7. Lịch sử sẽ ghi danh họ
Các phương thức tra tấn trong tù
Lưu Thành Quân bị đưa tới đại đội 1 của Nhà tù số 2 tỉnh Cát Lâm (còn lại là Nhà tù Cát Lâm). Quản ngục Lý Cường, phó quản ngục Lưu Trường Giang, đại đội trưởng Triệu Kinh và đội phó Vương Kiến Khổng đã xúi giục các phạm nhân tra tấn anh.
Anh Lưu bị kéo vào thủy phòng. Anh bị đánh mạnh đến mức mấy cây gậy và tấm ván gỗ gẫy nát. Mông bị đánh sưng rất lớn, rỉ nước, ngay cả quần lót cũng cởi không được. Lính canh rút thắt lưng quật vào mặt anh, đặc biệt vào mắt, khiến nút cài trên thắt lưng cũng bị đánh vỡ. Một phạm nhân chứng kiến tra tấn đã bội phục nói: “Lưu Thành Quân quả là thiết hán, bị đánh như vậy mà không kêu tiếng nào.”
Cuối tháng 08 năm 2003, anh Lưu bị chuyển tới đại đội 5. Triệu Kinh chuyển công tác đến đây làm đại đội trưởng, cùng đội phó Lâm Chí Bân. Họ và phạm nhân Quách Thụ Thiết hợp tác với nhau để cùng ngược đãi các học viên Pháp Luân Công. Anh Lưu luôn cự tuyệt lao động nô lệ tại bất cứ trung tâm giam giữ, trại lao động hay nhà tù nào, vì vậy mà anh bị bức hại ngày càng nghiêm trọng hơn. Anh đã tiến hành tuyệt thực để phản đối.
Anh đem thẻ mua đồ trong tù của mình cho các học viên Pháp Luân Công khác dùng. Dặn dò họ mua chút thực phẩm dinh dưỡng cho các học viên đang bị biệt giam và những người có nhu cầu dinh dưỡng nhất. Thấy một vị đồng tu y phục bị rách, anh lấy áo của mình giúp vá lại, một mặt cùng mọi người hát ca khúc “Chúc phúc”. Đó là bài hát do các đệ tử Đại Pháp tự soạn, để khích lệ nhau tiếp tục kiên định bước trên con đường Chính Pháp.
Tuyệt thực 10 ngày, anh trông rất gầy yếu, nói chuyện cũng rất khó khăn. Anh bị đưa tới bệnh viện và được chẩn đoán bị chứng niệu độc. Anh bị chuyển tới bệnh viện quân đội và sau đó là Bệnh viện Trung tâm tỉnh Cát Lâm. Cả hai bệnh viện đều thông báo rằng mạng sống của anh đang rất nguy kịch.
Ngày 21 tháng 10, nhà tù thông báo cho thân nhân của anh Lưu. Khi đó chị của anh Lưu, học viên Pháp Luân Công Lưu Lâm, được thả khỏi trại lao động chỉ mới hai ngày. Mọi người nhanh tới Bệnh viện Trung tâm tỉnh Cát Lâm, khi đó anh chỉ còn chút hơi tàn: cả người gầy như que củi, toàn thân khắp nơi là vết thương, hốc mắt sâu. Thị lực của anh rất kém, cổ họng bị nhiễm trùng nặng do bị bức thực, suy tim và thận nghiêm trọng.
Lưu Lâm nắm tay anh, khóc nói: “Chị sẽ bảo lãnh cho cậu ra ngoài điều trị. Chúng ta sẽ sớm về nhà thôi.” Lưu Thành Quân khó khăn đáp: “Gì…cũng…đừng…chấp…trước.” Anh nhìn chị đang rơi lệ, muốn khích lệ chị như một đồng tu,….
Sự ra đi của một linh hồn cao thượng
Nhà tù đồng ý để gia đình anh Lưu bảo lãnh cho anh ra ngoài điều trị y tế. Tuy nhiên, Phòng 610 quận Nông An, quê hương của anh Thành Quân, đã từ chối. Lưu Thành Quân bị đưa trở lại biệt giam trong tù vào đầu tháng 12. Khi đó anh đã không thể tự đứng dậy, đại tiện mất kiểm soát.
