột Á Nguyên, lột mũ áo[8]. Nghe tin này, bà Kim Chi cắt cổ tự vẫn[8]. Duy Từ vừa hỏng thi vừa mất mẹ nên đau buồn lâm bệnh nặng, nằm lại tại nhà trọ.[9]
Gặp Nguyễn Hoàng
Đoan quận công Nguyễn Hoàng bấy giờ đang trấn Thuận Hóa, được vua Lê Thế Tông triệu về Đông Đô bàn việc[9]. Nhân dịp, Nguyễn Hoàng đến thăm Nguyễn Hữu Liêu; ông Nguyễn Hữu Liêu bèn kể trường hợp của Duy Từ và lấy bài vở của Duy Từ ra cho Nguyễn Hoàng xem[9]. Đọc bài của Duy Từ, Nguyễn Hoàng biết đây là nhân tài có thể thu dụng cho việc ở Nam phương của mình nên âm thầm đến nhà trọ giúp đỡ tài chính chạy chữa của Duy Từ rồi mời ông vào Nam giúp mình.[9]
Khi Duy Từ vừa bệnh dậy, đích thân Nguyễn Hoàng đến thăm. Nhân trên tường có treo bức tranh anh em Lưu Bị đến Long Trung cầu Gia Cát, Nguyễn Hoàng và Đào Duy Từ bèn ra một bài thơ liên ngâm:[10]
- Nguyễn Hoàng đọc:
- “Vó ngựa sườn non đá chập chùng“
- “Cầu hiền lặn lội biết bao công“
- Duy Từ tiếp thơ:
- “Đem câu phò Hán ra dò ý“
- “Lấy nghĩa tôn Lưu để ướm lòng“
- Nguyễn Hoàng tiếp:
- “Lãnh thổ đoán chia ba xứ sở“
- “Biên thùy vạch sẵn một dòng sông“
- Duy Từ đóng:
- “Ví chăng không có lời Nguyên Trực“
- “Thì biết đâu mà đón Ngọa Long.”
Nguyễn Hoàng và Duy Từ rất hiểu ý nhau. Nhưng Nguyễn Hoàng không dám đón Duy Từ ngay vì sợ lộ cơ mưu, ông nói với Duy Từ:[11]
“ | Lão phu về trước, xin đắp sẵn đàn bái tướng chờ đợi tiên sinh. Năm nay lão phu hơn 70 tuổi, nếu có thất lộc cũng xin di ngôn cho con cháu phải đón tiên sinh về dạy bảo | ” |
Duy Từ bái tạ nhận lời rồi hai người chia tay. Sau đó mấy năm, Duy Từ vào Nam.[11]
Vào Nam
Khi mới vào Nam, ông đi tìm chúa Nguyễn nhưng đến nơi thì không gặp do chúa đã đi xa để kinh lý. Hết tiền tiêu, Duy Từ phải tìm đường khác: ông dò được là Khám lý Trần Đức Hòa vốn là một thân tín của chúa Nguyễn nên đi đến Quy Nhơn để kiếm cơ lập thân[11]. Ông đi đến thôn Tùng Châu (nay thuộc thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) để ở chăn trâu cho nhà phú hộ Chúc Trịnh Long cách nhà Trần Đức Hòa một con sông nhỏ[11]. Tâm ý của Duy Từ là ẩn mình, chờ đợi thờ cơ đồng thời dò xét chính sự Đàng Trong[11]. Con trai của vị phú hộ, tên là Chúc Hữu Minh, mở Tùng Châu thi xã, lấy Duy Từ làm thư đồng để phục vụ các bằng hữu văn chương[11]. Có lần khi Duy Từ đánh trâu về, cầm roi đối đáp văn sử xưa nay với các danh sĩ, chứng tỏ mình thông hiểu mọi điều[12]. Phú hộ Chúc Trịnh Long bèn kể chuyện này cho Trần Đức Hòa; ông Trần Đức Hòa bèn tìm tới hỏi chuyện Duy Từ. Thấy Duy Từ có tài học rộng, ông mời về dạy học rồi gả con gái cho[12]. Thời gian này, Duy Từ thường ngâm bài “Ngọa Long cương vãn” bằng quốc âm để tự sánh mình với Gia Cát Lượng khi xưa.[12]
Ta không nhận sắc
Năm 1629, chúa Trịnh Tráng muốn lấn vào Nam bèn sai Nguyễn Khắc Minh đi mang tiếng là phong tước cho chúa Nguyễn nhưng đồng thời cũng để dò xét, Đào Duy Từ khi này là Tham Tán bèn khuyên chúa Nguyễn che giấu lực lượng và tạm nhận phong để hòa hoãn với chúa Trịnh. Chúa Trịnh cũng đồng thời đòi chúa Nguyễn cho con ra Bắc chầu, nộp 30 voi đực và 30 chiến thuyền để đi cống nhà Minh bên Trung Quốc, Duy Từ khuyên là không thực hiện rồi bày kế cho chúa Nguyễn đắp lũy Trường Dục để phòng thủ. Chúa Nguyễn nghe theo và thực hiện ngay.[13]
Về sắc phong, vào năm 1630 Duy Từ cho người làm một mâm đồng hai đáy bên trong đựng sắc của chúa Trịnh, trên phủ lụa vàng rồi sai Trần Văn Khuông đi sứ[14]. Trần Văn Khuông theo lời Duy Từ dặn dò, đối đáp, dâng mâm cho chúa Trịnh, rồi kiếm cớ trốn về[15]. Chúa Trịnh thấy sứ đoàn đi vội sinh nghi, bèn cho lục mâm đồng thì thấy tờ sắc trước kèm bài thơ:[16]
- Mâu nhi vô dịch
- Mịch phi kiến tích
- Ái lạc tâm trường
- Lực lai tương địch!
