ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Dịch sởi Bệnh viện quá tải, mẹ khóc con trong tuyệt vọng
Sunday, April 20, 2014 10:30
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Zero: việc không công bố dịch sởi đã khiến cho các cháu bé bị nhiễm chéo khi lên bệnh viện TW, những người làm cha mẹ chỉ mong điều kiện tốt nhất cho con mình nhưng họ đâu có ngờ rằng quyết định lên bệnh viện TW vào thời điểm này lại khiến cho các cháu bị nhiễm sởi và không những phải đối mặt với 1 mà nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Có chăng việc hơn 100 cháu không may mắn được ở lại cuộc sống này là vì bộ Y tế đã không công bố dịch sởi để các cháu nhiễm sởi tại bệnh viện như lời kể của người mẹ trong video này?

Và từ lời kể của người mẹ đang tuyệt vọng vì con nguy kịch: “nghe BS nói :”Các người vào mà cứu con cứu cháu, chúng tôi không cứu nữa.”

Trả lời bài viết Nỗi đau xé lòng của những người mẹ mất con vì sởi tại diễn đàn webtretho các mẹ cho biết thực trạng tại các bệnh viện như sau:

Hồi tết, bé nhà mình cũng đã điều trị Sởi tại khoa lây bệnh viện nhi. Đến bây giờ nghĩ lại mình vẫn còn sợ.

1. Vì sao con mình nhiễm bệnh?

Không phải cháu lại ở ngoài rồi mới đưa vào bệnh viện, mà cháu bị lây từ chính bệnh viện.
Trước khi bị sởi 12 ngày, bé nhà mình điều trị viêm phổi tại khoa :”Dị ứng, miễn dịch, khớp”
Tại đây có 2 trường hợp bị nghi là sởi, các bệnh nhân khác và chính người nhà bệnh nhân đều xin bác sỹ chuyển khoa cho các bé nếu ko nhiễm chéo, tuy nhiên bs một mực bảo ko phải, mặc dù ng các cháu nổi hết nốt của sởi. Sau đó vì bệnh nhân phản ứng gay gắt quá, bs bảo phải có xét nghiệm là Sởi mới cho chuyển sang khoa Lây. Sau 3 ngày xét nghiệm mà vẫn chưa có kết quả (tức bệnh nhân sởi đã nằm cùng các bé ko bị sởi 5 ngày), 5 ngày cũng ko có, sau đó y tá mới khai ra là dán nhầm mã bệnh nhân nên thất lạc kết quả xét nghiệm máu, lúc này 1 bệnh nhân thì ban đỏ đã bay bớt, hạ sốt nên ko đôi co mà xin xuất viện luôn, còn 1 bệnh nhân thì cũng đỡ và xuất viện trước đó.

2. Bé nhà mình được điều trị Sởi như thế nào?

Bé nhà mình xuất viện hôm mồng 3 tết do cháu đã đỡ, tuy nhiên đến mồng 6 cháu lại sốt lại, sau đó mồng 8 cháu nổi ban đầy người, miệng lở loét. Mình đem con đến viện nhi thì được cho là sốt phát ban ko phải lo. Mồng 10 tình hình xấu thêm, bé có biểu hiện khó thở khò khè, mình cho vào viện, bsỹ lúc này mới phán bé bị Sởi và kèm biến chứng viêm phổi, xuất huyết. Tuy nhiên kết quả có bị Sởi hay ko phải sau 3 ngày mới có kết quả (đến nay đã 2 tháng nhưng mình vẫn chưa có kết quả con bị Sởi hay không?)