Ngày 24 tháng 12 năm 2003, anh Lưu được chuyển tới Bệnh viện Liên kết Trung-Nhật. Khi đó là đêm Giáng Sinh, cả thế giới bên ngoài đang đắm mình trong không khí lễ hội. Chỉ còn một chút hơi tan, Lưu Thành Quân muốn giấy bút để viết xuống 5 chữ cuối cùng: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”
Ngày 25 tháng 12, khi gia đình anh đến, thấy anh thất khiếu chảy máu, trên người tất cả đều là máu, mạch máu trên đùi như thể bị bung ra, mặt đất toàn là máu. Toàn thân anh đầy thương tích, khí quan suy kiệt, nói chuyện rất khó khăn. Nhưng anh cố gom chút sức lực cuối cùng chỉ tay về phía người tù nhân đã chăm sóc anh trong bệnh viện, nói: “Anh ấy… đã giúp tôi… dọn phân… và nước tiểu… Sau khi… tôi chết…, mọi người… hãy … chăm sóc… anh ấy… Cứu… độ… anh ấy.” Lúc đó, mọi người không khỏi động lòng rơi lệ.
Khoảng 4 giờ sáng ngày 26 tháng 12, sau 21 tháng chịu đựng tra tấn, Lưu Thành Quân đã rời bỏ chúng ta, lúc đó anh chỉ mới 32 tuổi. Vào hôm đó, nhà tù huy động rất đông cảnh sát, bất chấp thân nhân phản đối, không cần khám nghiệm tử thi, cưỡng chế hỏa táng.
Thấy con trai chết thảm, mẹ anh khóc ngất đi. Cha anh, ông Lưu Trường Thái, đột nhiên nổi lên một khối u cỡ quả trứng gà ở cổ, hô hấp khó khăn, thiếu chút nữa cũng qua đời. Ông nói: “Tôi nhất định phải đòi lại công bằng cho con trai tôi, nếu không tôi không cách nào sống tiếp được nữa! Tôi nghĩ thế nào cũng không thông, một người làm người tốt, một lòng hướng thiện, tại sao bị giết hại ác độc thế này. Luật pháp, công lý ở đâu? Nhân gian chính nghĩa ở chỗ nào? Bọn họ dùng thủ đoạn ác độc hại chết con tôi? Con tôi lúc sắp chết lỗ mũi, lỗ tai, bắp đùi mọi chỗ đều chảy đầy máu, rốt cuộc là tại sao?!”
Sau cái chết của anh Lưu, “Phòng 610” địa phương lại tiếp tục đến sách nhiễu và giám sát gia đình họ. Lưu Lâm bị bắt trở lại vào ngày 17 tháng 12 năm 2004, giam tại trung tâm giam giữ khoảng một năm. Ngày 28 tháng 03 năm 2005, cha của anh Lưu qua đời vì quá đau buồn.
Tấm lòng trung nghĩa chiếu rọi sử xanh
Vào chiều ngày 05 tháng 09 năm 2007, Quỹ Nhân quyền Châu Á Thái Bình Dương tại Úc đã tổ chức Lễ trao giải Nhân Quyền năm 2007 tại Tòa nhà Quốc hội New South Wales. Anh Lưu Thành Quân, một học viên Pháp Luân Công bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giết hại vì đã chèn sóng vào mạng truyền hình cáp để phát đi chân tướng về Pháp Luân Công, là người nhận giải thưởng Fildelity Vindicator.
Tên Trung Quốc của giải thưởng, dịch trực tiếp là: “Đan tâm chiếu hãn thanh” (Tấm lòng trung nghĩa chiếu rọi sử xanh). Câu này bắt nguồn từ bài thơ nổi tiếng của một anh hùng dân tộc thời Nam Tống tên là Văn Thiên Tường. Bài thơ có câu: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.” (Đời người ai mà không chết, giữ lấy tấm lòng son chiếu rọi sử xanh)
Quỹ Nhân quyền Châu Á Thái Bình Dương tôn vinh anh Lưu Thành Quân vì đã đưa chân tướng tới hàng triệu khán giả xem truyền hình và là một tấm gương điển hình cho phong trào bảo vệ quyền lợi của các tổ phi chính phủ. Anh xứng đáng với giải thưởng Fidelity Vindicator. Hành động bảo vệ nhân quyền của anh đã đi vào lịch sử. Trong bài phát biểu của mình, thành viên của Hội đồng Lập pháp, ông Gordon Moyes đã gọi giải thưởng được trao cho anh Lưu Thành Quân là một minh chứng của lịch sử.