Cả triều không ai hiểu. Giai thoại kể rằng[a] chúa Trịnh cho mời Phùng Khắc Khoan(1528 -1613, trong khi sự kiện này xảy ra năm 1630 nên không chính xác) đến hỏi thì mới vỡ lẽ, trong chữ Hán, chữ mâu viết không có dấu phết thì thành chữ dư. Chữ mịch mà bỏ chữ kiến là chữ bất. Chữ ái nếu viết thiếu chữ tâm thì ra chữ thụ. Chữ lực để cạnh chữ lai sẽ thành chữ sắc. Thế thì bốn câu trên là: dư bất thụ sắc (ta không nhận sắc). Chúa Trịnh hiểu ý trả sắc phong, nổi giận cho người đuổi theo sứ đoàn chúa Nguyễn thì cả sứ đoàn đã đi hết.
Ở Nam, để tăng cường phòng thủ, Duy Từ bèn bày cho chúa Nguyễn đánh chiếm phía nam Sông Gianh rồi đắp Lũy Thầy để phòng thủ[17]. Lũy Thầy và Lũy Trường Dục là hai chiến lũy quan trọng, giúp chúa Nguyễn có thể phòng thủ hiệu quả trước chúa Trịnh.[18]
Thông tin khác
Ông có con rể là Nguyễn Hữu Tiến, danh tướng của chúa Nguyễn.
Chú thích
- ^ http://www.baobinhdinh.com.vn/binhdinhquaanh/2009/5/75746/
- ^ Viện sử học, Binh thư yếu lược, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1970, trang 22
- ^ a b c d e f Tôn Thất Bình 2001, tr. 9
- ^ a b Viện sử học, trang 21
- ^ a b c Viện sử học, trang 22
- ^ a b c Phan Khoang 2001, tr. 144
- ^ a b Tôn Thất Bình 2001, tr. 36
- ^ a b c Tôn Thất Bình 2001, tr. 10
- ^ a b c d Tôn Thất Bình 2001, tr. 11
- ^ Tôn Thất Bình 2001, tr. 11-12
- ^ a b c d e f Tôn Thất Bình 2001, tr. 12
- ^ a b c Tôn Thất Bình 2001, tr. 13
- ^ Phan Khoang 2001, tr. 137-138
- ^ Phan Khoang 2001, tr. 138
- ^ Phan Khoang 2001, tr. 139-140
- ^ Tôn Thất Bình 2001, tr. 18
- ^ Tôn Thất Bình 2001, tr. 18-19
- ^ Tôn Thất Bình 2001, tr. 19
Thư mục
- Tôn Thất Bình (2001), 12 danh tướng triều Nguyễn, Nhà xuất bản Thuận Hóa.
- Phan Khoang (2001), Việt sử xứ Đàng Trong, Nhà xuất bản Văn Học.
Liên kết ngoài
- Phạm Duy Trưởng – Đào Duy Từ và Hổ trướng khu cơ
- Đào Duy Từ bắt đầu trổ tài như thế nào ?
- Đào Duy Từ và bài thơ “đánh đố”
- Mục từ Đào Duy Từ trên Từ điển bách khoa Việt Nam.
- Nhớ Đào Duy Từ
|
Vương triều Chakri
LỊCH SỬ THÁI LAN |
---|
Thời tiền sử |
Thời sơ sử |
Trước khi người Thái tới Raktamaritika Langkasuka Srivijaya Tambralinga Dvaravati Lavo Supannabhum Hariphunchai Phù Nam Đế quốc Khmer |
Những nhà nước Thái đầu tiên Singhanavati – Lan Na – Nan – Phayao Kao – Nakhon Si Thammarat – Sukhothai |
Vương quốc Ayutthaya (1351–1767) |
Vương triều Thonburi (1768–1782) |
Vương triều Chakri (1782 – nay) Vương quốc Rattanakosin (1768-1932) Thời kỳ 1932-1973 Thời kỳ 1973-nay |
sửa |
Triều đại Chakri cai trị Thái Lan kể từ khi thiết lập thời đại Ratthanakosin năm 1782 sau khi vua Taksin của Thonburi đã bị tuyên bố là điên và kinh đô của Xiêm được dời đến Bangkok. Sử Việt thời nhà Nguyễn phiên âm là Chất Tri. Biểu tượng của triều Chakri được sử dụng làm tên gọi và huy hiệu của vương triều Chakri gồm một cài đĩa (Chakra) có cây đinh ba (Trisula) xuyên qua. Đây là vũ khí của thần Narai (một avatar của Vishnu), một vị thần mà vua Xiêm được xem là một hóa thân..
Trước khi thành lập triều đại này, Phật vương Buddha Yodfa Chulalok đại đế (Rama I), đã giữ tước hiệu của Chao Pharaya Chakri trong hơn 10 năm. Tước hiệu này đã được nắm giữ bởi các quân phiệt vĩ đại nhất của Ayuthaya và có nghĩa là sự phản ánh lòng dũng cảm của người nắm giữ nó trên chiến trường. Vua Rama I đã chọn tên và huy hiệu này cho triều đại của mình.
Những vị vua Chakri
Những vị vua Rama đầu tiên
Khi vương quốc Ayutthaya sụp đổ, một vị tướng người Xiêm có tên là Taksin cũng đang ở đó. Tập hợp những người ủng hộ mình thành một đội quân, một năm sau đó ông đã chiếm lại được thành phố, nhưng Ayutthaya đã bị tàn phá trơ trụi đến nỗi ông quyết định dời thủ đô ra xa hơn, xuôi theo dòng sông đến Thonburi.
Với sự giúp sức của hai vị tướng khác là anh em Chao Phraya Chakri và Chao Phraya Surasih, Taksin đã chinh phục được các nước chư hầu hung tợn, đẩy lui sự tấn công của người Miến Điện và chiếm lại vùng miền Bắc. Nhưng những thành công liên tiếp rốt cuộc đã khiến ông ta mất hết lý trí, và trở nên tàn ác cực kỳ. Những viên tướng thuộc hạ đã truất ngôi và giết ông vào năm 1782.