Chưa đến đoạn đau sót nhất các mẹ ạ. Bé nhà mình nhập viện khoa Lây, y tá dẫn lên phòng, mình bị Sốc hoàn toàn. Phòng tầm 12m2 và đến 16 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân là 1 bà mẹ, có bệnh nhân thì cả bố lẫn mẹ, sơ sơ đã 40 con người trong cái phòng 12m2, bố mẹ ko có chỗ đứng, chỉ có chỗ cho các bé nằm, nhà vệ sinh thì ở trong nên sàn nhà be bét nước mng đi từ nhà vệ sinh. Con mình đã nằm trên khoa Dị ứng vài lần và ở cũng đến vài tháng, mỗi giường cũng 2,3 cháu là chuyện bình thường nhưng mình vẫn Sốc khi đến khoa Lây vì mức độ ngột ngạt, khó thở của nó. Với mình 3 ngày ở đó là 3 ngày kinh khủng nhất mình từng trải qua. Các mẹ ở đó phân chia nhau từng chỗ ngồi, nhà mình chồng đến thăm bế con thì vợ phải chạy ra ngoài vì nếu 2 ng thì các cháu lấy đâu ko khí mà ở, cũng có những gia đình ko ý thức người kéo vào thăm ùn ùn cười nói mà ko nghĩ đến các cháu đang phải đớp từng miếng oxy hiếm hoi.

Tại thời điểm đó có lẽ chưa cao điểm cho nên máy tiêm chưa thấy thiếu lắm, máy rung thì cũng đủ dùng, còn máy thở thì mình ko rõ vì phòng mình ko cháu nào phải thở. Rất nhiều phụ huynh mình biết, bệnh con họ chưa phải nặng nhưng cứ một mực phải vào Nhi dù nhà ở tỉnh xa. Rồi nhiều phụ huynh sống trong môi trường bệnh viện nhưng ko vệ sinh, cũng là một nguyên nhân dễ lây các bệnh

Các bác sỹ ngày chỉ khám qua loa buổi sáng mỗi cháu 1 vài phút, thứ 7, cn thì không khám nên mình nghĩ nhiều khi ko theo kịp diễn biến của bệnh.

Sau đó 3 ngày con mình bay bớt nốt ban nhưng vẫn ho khò khè, nốt xuất huyết đã mờ, mình xin bs cho về luôn, vì bác cũng bảo ở đây chỉ lây thêm bệnh thôi, về chịu khó điều trị viêm phổi ở nhà.

Mình cho con về và vẫn thở phào vì quyết định đúng đắn, nhiều mẹ ở tỉnh xa vẫn gắng gượng cho con ở thêm hi vọng chữa hẳn, chữa dứt. Nhưng mình vẫn nghĩ, trong môi trường như thế, bệnh viện là 1 cái ổ bệnh, hết bệnh này đến bệnh kia.

Rất mong chính phủ ban ngành đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất, xây thêm bệnh viện, đầu tư thêm máy móc thiết bị, giảm viện phí đi để các cháu đỡ khổ thêm.

Con mình từ lúc ra viện cũng ốm 2 lần nữa vì ho, viêm phế quản nhưng mình rút kinh nghiệm ko vào viện nhi mà vào viện tư cho nó nhanh và sạch, bsỹ khám cẩn thận hơn. Hic
P/S: Đến bây h mình vẫn ko biết có phải bé nhà mình bị Sởi ko, vì khi đi lấy kết quả, bệnh viện hết dung dịch thử mẫu nên gửi nên viện dịch Tễ và hứa khi có kết quả thì gọi điện, và đã 2 tháng nay chưa thấy gọi điện lại, mình cũng thử gọi vài lần nhưng không thấy kết quả của cháu. hic 

