Nhiều người cho rằng nhựa thông là một chất rắn, giòn và dễ vỡ không kém gì so với các chất rắn thông thường. Tuy vậy, về bản chất, nhựa thông lại là một chất lỏng có độ nhớt cao gấp… 230 tỷ lần so với nước.
Từ năm 1927, các nhà khoa học tại Đại học Queensland, Brisbane, Australia đã thực hiện một thí nghiệm kéo dài gần 90 năm: cho một khối nhựa thông nhỏ giọt từ lọ chứa bằng thủy tinh phía trên. Dĩ nhiên, do đặc tính của nhựa thông, thí nghiệm này diễn ra rất chậm chạp. Trong vòng 84 năm sau khi cô đặc, khối nhựa thông này chỉ nhỏ giọt đúng 8 lần!
Sau 13 năm trời, đến ngày 17/4 vừa qua, khối nhựa thông này đã nhỏ giọt lần thứ 9 và chạm đáy của bình chứa.
Đằng sau thí nghiệm “dài hơi” nhât thế giới cũng là một câu chuyện buồn. Giáo sư John Mainstone, người chịu trách nhiệm theo dõi thí nghiệm này từ thập kỷ 1960, đã qua đời vào cuối năm 2013. Đáng buồn hơn, trong suốt 5 thập niên theo dõi thí nghiệm này, giáo sư Mainstone chưa một lần được tận mắt chứng kiến khối nhựa thông này nhỏ giọt. Sau khi tiếp quản thí nghiệm vào thập niên 1960, giáo sư Mainstone vắng mặt trong suốt 5 lần nhỏ giọt (từ sau khi tiếp quản cho đến lần thứ 8 vào năm 2001) và không được theo dõi tận mắt thí nghiệm “để đời” của mình.
Giáo sư John Mainstone
Thí nghiệm “vô nghĩa” nhất trên thế giới vốn được thực hiện từ năm 1930 giờ đã kết thúc. Với thí nghiệm này, các nhà khoa học không phải làm gì và cũng không giúp cho khoa học tiến thêm bước nào cả.
Theo Gizmodo, thí nghiệm này được Đại học Queensland bắt đầu vào năm 1927, song phải đến năm 1930 khối nhựa thông nhỏ vào bình chứa mới bắt đầu cô đặc lại. Giáo sư Thomas Parnell, người khởi sướng ra thí nghiệm khá… “vô nghĩa” này, đã có may mắn được chứng kiến 3 lần nhỏ giọt đầu tiên trước khi qua đời vào năm 1960.
Sự biến chuyển của khối nhựa thông trong suốt 2 năm qua
2014-04-20 18:40:20