Chao Phraya Chakri, thường được biết nhiều hơn dưới cái tên Rama I, đã trở thành vị vua mới. Ông là người khai sinh triều đại Chakri vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay. Rama I lại dời đô, lần này là về Bangkok, ông cho xây dựng thành phố theo kiểu mẫu Ayutthaya. Ông cũng làm hồi sinh nền nghệ thuật và văn hóa Thái Lan, một phần dựa vào trí nhớ của những người già cả đã đào thoát được khi Ayutthaya bị hủy diệt.
Châu Âu thời đó đang bận rộn với cuộc chiến tranh Napoléon. Nhưng từ năm 1818, Xiêm lại mở cửa và tiếp xúc với phương Tây, bắt đầu bằng một hiệp định với người Bồ Đào Nha.
Đồng thời cả Anh và Pháp bắt đầu chiếm đóng các nước láng giềng của Xiêm. Ở vào thời điểm quyết định này, Xiêm may mắn được cai trị bởi hai vị xuất sắc, là vua Rama I và vua Rama II, những người đã quá rành các thủ đoạn của phương Tây. Họ đã bảo tồn được nền độc lập của đất nước bằng việc khởi xướng những cuộc cải cách sinh tử để hiện đại hóa và làm cho quốc gia trở nên hùng cường.
Dưới hai triều vua đầu tiên, Rama I và Rama II, Xiêm tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh xâm lược của Miến Điện, từng bước phát triển kinh tế, mở rộng ngoại thương (đến cuối thời Rama II thì bắt đầu mở cửa với các nước châu Âu), tăng cường sức mạnh quân sự, củng cố và nâng cao vị thế quốc gia đối với các nước láng giềng như: Miến Điện, Campuchia, các tiểu quốc ở Lào và các tiểu quốc Hồi giáo ở bán đảo Mã lai.[1]
Rama III
Rama III, trị vì vào khoảng (1824-1851), là hoàng tử trưởng của Rama II nhưng không phải là con của Chính cung hoàng hậu, được hội đồng hoàng gia họp quyết định đưa lên ngôi vua lúc 37 tuổi, thay vì theo luật là phải chọn hoàng tử Mongkút là con của Chính cung hoàng hậu. Vì Rama II khi mất không để lại di chúc, hội đồng hoàng gia thấy nước Xiêm cần có một vị vua vừa quyết đoán nhưng cũng vừa phải ứng xử linh hoạt với phương Tây (các nước thực dân Âu – Mỹ), nên đã quyết định chọn ông.
Dưới thời của vua Rama III, vương quốc Xiêm tiếp tục chính sách mở cửa với phương Tây. Với mục tiêu chung là giành được những điều khoản buôn bán tối huệ và những đặc quyền đặc lợi khác, hai nước Anh và Mỹ đã ký kết các hiệp ước với Xiêm vào các năm 1826 và năm 1833.
Rama IV
Vua Mongkut, hay còn gọi là Rama IV (1851 – 1868). Vốn là một nhà sư từng đi đây đi đó rất nhiều, ông đã cho xây dựng nhiều đường sá và thuê những giáo viên người nước ngoài đến đây dạy dỗ người Thái.
Vua Chulalongkorn (Rama V)
Người lên kế vị ông, vua Chulalongkorn, cai trị cho đến năm 1910. Chulalongkorn đã bãi bỏ tục lệ thần dân phải quỳ lại trước mặt ông, thủ tiêu chế độ nô lệ, cải thiện nền hành chính ở địa phương và trên toàn quốc, giám sát việc phát triển các ngành đường sắt, xe điện, ôtô, và thuê các cố vấn người nước ngoài đến phục vụ trong triều đình của ông.
Rama VI
Người trị vì tiếp theo là Rama VI (1910 – 1925). Ông đã đưa Xiêm gia nhập lực lượng của phe Đồng minh vào thời Thế chiến thứ Nhất. Sự kiện này đã dẫn đến việc ký kết một bản hiệp ước cải thiện được rất nhiều địa vị của Xiêm trong quan hệ với Mỹ và Pháp.
Rama VI cũng đã ban hành tên họ cho người Xiêm và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Và Xiêm là quốc gia đầu tiên ở Châu Á thực hiện chế độ này. Lúc bấy giờ Xiêm đã bắt kịp với thế giới các nước phát triển. Tuy nhiên, một tầng lớp xã hội mới không chịu an phận đang ngày một nhiều lên, họ coi nền quân chủ chuyên chế là một trở lực cho tương lai phát triển của Thái Lan.
Rama VII
Dưới thời Rama VII, cuộc khủng hoảng chính trị của Xiêm đã lên đến đỉnh điểm. Cuộc Đại Suy thoái những năm 30 đã khiến cho ngành xuất khẩu gạo đặc biệt khó khăn, gây ra những rắc rối lớn về tài chính. Nhà vua cố gắng giải quyết vấn đề này bằng một sắc thuế mới đánh vào thu nhập, nhưng điều đó đã khiến cho dân chúng nổi giận. Năm 1932, một nhóm sĩ quan và trí thức được đào tạo ở Châu Âu đã đảo chính cướp chính quyền và tuyên bố thành lập một nhà nước quân chủ lập hiến, họ muốn bằng cách đó giới hạn quyền lực của nhà vua.