Ông Trương Nhĩ Bình, phát ngôn viên đại diện cho Pháp Luân Công, nói rằng ông rất vinh dự khi được thay mặt cho anh Lưu Thành Quân nhận giải thưởng này. Ông nói anh Lưu cùng các bạn của anh đã làm chấn động lương tâm của toàn thế giới bằng hành động dũng cảm, và bằng sự kiên trì nỗ lực đưa chân tướng tới nhiều người dân Trung Quốc hơn nữa. Ông Trương nói rằng giải thưởng nhắc nhở mọi người về những tội ác kinh khủng chống lại loài người vẫn còn đang xảy ra đằng sau vỏ bọc của nền kinh tế Trung Quốc thịnh vượng. Ông kêu gọi tất cả mọi người hãy sát cánh bên nhau trong việc bảo vệ công lý và kết thúc cuộc đàn áp, vì bản thân chúng ta cũng như cho tương lai tươi sáng của dân tộc.
8. Sự hi sinh của những người kiến lập tương lai
Hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công tại Trường Xuân đã bị bắt trong suốt đợt lùng bắt quy mô lớn sau khi chương trình TV được phát sóng. 15 học viên bị kết án tù. Nhiều người bị đưa vào trại lao động. Trong số đó có 7 người bị khốc hình đến chết. Vân Khánh Bân bị hành hạ đến tinh thần bất thường. Tôn Trường Quân bị đánh đến gãy xương sườn. Anh bị thủng phổi, trướng bụng và tràn dịch phổi. Tính mạng nguy kịch. Tuy nhiên, sự trả đũa của chính quyền không chỉ dừng lại tại đây, bức hại vẫn tiếp tục leo thang.
Lôi Minh qua đời sau khi được tạm tha để điều trị y tế
Lôi Minh đã bị kết án 17 năm tù. Cũng như Lưu Thành Quân, anh chịu đủ các loại khốc hình ở Nhà tù Cát Lâm, bao gồm: đánh đập tàn bạo, chọc mắt, bóp tinh hoàn, căng người trên giường, và cấm ngủ. Tính mạng của anh nguy kịch sau 2 năm tra tấn liên tục. Năm 2004, anh được bảo lãnh ra ngoài để điều trị y tế.
Trong thời gian được bảo lãnh, anh bị tàn phế và tính mạng đang nghìn cân treo sợi tóc. Trước đây anh nặng 65kg giờ chỉ còn 35kg. Cha mẹ anh không có thu nhập đều đặn. Tiền tích góp của họ cũng không đủ để mua một chút thức ăn dinh dưỡng cho anh. Thế nhưng chính quyền vẫn không buông tha, nhà tù, đồn công an, ủy ban dân phố không ngừng tới gây áp lực đòi bắt người ngay khi anh khỏe lên. Để tránh bị bắt trở lại, anh đã rời nhà ngay khi có thể đi được.
Ngày 06 tháng 08 năm 2006, vì thương tích quá nặng, anh Lôi đã qua đời ở tuổi 30. Cha mẹ của anh rất thống khổ.
Lôi Minh trước và sau khi bị bắt giam
Ngụy Tu Sơn mất tích trong tù
Ngụy Tu Sơn, là thành viên của đội tiên phong, anh bị giam giữ bất hợp pháp một năm tại trại lao động vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào năm 1999. Trong trại lao động Vi Tử Câu, anh không chịu nhận tội, không chịu mặc quần áo phạm nhân. Lính canh sốc điện anh bằng dùi cui nhưng anh vẫn không hợp tác. Các tù nhân khác rất khâm phục vì sự kiên định của anh. Ngụy Tu Sơn giảng cho các phạm nhân chân tướng về Pháp Luân Công. Sau khi hiểu sự dối trá của ĐCSTQ, mọi người đều biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Mấy phạm nhân nói tương lai nhất định sẽ ra ngoài cùng anh học Đại Pháp.
Vì quyết tâm kiên định vào đức tin của mình, trại lao động đã tăng hạn giam giữ của anh lên thêm 11 tháng. Lúc được thả, anh Ngụy đã viết : “Tôi sau khi rời khỏi đây sẽ tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công, chứng thực Đại Pháp là khoa học siêu thường, là pháp môn tu luyện cao thâm có thể độ nhân.”
Tháng 10 năm 2002, anh tham gia sự kiện chèn tín hiệu truyền hình nên bị kết án 12 năm. Trong tù, anh bị tra tấn khiến tính mạng nguy kịch, phải đưa tới bệnh viện vào tháng 10 năm 2003. Sau đó thì anh mất tích.
Lương Chấn Hưng bị tra tấn tại bốn nhà tù trước khi qua đời
Như đã đề cập trong phần 1 của báo cáo này, anh Lương Chấn Hưng, trưởng nhóm đã bị bắt cách đó một vài ngày trước khi họ thực hiện chèn tín hiệu truyền hình để phát đi chân tướng về Pháp Luân Công. Anh bị tra tấn ép cung nhưng vẫn không chịu khai. Anh đã tranh thủ được khoảng thời gian quý giá cho đội của mình. Sau khi chương trình được phát sóng, cảnh sát phát hiện anh Lương đang giấu họ thông tin quan trọng nên tra hỏi anh gắt gao hơn. Sau mỗi lần như vậy, anh lại trở về phòng giam với những vết thương mới.
Ảnh trái: Anh Lương Chấn Hưng trước khi bị bức hại’
Ảnh phải: Bức ảnh anh Lương Chấn Hưng bị giam được công bố trên các phương tiện truyền thông của chính phủ Trung Quốc
Tại phiên tòa, anh cuối cùng đã thấy các bạn của mình. Mọi người khích lệ nhau qua ánh mắt. Anh rất vui mừng khi biết nhiệm vụ của mọi người đã được hoàn thành xuất sắc. Khi anh và Lưu Thành Quân trước mặt mọi người vạch trần sự dối trá của chính phủ, cảnh sát đứng phía sau liền tóm cổ anh. Anh Lương kháng cự và khi cảnh sát đó mệt mỏi thì họ đổi người. Anh bị đánh đập, sốc điện bằng dùi cui và bị đưa trở lại trung tâm giam giữ khi phiên tòa kết thúc.
Tháng 11 năm 2002, Lương Chấn Hưng bị kết án 19 năm tù và bị giam tại Nhà tù số 2 tỉnh Cát Lâm. Nhà tù này khét tiếng vì bức hại các học viên Pháp Luân Công. Ít nhất 20 học viên đã bị sát hại trong tù. Hàng chục người bị tàn phế, suy sụp tinh thần. Trưởng ngục Ngụy Hướng Huy ra lệnh: “Đối với học viên Pháp Luân Công quyết không thể nương tay.”
Đánh đập, sốc điện bằng dui cui, căng người trên giường, giường chết, biệt giam, thọc mạng sườn, đánh vào nhãn cầu, véo tinh hoàn, đóng đinh vào ngón tay, đốt bằng thanh sắt nóng đỏ… tất cả các khốc hình đều dùng hết. Khi không còn biện pháp nào khác để ép anh từ bỏ Pháp Luân Công, và khi anh cận kề cái chết, họ chuyển anh tới nhà tù khác để đẩy trách nhiệm.
Phương thức tra tấn: Căng người trên giường và giường chết
Ngày 29 tháng 03 năm 2005, anh Lương bị chuyển tới Nhà tù Thiết Bắc của Trường Xuân. Thấy anh bị tra tấn quá tàn bạo, các học viên Pháp Luân Công trong tù đã đoàn kết cùng nhau tuyệt thực để phản đối. Vì vậy mà nhà tù đã nhanh chuyển anh Lương tới một nhà tù khác để đẩy trách nhiệm.
Bất kể ở nơi nào, dù có bị hành hạ ra sao, anh cũng không quên giảng rõ chân tướng về Pháp Luân Công cho mọi người xung quanh. Khiến rất nhiều tù nhân cảm động, kính nể anh. Thấy vậy, nhà tù liền sắp xếp các phạm nhân vô nhân tính nhất đến tra tấn anh.
Tháng 8 năm 2005, Lương Chấn Hưng lần nữa bị chuyển tới Nhà tù Thạch Lĩnh ở Tứ Bình. Quản ngục Doãn Thủ Đông, các quản giáo Dương Thiết Quân, Vũ Thiết, Trương Nghiệp Quân và một số phạm nhân, đã dùng 8 dùi cui điện đồng loạt sốc điện khiến toàn thân anh đầy vết bỏng. Họ thậm chí còn sốc điện cả núm vú và bộ phận sinh dục. Một núm vú của anh bị cháy hoàn toàn. Ngày 05 tháng 06 năm 2006, khi gặp mặt thân nhân, họ thấy anh mặc một chiếc áo khoác độn bông nhưng dường như vẫn cảm thấy lạnh. Có một ống bức thực chèn ở mũi. Anh trai của anh Lương muốn vén áo khoác lên kiểm tra thì lính canh vội vã mang anh đi. Lúc cận kề cái chết, anh lại bị chuyển đi. Trước khi đi, anh Lương dặn dò những phạm nhân từng tra tấn anh: “Hãy nhớ Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chúc các bạn có tương lai hạnh phúc.”
Tết Nguyên Đán năm 2010, anh Lương bị chuyển tới Nhà tù Công Chủ Lĩnh. Khi gia đình tới thăm anh vào ngày 12 tháng 04, họ thấy anh gầy như que củi, bước đi khó khăn, giọng nói khàn khàn. Gia đình được thông báo đến thăm anh ở Bệnh viện Trung tâm thành phố Công Chủ Lĩnh vào ngày 25 tháng 04. Trong phòng cấp cứu, anh trông hốc hác chỉ còn da bọc xương, mắt gần như đã mù rồi. Phổi anh bị tổn thương nghiêm trọng, chân sưng lên giống cái bánh bao. Thống khổ khiến anh phải cắn chặt răng. Vào sáng ngày 01 tháng 05 năm 2010, anh Lương Chấn Hưng , học viên Pháp Luân Công kiên định phi thường, đã qua đời ở tuổi 46.
Các phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin: “Người đi tiên phong đặt nền móng cho tự do Internet đã qua đời tại Trung Quốc.” Cũng như các học viên Pháp Luân Công khác, câu chuyện của anh Lương Chấn Hưng là một trang huy hoàng trong lịch sử Trung Quốc.
Vào những năm cuối đời, Lương Chấn Hưng bị giam giữ tách biệt với thế giới. Thật đáng tiếc, anh đã không biết rằng mình cùng các bạn của anh đã đi tiên phong mở ra kỷ nguyên mới truyền bá chân tướng về Pháp Luân Công. Việc chèn tín hiệu vào mạng truyền hình trung ương thành công đã phá vỡ bức tường sắt che đậy những tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ. Ảnh hưởng mạnh mẽ của nó cuối cùng đã dẫn đến sự ra đời của một phần mềm đột phá phong tỏa Internet, làm thất bại công trình kiểm duyệt và giám sát “Lá chắn vàng” của ĐCSTQ.
[Sinh mệnh] đổi lấy một tương lai tươi sáng
Ánh sáng chân tướng bất diệt
Thành công vang dội trong sự kiện chèn tín hiệu truyền hình ở Trường Xuân đã chứng minh những lời dối trá và phong tỏa thông tin không ngăn được chân tướng lan truyền, dũng giả chân chính sẽ không khuất phục trước bức hại bạo tàn. Sự kiện đã truyền cảm hứng cho các học viên ở thành phố khác noi theo. Các sự kiện chèn tín hiệu truyền hình liên tục xảy ra ở Trung Quốc sau đó.
Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự do (RFA): “Vào ngày 17 tháng 08 năm 2002, các học viên Pháp Luân Công lại can thiệp vào một đài truyền hình địa phương của Trung Quốc để phát sóng nhằm chống lại các báo cáo tiêu cực đến phong trào tinh thần Pháp Luân Công. Khoảng 10 đến 20 phút, theo những người dân thành phố Bạch Ngân, thành phố nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cam Túc của Trung Quốc, trên Kênh 5 của CCTV đã phát sóng các hình ảnh của Pháp Luân Công tới những khán giả địa phương. Khoảng 1.000 người có thể đã xem chương trình thông qua đài truyền hình cáp Bạch Ngân.”
Vào ngày 19 tháng 10, chương trình Pháp Luân Công kéo dài 2 giờ đồng hồ đã được phát ở một thành phố phía Tây Nam Trung Quốc.
Vào ngày 23 tháng 01 năm 2003, một khu vực dân cư tại một thành phố phía đông bắc Trung Quốc đã phát chương trình TV về Vụ tự thiêu giả mạo trên Quảng trường Thiên An Môn trong hơn nửa giờ.
Vào tháng 08 năm 2003, hàng trăm nghìn khán giả truyền hình ở phía nam Trung Quốc đã xem được các chương trình về Pháp Luân Công trong khoảng hơn nửa giờ bằng ăng ten.
Phần mềm chống phong tỏa
Trong một bài phát biểu vào tháng 01 năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ nỗ lực để đảm bảo cho bất cứ ai cũng có thể kết nối và tự do truyền tải thông tin qua Internet. Bà hứa tài trợ 50 triệu đô la cho các nhóm phát triển “các công cụ mới cho phép người dân được tự do ngôn luận thông qua việc phá vỡ các kiểm duyệt mang động cơ chính trị.”
Ngày 27 tháng 11 cùng năm, một bài tin của tờ The Weekly Standard có tiêu đề “Xâm nhập sóng vi tế” viết: “Tổ chức duy nhất đã thực sự đạt được điều này có tên là Pháp Luân Công.” “Trên thực tế thì Bộ Ngoại giao cũng đọc New York Times, trong đó công nhận Liên minh Tự do Internet Toàn cầu – về cơ bản là một nhóm các kỹ sư máy tính là học viên Pháp Luân Công – bằng việc chế tạo các hệ thống website mang tính cách mạng không chỉ cho phép hàng triệu người dân Trung Quốc vượt tường lửa, mà còn cung cấp nền tảng cho đại đa số các phóng sự của người dân gửi tới phương Tây trong suốt cuộc Cách mạng Xanh ở Iran.”
Ý tưởng đột phá phong tỏa Internet được nảy sinh nhờ Lương Chấn Hưng và các bạn của anh, những người đã chèn tín hiệu vào mạng truyền hình cáp để đột phá phong tỏa thông tin ở Trường Xuân vào ngày 05 tháng 03 năm 2002. Thành công vang dội của nó đã truyền cảm hứng cho các nhóm học viên Pháp Luân Công khác phát triển các phương thức mới để tiếp cận với nhiều người Trung Quốc hơn thông qua mạng Internet.
Quyền được biết
Kí giả của Hoa Kỳ, Ethan Gutmann đã viết: “Nó đã khiến các học viên Trung Quốc ở phương Tây – những người ưu tú, có học vấn cao, tư tưởng thoáng đãng – nhận ra rằng truyền hình Trung Quốc, và các tuyên tuyền thuận nghịch chỉ là chân núi. Quả núi đã dịch chuyển. Với những cái tên như Freegate, Ultrasurf, và Dynaweb, các phòng nhỏ của các học viên, vận hành trong các cơ quan phía Bắc California và các phòng khách ở Bắc Carolina, bắt đầu quá trình vượt tường lửa của Trung Quốc và giả mạo một kết nối Internet thường xuyên từ phương Tây tới Trung Quốc… mọi chuyện bắt đầu từ thành phố Trường Xuân với một người mang tên Lương Chấn Hưng… Dù chưa bao được trao giải Nobel, nhưng anh, người đã hi sinh, thật sự rất xứng đáng với giải thưởng đó.”
Những lời dối trá đã bóp méo lương tâm và ý thức về công lý của những người Trung Quốc, kích động thù hận đối với một nhóm người theo đuổi Chân-Thiện-Nhẫn. Tuy nhiên, chân tướng đã phá tan tất cả, đặt quyền được biết trở lại tay người dân. Nhiều người khi biết sự thật đã chọn đứng về phía chính nghĩa. Sau ngày chân tướng về Pháp Luân Công được phát sóng tại Trường Xuân, những người dân địa phương đã chủ động tới tòa án để lên án ĐCSTQ và bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công.
Nhờ những người tiên phong và những người theo sau họ, câu chuyện có thật về Pháp Luân Công đã được lan truyền khắp thế giới. Người dân ở hơn 100 quốc gia đang tu luyện Pháp Luân Công. Hơn 100 triệu người Trung Quốc đã thoái Đảng và các tổ chức liên đới của nó.
Ông Trương Trung Dư, nguyên phó Tổng biên tập tạp chí Lantaineiwai cấp tỉnh tại Cát Lâm, đã rời Trung Quốc vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông đã nói với một kí giả rằng: “Khủng bố và chính sách lạm dụng quyền lực không thể ngăn người dân khát cầu chân tướng. Dối trá cùng bạo ngược không thể làm lay chuyển lòng người. 14 năm đàn áp đẫm máu đã bức hại vô số người, làm hàng nghìn vạn gia đình tan vỡ. Nhưng từ xưa đến nay, bức hại đối với đức tin chân chính chưa bao giờ thành công. Trong khi ĐCSTQ đang đối mặt với sự diệt vong thì Pháp Luân Đại Pháp đã hồng truyền hơn 100 quốc gia, mang lại ánh sáng và hy vọng cho thế giới.”
Sự hy sinh dũng cảm của đội tiên phong ở thành phố Trường Xuân đã chiếu sáng đoạn lịch sử tối tăm nhất của Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc và khắp thế giới đã phải trả một cái giá cao cho tự do báo chí, ngôn luận và tín ngưỡng.
Theo Minhhue.net