Cháu nhà e cũng thế. ban đầu cháu sốt qá nên nhập viện . họ bảo phát ban không phải sởi . cháu ở viện được 1 tuần thì đc về(lúc đấy cháu vẫn sốt hơn 38 độ C) về nhà đc mấy hôm thì nhà em thấy cháu cứ sốt qá, có lần lên đến 39-40 độ . sợ quá lại cho nhập viện .mất mấy ngày thì họ mới thông báo là cháu bị sởi và biến chứng suy hô hấp, viêm phổi ( Cháu còn bị tiêu chảy và không chịu ăn nữa) . Họ yêu cầu chuyển viện lên XanhPon . Cả gia đình tá hỏa lo lắng vì ai cũng biết chỉ có những cháu thật nặng mới được nhập viện tại đó . Thêm nữa là bệnh Viện cũng đang quá tải . Lên đến nơi nhìn các cháu ,các mẹ các bố nằm ngồi kín hành lang , cháu nào cũn đau cũng khóc, cây oxy và chuyền dịch cũng để dọc hành lang . Nhìn mà Xót Xa lắm . đến rồi chờ mãi làm thủ tục , chờ khám, chờ xét nghiệm , chờ tiêm …vvvv . Y tá nói 1 đằng làm 1 nẻo . quát mắng người nhà bệnh nhân . thái độ cực kỳ vô văn hóa….Đau lòng !
 Chiều ngày hôm kia bên e vừa tài trợ cho bệnh viện Nhi Trung ương 8 máy công nghiệp làm sạch không khí diệt trừ vi rút, vi khuẩn, nấm mốc và các chất bay hơi độc hại. Chính vì thế nên e đc đặc cách vào các phòng bệnh nhân, Sự thực là khủng khiếp các bác ạ, nhìn các bé nằm yếu ớt mà xót xa lắm. Thực sự nhìn những cháu khóc thành tiếng có khi còn vui vì có những cháu thậm chí còn không thể khóc, chúng quá yếu. Nhìn thấy chúng không ai là không động lòng cả. Lúc đó e chỉ ước, giá như mình có thể đưa máy vào sớm hơn, có thể e sẽ giúp dc nhiều cháu hơn. Nói về hành trình bỏ tiền túi của mình đi xin lắp miễn phí cho bệnh viện cũng lắm gian truân: “Rằng là khi nghe tin đưa về cái máy đó tên nó là Airocide – đã theo các phi hành gia bay vào vũ trụ được các tổ chức uy tín của Mỹ chấp thuận, bên e đã mất 2 năm đeo đuổi, đàm phán ỉ ôi chán chê mới kí dc cái hợp đồng phân phối, e lấy làm vui mừng và vinh dự lắm, vì cái máy này nó ưu điểm hơn tất các các máy trên thị trường, nó tiêu diệt vi rút, vi khuẩn, chất độc hại, rằng nó dc ứng dụng trong bệnh viên phòng chống lây lan bênh truyền nhiễm đặc biệt qua đường hô hấp, trong phòng chăm sóc sức khỏe, phòng mổ nó tiêu diệt dc vi khuẩn, vi rút, nầm mốc trả lại không khí trong lành, trong công nghiệp chế biến thực phẩm, bảo vệ rau quả, hoa tươi lâu… dùng trong gia đình thì có thể hạn chế nấm mốc, khử mùi hôi, vi rút, vi khuẩn ấy thế mà khi nghe tin SỞI bùng nổ bên em đã gặp các đồng chí trong viên nhi TW gợi ý là giúp bênh viện miễn phí để hỗ trợ điều trị cho các cháu, đặc biệt là tránh dc lây chéo từ cháu bị nặng sang bị nhẹ, từ không bị thành bị…e cũng đã show hết những ưu điểm của cái máy cho các bác ấy. Về mặt hồ sơ giấy tờ máy của e cũng đã dc kiểm nghiệm hết rồi..