Phong trào Hoa Hướng Dương của Đài Loan được đưa tin chân thực và rộng rãi bởi giới truyền thông. Tuy nhiên, đối với cuộc biểu tình tại Mậu Danh, Quảng Đông, Trung Quốc Đại lục, mọi thông tin đều bị gỡ bỏ.
Mới đây, 500.000 người Đài Loan đã tập trung trước Dinh Tổng thống phản đối hiệp định thương mại xuyên eo biển. Toàn bộ quá trình đã diễn ra một cách hòa bình và hợp lý, đám đông lập tức rời đi sau khi cuộc biểu tình kết thúc cuối ngày. Điều này nhận được sự đánh giá cao từ giới truyền thông.
Cùng ngày, một cuộc biểu tình khác cũng diễn ra, tại thành phố Mậu Danh thuộc tỉnh Quảng Đông, phản đối một quyết định của chính quyền địa phương về việc xây dựng một nhà máy hóa chất PX. Cuộc xung đột xảy ra giữa những người biểu tình và cảnh sát khiến nhiều người bị chết và hàng trăm người bị thương. Tin tức này đã hoàn toàn bị chặn.
Hai cuộc biểu tình đã phản ánh sự khác biệt giữa hai hệ thống chính trị phân cách bởi Eo biển Đài Loan.
Vào ngày 30 tháng Ba, Dinh Tổng thống Đài Loan được bảo vệ bởi hàng lớp tựa dao và giỏ đá. Khoảng 500.000 người Đài Loan mặc đồ đen và cầm hoa hướng dương đã đến trước Dinh Tổng Thống hô rõ: “Phản đối hiệp ước thương mại, bảo vệ dân chủ.”
Đến 19h30, người chỉ huy sự kiện Lâm Phi Phàm (Lin Feifan) gửi một bài phát biểu dài 17 phút nhấn mạnh Tổng thống Mã Anh Cửu đã không giải quyết kiến nghị của sinh viên bằng câu trả lời cụ thể vào ngày 29 tại cuộc họp báo, do đó, hoạt động chiếm đóng quốc hội sