Thỏa thuận giữa OCBC và Wing Hang – vẫn cần sựphê duyệt của cơ quan quản lý - có khả năng là vụ sáp nhập lớn nhất của một ngân hàng ở Hồng Kông kể từ năm 2001 khi đối thủ của OCBC là ngân hàng Singapore DBS Group mua lại Ngân hàng Dao Heng.
Đối với các ngân hàng nhỏ của Hồng Kông, việc sáp nhập đã “chín muồi” từ lâu khi các ngân hàng của Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài với lãi suất cao hơn (theo quy định mới dành cho các ngân hàng toàn cầu như Basel III) làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Wing Hang là một trong số ít những ngân hàng do một dòng tộc điều hành còn tồn tại ở Hồng Kông.
Vụ mua bán của OCBC được tiến hành ngay sau vụ sáp nhập ngân hàng Chong Hing của tập đoàn Yue Xiu vào tháng 10/2013. Yue Xiu mua lại Chong Hing với giá gấp 2,1 lần giá trị sổ sách. Giống như Wing Hang, Chong Hing là ngân hàng được điều hành bởi một dòng tộc nhỏ nhất tại Hồng Kông.
Giá bán của Wing Hang và Chong Hing nhìn chung tương đương với nhau.
Wing Hang được bán với giá gấp 1,77 lần giá trị sổ sách tính đến ngày 13/12/2013. Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng bao gồm cổ tức vốn được dùng để chia cho các cổ đông. Nếu những cổ tức này bị tách ra thì giá trị sổ sách/ cổ phiếu của ngân hàng này sẽ giảm xuống 68,97 đô la Hồng Kông/ cổ phiếu từ mức 70,59 đô la Hồng Kông/ cổ phiếu.
Việc điều chỉnh giá trị tài sản được hạch toán theo giá thị trường của Wing Hang đã khiến giá trị sổ sách/ cổ phiếu giảm xuống 62,03 đô la Hồng Kông. Ngược lại, Chong Hing lại giữ nguyên giá gốc của tài sản, ngoại trừ trụ sở chính.
Vụ mua bán 125 đô la Hồng Kông/ cổ phiếu cũng tương ứng với phí bảo hiểm của 49% so với giá đóng cửa vào ngày 16/9 là 83,80 đô la Hồng Kông trước khi Wing Hang lần đầu tiên công bố về vụ mua bán.
Patrick Fung, chủ tịch của Ngân hàng Wing Hang tin rằng, với mức giá mà ngân hàng đưa ra, các cổ đông sẽ nhận ra giá trị đầu tư của Wing Hang.
Goldman Sachs, tập đoàn kiểm toán KPMG, tập đoàn tài chính Nomura và tập đoàn luật đa quốc gia Freshfields làm tư vấn cho Wing Hang. Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch và công ty luật quốc tế Slaughter & May tư vấn cho OCBC.
Mùa hè năm 2013, các ngân hàng đầu tư của tập đoàn tài chính Nomura của Nhật Bản đã đến gặp Patrick Fung – một cổ đông lớn của Wing Hang – để thảo luận về vụ mua bán và đưa cho ông danh sách những người mua tiềm năng. Theo nguồn thông tin thân cận, sau đó, tập đoàn Nomura đã giúp Wing Hang thực hiện các cuộc đàm phán.
Thời gian đầu, Ngân hàng United Overseas Bank của Singapore, ANZ của Úc và công ty bảo hiểm của Trung Quốc Anbang – được Morgan Stanley cố vấn – đã rất hứng thú tham gia vụ mua bán này.
Khi các cuộc đàm phán có tiến triển, Wing Hang nhận thấy cần phải tiết lộ các thông tin với những bên mua tiềm năng khác. Tháng 9/2013, ngân hàng đã gửi thông báo lên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông cho biết, đã có ba bên tham gia đàm phán.
Trong đó, ngân hàng Goldman Sachs cũng được đưa vào danh sách bên mua tiềm năng nhằm mở rộng quá trình mua bán này. Goldman Sachs đã giúp Wing Hang thỏa thuận với OCBC là ngân hàng đầu tiên đưa ra mức giá lớn và được xem là một ngân hàng rất đáng tin cậy.
Cuối năm ngoái, OCBC và Wing Hang đã bắt đầu các cuộc đàm phán kín kéo dài vì 2 bên phải xin phê duyệt của cơ quan quản lý.
Họ phải được sự đồng ý của Ủy ban quản lý ngân hàng Trung Quốc cũng như 2 bên phải có giấy phép hoạt động tại Trung Quốc. Đồng thời, hai cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông (HKMA) và Singapore – quản lý các cơ sở của Trung Quốc – cũng phải thảo luận để quyết định xem cái tên OCBC hay Wing Hang sẽ tồn tại vì cả hai cơ quan này đều muốn duy trì quyền giám sát của mình trong toàn lĩnh vực ngân hàng. Tuần trước, 2 ngân hàng đã được chấp thuận sơ bộ từ HKMA.
Vụ sáp nhập của ngân hàng Wing Hang là kết quả của tình hình doanh thu giảm sút với chi phí tăng lên.
Năm 2008,Ngân hàng nhà nước Trung Quốc Merchants Bank- với khối tài sản 17 tỷđô la Hồng Kông–đã mua 46,9%số cổ phầncủaNgân hàngWing Lungvới giá gấp2,9 lầngiá trị sổ sáchgốc củangân hàngcủa Hồng Kông này.
Năm 2001, DBSGroup mua lạiNgân hàngDaoHengvới giá cao ngất ngưởng, gấp3,3 lần giá trị gốc so với giá trị sổ sách của Dao Heng. Đây làmột thỏa thuậnmàcácngân hàngSingaporesau đóđã phải tranh giành nhau.
Một số chuyên gia phân tích và ngân hàng dự đoán rằng, các dòng tộc còn lại của Hồng Kông cuối cùng cũng sẽ đồng ý bán ngân hàng của mình mặc dù đã tồn tại trong nhiều thập kỷ.
Giá cổ phiếucủacác ngân hàngdòng tộc còn lại ở Hồng Kông-Ngân hàng Dah SingvàNgân hàng Đông Á(BEA)–tăng lên trước dự đoán rằng,các ngân hàngsớmmuộn cũng bị sáp nhập.
Tuy nhiên, gia đình ông Li – sở hữu BEA là một trong 4 ngân hàng dòng tộc lớn nhất còn tồn tại – đã tuyên bố rằng, họ sẽ không bán ngân hàng. Cổ đông của BEA gồm có Ngân hàng Caixa của Tây Ban Nha sở hữu 1,46% cổ phần, tập đoàn Guoco với 15% cổ phần, tập đoàn tài chính Sumitomo của Nhật Bản với 9,5% cổ phần và gia đình ông Li với 7% cổ phần.
Năm 2008, cổ đông BNY từng muốn bán 10% cổ phần của Wing Hang cho công ty bảo hiểm China Life và 5% cho gia đình ông Fung. Tuy nhiên, vụ mua bán này đã sụp đổ vì Ủy ban chứng khoán và hợp đồng kỳ hạn cho rằng, các bên mua – bán này có họ hàng với nhau, và nếu thỏa thuận này thành công thì gia đình Fung sẽ toàn quyền tiếp quản Wing Hang.
Ngày 26/3, Dah Sing cũng đưa ra một vấn đề về quyền hạn để tăng hệ số vốn cấp 1 của chứng khoán từ 10,4% lên 11,4% nhằm hỗ trợ tăng trưởng và đáp ứng yêu cầu về vốn tăng lên dưới quy định Basel III.