ấy thế mà người ta trả lời là “khó đấy”, phải xem lại xem nó như thế nào, phải kiểm định. Ối giời ơi, có đời thủa nhà ai….dịch lan tràn như thế? họ có mất tiền đâu, kiểm định quatest đã có, CO, CQ chứng từ rõ ràng chứng nhận của tổ chức chăm sóc sức khỏe con người FDA còn có, thế mà họ ko cho e lắp cho các cháu…e lại chạy vạy lên bộ xuống ngành, gặp các giáo sư tiến sỹ đầu ngành xin ý kiến…ở đâu những người làm chuyên môn cũng ủng hộ cái máy của e cả, họ công nhận là SP công nghệ tốt (năm 2013 cái máy đó đã đạt giải thưởng SP sáng tạo nhất toàn thế giới). E lủi thủi chưa biết tính sao vì trong tâm muốn làm điều gì đó cho các cháu nhỏ. Tối về nghe tin thời sự về Phó TT Vũ Đức Đam chỉ đạo xuống ngành e đã hạ quyết tâm, phải thử lại lần nữa…lại lên bộ ạ…lần này thì ma xui quỷ khiến thế nào mà lại dễ thế, trên chỉ đạo, dưới đồng ý ngay…sáng làm việc là sẽ hỗ trợ 5 máy công nghiệp, chưa kịp xuất hàng thì bên bệnh viện xin thêm 5 cái nữa… tức thì các đồng chí bên bệnh viên nhiệt đới lại gọi đến xin hỗ trợ, cả bệnh viện dưới Hải phòng nữa. Lúc này e lại ước, giá như hàng trong kho của e toàn máy loại lớn, giá như e có thêm 20 máy…nhưng tất cả e chỉ có 10 máy công nghiệp loại trung , 2 máy có đơn vị đặt xem nên phải giữ hàng cho họ còn 8 máy chuyển cho viện nhi…thế là e đành lỗi hẹn với bệnh viện nhiệt đới. Ngay buổi chiều bên e xuất hàng và lắp cho viện nhi tại khoa cấp cứu, bây giờ máy đang hoạt động ổn định, bên bệnh viện sẽ làm những mẫu để kiểm định kết quả, song song với điều đó bên e cũng sẽ làm độc lập để so sánh. Giờ thì e cũng thở phào 1 tý, e hoàn toàn tin tưởng vào kết quả của cái máy mang lại. Hiệu quả kinh doanh của e chưa biết sẽ đến đâu, nhưng lô hàng đầu tiên sẽ phục vụ cho cái tâm của mình cái đã.
Qua hành trình đưa cái máy vào viện e cũng hiểu rằng: các bác sỹ họ cũng có cái khó của nó, có những bác sỹ họ chia sẻ thực sự mỗi khi di chuyển họ phải đi nhanh gần như là chạy thì mới giải quyết dc…vì bản thân họ cũng đang quá tải. E cũng hiểu là trong viên còn có người này người kia, và họ cũng chịu áp lực từ đâu đó điển hình: ” Khi e đang tiến hành lắp máy cho các cháu thì đài VTC14 họ cũng đến để đưa tin, cũng có 1 bác quát :” nếu tin này bị đưa thì tôi sẽ kiện các cậu – ý nói VTC14″, thế những tối hôm qua chúng ta vẫn thấy họ đưa lên đấy thôi. Qua đợt này e cũng rút ra, nếu nghi ngờ con mình bị mắc bệnh trong dịp này thì tốt hơn hết là tránh xa những ổ dịch và sáng suốt để lựa chọn, bệnh viện, bác sỹ cho con mình. Mong VN sẽ sớm dập dc dịch này để các thiên thần của chúng ta sống trong niềm vui và khỏe mạnh.

Nỗi đau xé lòng của những người mẹ mất con vì sởi  
 

B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy0ydFFqbW1kQXRSQS9VMUlsZVhnYzdSSS9BQUFBQUFBQU1fYy9HOGc0TDNNaVVhYy9zMTYwMC8xNDU4Njc5XzczODUzODQ2NjE2NjUzOV80MTk4NzA1NDgxMjkxNTQzMzMzX25fUVFOSy5qcGcuYXNoeC5qcGc=
“Các ban ngành hô hào phòng chống rất mạnh, nhưng điều quan trọng là công bố dịch thì chưa làm trong khi số lượng tử vong ở các trẻ em ngày càng gia tăng, thậm chí cả người lớn đã bị biến chứng lên não”, đó là chia sẻ của những bà mẹ mất con, hoặc có con nhiễm dịch sởi đã và đang điều trị ở Bệnh viện Nhi TW (Hà Nội).
Ngày đón con về cũng là ngày con ra đi mãi mãi!
Nghẹn ngào trong làn nước mắt, chị H.M (Thái Bình) chia sẻ với chúng tôi rằng con chị đã ra đi vì căn bệnh sởi quái ác.
Nhưng ác nghiệt thay, theo chị H., con chị mất đi không phải là do bị tim bẩm sinh từ bé mà do chính thái độ thờ ơ của các bác sỹ trong Khoa lây Bệnh viện Nhi TW.
Con gái chị H.M mới được 7 tháng, khi đưa con lên Hà Nội chữa bệnh tim, chị không ngờ ngày đưa con về cũng là ngày hai mẹ con chị rời xa nhau mãi mãi. 
Suốt hai tháng trời nằm ở Khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi, thấy con chị khỏe lên rất nhiều và cả gia đình háo hức chờ đợi ngày đón con. 
Trước ngày ra viện một ngày, con chị có biểu hiện sốt, chị có nói với bác sỹ test vi rút sởi cho con chị nhưng các bác sỹ đều cho rằng những nốt ban trên người con không phải do sởi và  giải thích “các nốt ban phải từ trên đầu xuống” và yêu cầu gia đình đưa cháu về.
Đến ngày hôm sau, con gái chị vẫn sốt cao, nhờ được sự can thiệp của một bác sỹ quen mà con chị được chuyển xuống khoa lây. Các bác sỹ lúc đó vẫn khẳng định, con gái chị chưa bị virut vào phổi và phổi không hề bị bội nhiễm bởi virut. 
Đến khi con chị tím tái đi vì khó thở thì các bác sỹ mới cuống cuồng hô hấp cho con, bóp bóng để con hồi tỉnh.
Lúc đó thì đã quá muộn, con gái chị đã vĩnh viễn ra đi sau 2 ngày chuyển xuống khoa lây viện Nhi. 
Chị H.M chia sẻ: “Hôm con gái tôi mất, bác sỹ T. có trực, tôi đã đến nhờ ông nhưng ở bệnh viện máy thở thiếu thốn, bác sỹ áp lực về bệnh nhân quá đông nên họ đã không khám cho con gái tôi cẩn thận. Đến chiều thì cháu mất, giá như lúc đó con tôi được các bác sỹ chú ý một chút thì có lẽ con tôi không chết oan uổng. Tôi nghĩ có quá nhiều bệnh nhi đã tử vong vì dịch sởi, vì vậy sau khi con tôi đã mất, tôi chỉ mong Bộ Y tế công bố đại dịch sởi để toàn dân được biết và phòng tránh”, chị M. nói.
Đau xót, sợ hãi
Cùng chung tâm sự với chị H.M, chị L.H có con 8 tháng tuổi vào Khoa lây Bệnh viện Nhi ngày 16.2 nhưng chỉ sau 5 ngày nhập viện, con chị đã không qua khỏi. 
Chị M. cũng khẳng định với chúng tôi: “Lúc đó tôi đã quá chủ quan, khi các bác sỹ nói rằng con tôi nhiễm sởi, tôi đã không đòi xem kết quả xét nghiệm sởi, nếu xét nghiệm đặc biệt thì mới biết bị nhiễm sởi, dù xét nghiệm 2 lần vẫn chưa chắc đã bị nhiễm sởi. Vì vậy, khi bác sỹ nói sao thì tôi nghe thế, đưa con vào khoa lây, tôi có ngờ đâu rằng đó là con đường đưa con tôi rời xa mãi mãi”.
Trong làn nước mắt, chị còn nói thêm với chúng tôi: “Khoa lây, khoa cấp cứu đông lắm. Có cháu nào bị suy hô hấp nặng, thì các bác sỹ đều nói cho các con về nhà đi, chỉ còn thở được vài tiếng nữa thôi.
Đa số các cháu xin về nhà để gia đình gần con thêm một chút trước khi các con ra đi thôi. Có ngày tôi chứng kiến hàng chục cháu xin bác sỹ về, cứ mỗi lần nhìn thấy một gia đình thu gom đồ đạc là chúng tôi lại đau xót và sợ hãi”.
Gặp chị Mai Ly (Hà Đông) đang bước ra khỏi cổng bệnh viện, chúng tôi được chị cho biết con trai chị nằm trong viện được 1 tuần rồi, nhưng sức khỏe vẫn có chiều hướng đi xuống. 
Khi gia đình chị đưa con trai nhập viện, con chị đã bị khó thở và sốt cao, mặc dù gia đình đã tiêm 3 mũi tăng cường hệ miễn dịch cho con (7 triệu/1 mũi), nhưng vẫn chưa tiến triển. 
“Bác sỹ bảo tôi rằng, bệnh viện đã tiêm cho con tôi những liều thuốc tốt nhất rồi, cao nhất rồi nhưng sức khỏe con tôi vẫn không ổn định. Tôi rất lo lắng về vấn đề này vì chồng tôi người Đài Loan, anh ấy luôn cho rằng nếu đông bé bị nhiễm dịch tại sao không công bố dịch sởi để gia đình không đưa con về Việt Nam trong thời gian này, tránh lây nhiễm”.
Chồng chị Ly (Người Đài Loan) cho rằng Việt Nam nên công bố dịch sởi cách đây một tháng thì hợp lý hơn là đến tận giờ vẫn chưa công bố
Đến cái máy tiêm cũng không có 
Chị Ly cũng cho hay, gia đình chị đã có 3 cháu bị nhiễm sởi, nhưng con chị là nặng nhất vì cháu còn bị bệnh về tim, thế nên đường thở rất khó khăn. 
Khi người nhà bị nhiễm sởi, toàn bộ gia đình đều thay ca chăm sóc các cháu nhưng hiện tại anh trai chị đã bị nhiễm sởi do lây từ các cháu, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai vì bị biến chứng vào não, gây viêm não. Từ khi vào viện, con chị mới được 2 lần thở máy, còn đâu phải bóp bóng. 
“Đến cái máy tiêm cũng không có đủ, tôi phải nhờ người quen mượn máy tiêm trên khoa khác (điều này cấm kỵ ở bệnh viện vì máy khoa nào chỉ dùng được ở khoa đấy) để tiêm cho con tôi vì bác sỹ khoa lây nói “không còn máy”. 
Tôi không biết con tôi còn chịu đựng được mấy ngày, có người còn đánh tiếng với tôi rằng con tôi không sống được lâu nữa vì đã bị vi rut ăn gần hết phổi rồi. Chỉ nghĩ đến lúc con không còn ở trong vòng tay tôi nữa, tôi thấy quá sức chịu đựng của mình”.
Ngày 17.4, Bộ Y tế đã có công điện hỏa tốc báo cáo đến Văn phòng Chính phủ cho rằng dịch sởi năm nay có số mắc thấp hơn năm 2009 – 2010 nhưng lại gia tăng số lượng bệnh nhi tử vong do tâm lý lo lắng của các gia đình đã đưa trẻ đến khám chữa bệnh vượt tuyến gây hiện tượng quá tải, khó kiểm soát.
Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục cấp bổ sung kinh phí hỗ trợ các đơn vị thuộc Bộ Y tế và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch sởi.
Minh Đông
Ảnh: Một bệnh nhân nhi đang được điều trị ở phòng cấp cứu Bệnh viện Nhi TW
.Nguồn Youtube và Webtretho
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.