Rama VIII
Trị vì: 2 tháng 3 năm 1935 – 9 tháng 6 năm 1946)
Bhumibol Adulyadej đại đế (Rama IX)
Trì vị: 9 tháng 6 năm 1946 – đến nay
Danh sách các vua
- Phrabat Somdet Phra Buddha Yotfa Chulaloke (Rama I)
พระบาทสมเด็จพระพุทธยอดฟ้าจุฬาโลกมหาราช / (6 tháng 4 năm 1782 – 7 tháng 9 năm 1809) - Phra Buddha Loetla Nabhalai (Rama II)
พระบาทสมเด็จพระพุทธเลิศหล้านภาลัย / (7 tháng 9 năm 1809 – 21 tháng 7 năm 1824) - Phra Nangklao Chaoyuhua (Rama III)
พระบาทสมเด็จพระนั่งเกล้าเจ้าอยู่หัว / (21 tháng 7 năm 1824 – 2 tháng 4 năm 1851) - Phra Chom Klao Chaoyouhua (Rama IV, Mongkut)
พระบาทสมเด็จพระจอมเกล้าเจ้าอยู่หัว/ (3 tháng 4 năm 1851 – 1 tháng 10 năm 1868) - Phra Chula Chomklao Chaoyuhua (Rama V, Chualalongkorn)
พระบาทสมเด็จพระจุลจอมเกล้าเจ้าอยู่หัว “พระปิยมหาราช” / (2 tháng 10 năm 1868 – 23 tháng 10 năm 1910) - Phra Mongkut Klao Chaoyuhua (Rama VI, Vajiravudh)
พระบาทสมเด็จพระมงกุฎเกล้าเจ้าอยู่หัว / (23 tháng 10 năm 1910 – 26 tháng 11 năm 1925) - Phra Pokklao Chaoyuhua (Rama VII, Prajadhipok)
พระบาทสมเด็จพระปกเกล้าเจ้าอยู่หัว / (26 tháng 11 năm 1925 – 2 tháng 3 năm 1935) - Phra Bat Somdet Phra Poramen Maha Ananda Mahidol Phra Atthamaramathibodin (Rama VIII, Ananda Mahidol)
พระบาทสมเด็จพระเจ้าอยู่หัวอานันทมหิดล / (2 tháng 3 năm 1935 – 9 tháng 6 năm 1946) - Bhumibol Adulyadej đại đế (Rama IX)
พระบาทสมเด็จพระเจ้าอยู่หัวภูมิพลอดุลยเดชมหาราช / (9 tháng 6 năm 1946 – đến nay)
Chú thích
Tham khảo
- Nhiều tác giả- Các nhân vật lịch sử cổ trung đại – Nhà xuất bản vụ trung học – năm 1998.
- Lịch sử Thái Lan qua các thời kỳ- tạp chí Xưa và Nay – nhiều số – năm 2002.
- Bài viết trích từ khóa luận tốt nghiệp “Bài thuyết minh xây dựng tuyến điểm đất nước Thái Lan” – tác giả Phan Minh Châu – Lưu tại thư viện trường Đại học dân lập Hùng Vương. Phần lịch sử Thái Lan.[1]
- G.S Nguyễn Tấn Đắc, Văn hóa Đông Nam Á, nhà Xuấn Bản Khoa Học Xã Hội. Xuất bản năm 2000
- Trịnh Huy Hóa (biên dịch), Đối thoại với các nền văn hóa – Thái Lan, Nxb Trẻ. Phần Thái Lan. Xuất bản năm 2003.
- Ts. Đỗ Quốc Thông, Giáo trình địa lý du lịch thế giới. Giáo trình của trường Đại học dân lập Hùng Vương.
- Ts.Trần Văn Thông, Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản giáo dục. Xuất bản năm 2005.
- Elvis,English – Thai – English, Top. Bk.th, trang 198, Năm 2003
- Khumudriemsop, Hi-ed publishing, Spicy Co.ltd.
- Nangsudonthang, Panrawat Sumkhuthong, Bangkok Book.
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Vương triều Chakri |
Động đất L’Aquila 2009
Động đất tại Abruzzo năm 2009 | |
---|---|
Ngày | 6 tháng 4, 2009 |
Độ lớn | 6,3 Thang độ lớn mô men |
Độ sâu | 10km |
Tâm chấn | 42,423°B 13,395°ĐTọa độ: 42,423°B 13,395°Đ |
Quốc gia và vùng chịu ảnh hưởng |
Ý |
Sóng thần | 40 cm (16 in) |
Thương vong | 291+ chết[1] 10 mất tích[2] 1.000+ bị thương[3] 40.000-50.000 mất nhà cửa[4] |
Trận động đất tại Ý năm 2009 xảy ra vào sớm thứ hai, 6 tháng 4, 2009, làm rung chuyển khu vực miền trung nước Ý, khiến nhiều ngôi nhà và công trình cổ bị sập và có gần 300 người thiệt mạng, hơn 1000 người bị thương.[5] Đây là trận động đất khủng khiếp nhất tại Ý trong ba thập kỷ qua.
- 1 Địa chấn
- 2 Thương vong
- 3 Ý vật lộn với hậu quả
- 4 Những người sống sót
- 5 Thời tiết thay đổi
- 6 Di sản bị tàn phá
- 7 Tranh cãi về cảnh trước đó
- 8 Báo động
- 9 Phản ứng quốc tế
- 10 Quốc tang
- 11 Nhà xây cẩu thả
- 12 Cơ hội cho Berlusconi?
- 13 Câu chuyện con người
- 14 Truy tố các nhà khoa học
- 15 Chú thích
- 16 Liên kết ngoài
Địa chấn
Tâm chấn nằm sâu dưới lòng đất 10 km tại khu vực núi non Abruzzo, cách thủ đô Roma 95 km về phía đông bắc. Trận động đất mạnh 6,3 thang độ lớn mô men xảy ra vào khoảng 3:30 phút sáng (giờ địa phương), có tâm chấn tại L’Aquila, miền trung Ý.[6]
Ngoài ra còn có 26 thành phố và thị trấn khác cũng phải chịu ảnh hưởng của trận động đất. Khoảng 30.000 đến 40.000 người dân Ý đã bị mất nhà cửa sau vụ động đất. Một khu ký túc xá của sinh viên và tháp nhà thờ ở trung tâm L’Aquila bị hư hại nặng nề trong cơn địa chấn. Các khu vực dân cư xung quanh thành phố này cũng hứng chịu ảnh hưởng. Thành phố có từ thời trung cổ L’Aquila có dân số 70.000 người là nơi lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ kính.[7]
Theo các nhân chứng, tất cả người dân đều đổ ra đường sau động đất để tìm đến nơi an toàn. Đồ đạc bị xô, bóng đèn bị lắc trong khi còi báo động của xe ôtô bị tắt. Tại thủ đô Rome cũng cảm nhận được ảnh hưởng của trận động đất này khi các tòa nhà bị rung lắc.[8] Nhiều người ở Roma bị đánh thức lúc nửa đêm.
Động đất là đặc biệt nguy hiểm ở một số khu vực thuộc Ý bởi vì một số tòa nhà ở nơi này có tuổi thọ vài thế kỷ.
Thương vong
Có nhiều người bị thương trong khi một số khác bị kẹt dưới đống đổ nát trong khu vực. Lực lượng cứu hộ có mặt hiện trường để tìm kiếm các nạn nhân. Theo hãng thông tấn Ansa của Ý, nhiều công trình kiến trúc cổ đã bị sập ở l’Aquila. Theo cập nhật mới nhất của cơ quan chức năng Ý thì con số người chết đã lên tới 150 người và con số bị thương leo lên tới 1.500 trường hợp.
Số người chết có khả năng còn tăng tiếp do nhiều người đang trong tình trạng vô cùng nguy kịch. Trong khi đó, rất nhiều xác chết chưa được tìm thấy từ những đống đổ nát và khi được phát hiện thì chắc chắn sẽ đưa con số thiệt mạng lên cao hơn.
Các nhân viên cứu trợ đào tìm người bị thương và cả xác chết, trong khi người còn sống sót, kể cả những người bị thương, vẫn đi tìm thân nhân của mình. Cơ quan chức năng đã điều xe các loại tới dỡ bỏ chướng ngại vật để tìm nạn nhân. Những ngôi nhà lớn đang là tâm điểm bởi đó là những nơi chôn vùi nhiều nạn nhân. Xe cứu thương đang lao như con thoi qua lại giữa các đống đổ nát để đưa người bị thương vào viện. Lực lượng cứu hỏa, các tình nguyện viên và binh lính đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm người sống sót bị kẹt dưới những đống đổ nát.
Cảnh tượng hiện tại có thể nhận thấy rõ nét nhất là cảnh hoang tàn đổ nát là cảnh tượng rõ nét nhất. Nỗi đau thương, mất mát và tang tóc bao trùm khắp ở khu vực l’Aquila thuộc miền trung Ý sau cơn động đất kinh hoàng.
Những người sống sót và bị mất nhà cửa được đưa tới sống tạm trong các khách sạn hoặc khu lều bạt mới dựng tại thành phố nằm bên những sườn đồi này. Rất nhiều ngôi nhà tại L”Aquila đã bị sập hoàn toàn, trong khi vô số những chiếc xe hơi bị mảnh vỡ đè nát nằm rải rác khắp thành phố.
Ý vật lộn với hậu quả
Trời đổ mưa lớn khi đêm xuống gây khó khăn cho công tác cứu hộ tại L’Aquila. Các nhân viên cứu hộ phải dùng tay không dọn từng viên gạch để tìm người sống sót, nhằm tránh tình trạng việc sử dụng máy xúc và cần cẩu có thể gây nguy hiểm cho người mắc kẹt.
Khoảng 5.000 nhân viên cứu hộ được huy động tới hiện trường, trong khi các bệnh viện địa phương đang kêu gọi sự chi viện của những bác sĩ và y tá trên khắp Ý. Thủ tướng Silvio Berlusconi ban bố tình trạng khẩn cấp và lệnh cho huy động nguồn lực của cả nước để đối phó với hậu quả của thảm họa tại L’Aquila.
Tiếp sau trận động đất là hàng loạt cơn dư chấn dữ dội tại vùng L’Aquila. Người đứng đầu Chữ thập Đỏ Ý Francesco Rocha nói, ưu tiên đầu tiên của cơ quan này là cứu những người còn kẹt dưới những ngôi nhà sập. Ưu tiên thứ hai là tổ chức lại cuộc sống cho những người bị mất nhà cửa mà ông ước tính lên tới 50.000 người.
Những người sống sót
Cuốn mình trong những tấm chăn, hàng trăm người sống sót bàng hoàng nhớ lại giây phút thần chết gõ cửa.
“Bạn không nghĩ lại có chuyện như vậy xảy ra ban đêm. Chúng tôi vọt ra khỏi nhà, đi chân trần và không kịp vớ lấy cả điện thoại. Một bức tranh rơi ngay xuống người tôi nhưng lúc đấy tôi chỉ nghĩ được là phải ra khỏi nhà ngay. Cánh cửa mãi không mở được. Thật không chịu nổi, chỉ giây lát thôi mà tôi cảm giác như là bất tận”, một phụ nữ kể lại cú thoát hiểm trong cơn địa chấn ở L’Aquila.
Ở một góc phố đầy gạch đá, Tancredi Vicentini chạy theo một nhóm cứu hỏa cầu cứu. Người đàn ông (sinh 1976) này cùng bạn gái chạy thoát bằng cách nhảy ra khỏi cửa sổ khi trận động đất xảy ra nhưng bà mẹ già của anh ngủ ở phòng bên còn mắc kẹt bên trong. “Mọi thứ diễn ra quá nhanh và bụi mù mịt khiến tôi không thể thở hay nhìn thấy bất kỳ thứ gì”, Vicentini nói.
Nhiều ngôi nhà ở thành phố nhỏ này trông như vừa trải qua một trận bom. “Đây là chiếc giường mà tôi thường dùng khi bố mẹ đến thăm”, một người đàn ông chỉ vào đống đổ nát trong căn bếp đầy gạch đá và nói. “Thật may mắn là đã không ai ngủ trong này”, anh nói.
Những người sống sót mệt và đói tập trung ở những khu đất trống để tránh nguy cơ nhà sập. “Không có chuyện chúng tôi mạo hiểm quay vào nhà cho dù nó chỉ bị hư hại nhẹ. Và tôi cũng không liều lĩnh ở trong khách sạn đâu”, Gianni Festa, sinh 1968, nói khi đang ở sân vận động cùng vợ và con gái đêm qua.
Nhiều người nằm cuộn tròn trong chăn trên nền đất của sân vận động nhưng mưa xuống khiến họ phải chen chúc trong những túp lều tạm. Ở đầu kia thành phố, một số gia đình chuẩn bị qua đêm trong những chiếc ôtô đỗ trước một nhà thờ. “Một ngày dài và mệt mỏi”, Piera Colucci nói khi ngồi trong bóng đêm trong xe với gia đình. Nhiều người đã mất sạch tài sản trong cơn động đất và thậm chí không biết qua đêm ở đâu. “Hầu hết các ngôi nhà bị phá hủy nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ cần nhiều tiền và cả thời gian để xây dựng lại”, theo một thanh niên.
Thời tiết thay đổi
Một ngày trong trẻo và đầy nắng bắt đầu giữa khói bụi và đổ vỡ tan hoang của những ngôi nhà có tuổi thọ hàng thế kỷ nhưng lại kết thúc bằng một đêm mưa gió, gây thêm khó khăn cho lực lượng cứu hộ. Bụi vữa biến thành bùn nhưng vẫn khiến các nhân viên tốn sức khi họ phải dùng tay lôi gạch và gỗ ra để tránh làm các nạn nhân bị thương nặng thêm.
Di sản bị tàn phá
Francesco Rocha, Cao uỷ Hội Chữ thập Đỏ Ý, nói số người vô gia cư lên tới 50.000 người. Francesco nói ưu tiên hàng đầu của Hội là cứu người kẹt dưới những ngôi nhà sập, tiếp đến là tổ chức cuộc sống cho những người mất nhà cửa.
L’Aquila được xem là một trong những tài sản về kiến trúc của Ý. “Hư hại nghiêm trọng hơn nhiều so với chúng tôi nghĩ”, Giuseppe Proietti, một quan chức thuộc Bộ Văn hóa ở Roma, nói. “Trung tâm lịch sử L’Aquila đã bị huỷ hoại”. Hầu hết trung tâm L’Aquila đã được xây dựng lại sau trận động đất năm 1703.
Tranh cãi về cảnh trước đó
Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm người Ý, Giampaolo Giuliani nói là đã dự báo trận động đất bằng các đo đạc hàm lượng radon thoát ra từ mặt đất. Ông đã bị cho là người đưa tin không chính xác và buộc phải xóa các thông tin ông phát hiện trên internet. Ông cũng bị cảnh sát cho là người “gây ra nỗi sơ hãi” cho dân chúng địa phương vào một tuần trước đó, khi ông dự đoán có một trận động đất sắp xảy ra tại Sulmona, cách L’Aquila khoảng 50 km vào ngày 30 tháng 3 và điều đó đã không xảy ra (và sự thật rằng khu vực Sulmona chỉ bị ảnh hưởng rất nhỏ từ trận động đất ngày 6 tháng 4).[9] Enzo Boschi, Viện trưởng Viện nghiên cứu Địa vật lý quốc gia Ý nói rằng “Mỗi khi động đất xảy ra mọi người hay thanh phiền là phải dự báo nó”. “Hơn thế nữa tôi biết rằng không ai có thể dự báo trận động đất này một cách chính xác và khó có thể dự đoán các trận động đất.”[10].
Báo động
Thủ tướng Silvio Berlusconi tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn Ý sau khi miền trung nước này hứng chịu trận động đất dữ dội. ông đã huỷ chuyến công du đã định tới Nga và tới các khu vực bị động đất. Không lâu sau trận động đất lúc 03:32 sáng giờ địa phương (khoảng 09:32 giờ Việt Nam), Tổng thống Ý Giorgio Napolitano và Thủ tướng Berlusconi đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để đánh giá tình hình.
Trong một cuộc họp báo 8 tháng 4, ông Berlusconi cảnh báo về tình trạng hôi của và tuyên bố chính phủ sẽ nhanh chóng đưa ra đạo luật mới nhằm trừng phạt nặng những kẻ phạm tội. “Những người nhẫn tâm lợi dụng thảm họa này để kiếm lợi sẽ bị trừng phạt thích đáng”, ông nói. Bộ trưởng Nội vụ Roberto Maroni khẳng định cảnh sát sẽ tăng cường tuần tra để ngăn chặn nạn hôi của.
Phản ứng quốc tế
“Chúng tôi muốn gửi lời chia buồn và chia sẻ đến tất cả các gia đình ở khu vực động đất,” Tổng thống Barack Obama phát biểu khi ông đang có chuyến thăm chính thức đến Thổ Nhĩ Kỳ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Wood nói Đại sứ quán Mỹ tại Roma sẽ tặng 50.000 Mỹ kim cho quỹ cứu trợ khẩn cấp của Ý trong khi Chủ tịch Quốc hội Mỹ Nancy Pelosi đã gọi điện chia buồn với Thủ tướng Berlusconi.
Theo các quan chức Ý, các nước đã đề nghị giúp đỡ nhưng Ý đã trả lời họ không cần thêm các đội cứu hộ. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ “sự buồn rầu sâu sắc trước sự mất mát về con người và sự phá hủy về tài sản ở miền Trung Ý,” nữ phát ngôn viên của ông Ban Ki-moon nói.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev phát biểu đất nước ông hoàn toàn bị sốc bởi thảm kịch đồng thời nói thêm rằng: “Chúng tôi cảm thông và chia sẻ với những nạn nhân của trận động đất và xin chia buồn với họ.” Giáo hoàng Benedict XVI cũng đã gửi lời cầu nguyện của ông đến những nạn nhân của trận động đất, Thành Vatican nói.
Quốc tang
Hai ngày sau động đất, Ý chuẩn bị tổ chức tang lễ cho các nạn nhân. Ít nhất 7 dư chấn mạnh đã xảy ra ở vùng này trong đêm 7 tháng 4, khiến một người thiệt mạng. Theo nhà chức trách, khó có thể biết khi nào sẽ hết dư chấn. Hoạt động cứu hộ chuyển dần sang dọn dẹp các đống đổ nát. Khi dư chấn tiếp tục xảy ra, hy vọng tìm được người sống sót đang giảm dần. Lực lượng cứu hộ không tìm thấy bất kỳ nạn nhân nào còn sống kể từ tối 8 tháng 4.[11]
Vào thứ năm 9 tháng 4, chuông nhà thờ vang lên tại nhiều thành phố và thị trấn ở miền trung Ý để tiễn đưa những nạn nhân. Trong lúc các thi thể tiếp tục được kéo ra khỏi những đống đổ nát, hàng ngàn người mất nhà vẫn xếp hàng để nhận lương thực và nước tại thành phố L’Aquila – nơi bị thiệt hại nặng nề nhất trong trận động đất. “Giờ đây chúng tôi chỉ cần những thứ hàng hóa cơ bản. Hàng chục nghìn người mất nhà cửa đang sống trong lều. Nhiều người không có kem đánh răng. Chẳng có nơi nào bán thuốc lá hay cà phê”, Massimo Cialente, thị trưởng thành phố L’Aquila, nói.[12]
Một lễ tang tập thể được tổ chức vào thứ sáu 10 tháng 4 ở bên ngoài L’Aquila và thứ sáu sẽ là ngày toàn quốc để tang các nạn nhân của trận động đất. Giáo hoàng Benedict XVI tới thăm khu vực động đất “trong thời gian sớm nhất có thể”. Hàng ngàn người dân Ý đến tham dự lễ tang. Những người tham dự lễ tang đã cầu nguyện trước 205 quan tài được phủ đầy hoa và ảnh của những người đã chết tại sân của một học viện cảnh sát ở L’Aquila.
Những chiếc quan tài màu trắng nhỏ với thi thể của những đứa trẻ được đặt nằm cạnh quan tài của bố mẹ. Trên những quan tài của những em bé được cài những món đồ chơi mà chúng yêu thích. Em bé nhỏ nhất thiệt mạng trong trận động đất khủng khiếp chỉ mới 5 tháng tuổi. Cậu bé này đã thiệt mạng cùng với mẹ của mình.
“Những người này sẽ luôn ở bên cạnh chúng tôi, từng người một. Những đứa trẻ, những sinh viên, tất cả mọi người,” bà Daniela, 59 tuổi, nói. “Trong tôi tràn đầy nỗi đau nhưng chúng ta vẫn phải hy vọng. Chúng ta là những người mạnh mẽ, tôi đã chứng kiến rất nhiều sự dũng cảm và sự đoàn kết ở đây.”
Nhà xây cẩu thả
Một số người đến tưởng niệm nói sự đau buồn đang trộn lẫn cùng với “rất nhiều sự phẫn nộ. Những ngôi nhà ở đây đã sụp đổ một cách quá dễ dàng. Điều này đáng ra không nên xảy ra.” Liên quan đến vấn đề những ngôi nhà bị sụp đổ một cách quá dễ dàng trong trận động đất, Ý đã bắt đầu tiến hành điều tra chất lượng những ngôi nhà này. Kết luận ban đầu cho thấy những ngôi nhà sụp đổ đầu tiên trong trận động đất đều được xây dựng một cách cẩu thả, không theo tiêu chuẩn chống động đất đối với khu vực rất dễ xảy ra động đất như ở Ý.[13]
Cơ hội cho Berlusconi?
Trận động đất đã trao cho Thủ tướng Silvio Berlusconi một cơ hội để thể hiện nghị lực vốn đã giúp ông đứng vững trên chính trường suốt 15 năm. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện thời hầu như không ảnh hưởng đến sự ủng hộ của dân chúng dành cho nhà lãnh đạo này.
Trước khi thảm họa xảy ra, các đối thủ của Berlusconi gắn cho vị Thủ tướng bảo thủ này mác “phản dân chủ” vì ông chỉ trích quốc hội chậm chạp. Nhưng cái mác đó ngay lập tức bị quên lãng khi ông tới thăm khu vực đổ nát Abruzzo và đưa ra hàng loạt chỉ thị. “Chính phủ là ở đây”, nhà tỷ phú Berlusconi tuyên bố, nhắc lại chính câu ông từng nói ở Napoli nhằm dọn sạch những đống rác cao ngang vai chỉ trong 2 tháng mà chính phủ trung tả trước đó không làm được. Vào tháng 3, 2009 Berlusconi khánh thành một nhà máy mới, được xây dựng chỉ trong 10 tháng, sản xuất điện từ rác thải.
Sau trận động đất ngày 6/4, 2009, Berlusconi tuyên bố sẽ khắc phục hậu quả và xây dựng một thành phố mới cho các gia đình trẻ chỉ trong vòng “24 đến 28 tháng”. Ở Ý, người ta quen chứng kiến những công trình công cộng được cam kết nhưng không bao giờ được thực thi, với các quỹ công thường bị cả nhà chức trách lẫn mafia bòn rút. Ở Sicilia lúc này, dân chúng vẫn sống trong những ngôi nhà khẩn cấp được dựng cho nạn nhân trận động đất năm 1908 làm 86.000 người thiệt mạng.
Tuy nhiên, phản ứng khẩn cấp giờ đây được Cơ quan Bảo vệ dân sự phối hợp rất tốt. Ngay vào sớm 7/4, họ đã dựng được tổng cộng 7.000 lều tạm trong và xung quanh L’Aquila, đủ chỗ cho 40.000 người vào trú ngụ. Khi câu hỏi được đặt ra là, tại sao cơ quan này không có phản ứng gì trước những cảnh báo gần đây của một nhà khoa học ở Abruzzo rằng sắp có một trận động đất, các nhà nghiên cứu địa chấn và các chính trị gia ở mọi phe phái đều khẳng định đó chỉ là một tin đồn “phản khoa học”.
Sát cánh bên các chỉ huy cứu hộ ở L’Aquila, Thủ tướng Berlusconi tuyên bố lúc tập trung vào cứu hộ và “sau đó chúng ta hãy nói về việc liệu có thể dự đoán được động đất hay không”. Berlusconi nhận được tỷ lệ ủng hộ cao ở Ý, với các cuộc thăm dò dư luận của chính ông cho thấy con số này là 60% còn các cuộc khảo sát độc lập cho kết quả trên 50%.
Câu chuyện con người
Người thăm dò ý kiến hàng đầu ở Ý, Renato Mannheimer, nói rằng Berlusconi đã lấy lòng được báo chí và xây dựng thành công một mối quan hệ tốt đẹp trực tiếp với dân thường trong nước. Và phản ứng của ông trước trận động đất càng làm cho công chúng ủng hộ ông hơn. “Berlusconi rất nổi tiếng. Ông ấy có một khả năng tạo ra mối quan hệ tốt đẹp trực tiếp với dân chúng… và mối quan hệ ấy phát huy rất hiệu quả, cả trong tình huống này cũng vậy”, trích lời Mannheimer.
Tái thiết các thị trấn và làng cổ ở Abruzzo dường như là một công việc khó khăn đối với một đất nước đang rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II. Tuy nhiên, Berlusconi đã cam kết 30 triệu Euro (40,6 triệu Mỹ kim) cứu trợ ngay lập tức và “hàng trăm” triệu nữa từ các quỹ thảm hoạ của Liên minh châu Âu.
Ý là nước có số nợ công cao thứ 3 thế giới với một khoản thâm hụt dự kiến sẽ vượt qua mức trần 3% của Liên Âu trong năm 2009, khi sản lượng kinh tế được cho là tụt giảm mạnh. Tuy nhiên, động đất được cho là không tác động mấy đến nền kinh tế Ý, theo nhà kinh tế học Paolo Mameli thuộc Ngân hàng Intesa Sanpaolo. Theo ông này, trận thiên tai vừa qua là “một câu chuyện thiên về con người hơn là về kinh tế”.
“Nó sẽ tác động không đáng kể đến tăng trưởng và tài chính công”, Mameli nhận xét. “Thường thì có một ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của người tiêu dùng nhưng điều đó sẽ chóng qua và về lâu về dài, có thể có tác động tích cực đến tăng trưởng từ việc tái thiết”, Mameli nói.
Truy tố các nhà khoa học
Ngày 23 tháng 10 năm 2012, sáu nhà khoa học và một cựu quan chức Ý bị tuyên án 6 năm tù vì “dự báo sai động đất”. Các bị cáo này đều là thành viên Ủy ban quốc gia về dự báo và ngăn chặn nguy cơ nghiêm trọng của Ý và là các nhà khoa học nghiên cứu địa chấn hàng đầu của Ý và thế giới. Ngoài án tù, họ còn bị cấm đảm trách các công việc tại các cơ quan nhà nước, phải thanh toán án phí và bồi thường thiệt hại 50 triệu USD. Tòa án địa phương xác định họ đã “phạm tội giết chết nhiều người”. Còn công tố cáo buộc họ “cẩu thả và khinh suất vì đã cung cấp những đánh giá nguy cơ địa chấn không hiệu quả cũng như đưa ra những dự báo không đầy đủ, thiếu chính xác”.
Chú thích
- ^ http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/7994856.stm
- ^ http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5jkcWIUobzfe0DCXm1fJn_Xfj_QpgD97ETEN00
- ^ http://www.corriere.it/cronache/09_aprile_08/nuovo_bilancio_terremoto_abruzzo_8f2d2710-23fe-11de-a75a-00144f02aabc.shtml
- ^ http://www.corriere.it/cronache/09_aprile_10/sisma_funerali_a01cdc3e-259b-11de-bdf0-00144f02aabc.shtml?fr=box_primopiano
- ^ http://www.univision.com/content/content.jhtml?cid=1897646
- ^ http://earthquake.usgs.gov/eqcenter/recenteqsww/Quakes/us2009fcaf.php
- ^ http://lta.reuters.com/article/topNews/idLTASIE53502020090406
- ^ http://lta.reuters.com/article/topNews/idLTASIE53504020090406
- ^ http://www.adnkronos.com/AKI/English/Security/?id=3.0.3185190875
- ^ http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/europe/italy/5114139/Italian-earthquake-experts-warnings-were-dismissed-as-scaremongering.html
- ^ http://notizie.virgilio.it/cronaca/terremoto_in_abruzzo_diretta_10_aprile.html
- ^ http://www.lastampa.it/redazione/cmsSezioni/cronache/200904articoli/42690girata.asp
- ^ http://notizie.alguer.it/n?id=23329
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Động đất L’Aquila 2009 |
CNM365 CHÀO NGÀY MỚI
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
2014-04-05 18:00:07
Nguồn: http://khatkhaoxanh.wordpress.com/2014/04/06/cnm365-chao-ngay-moi/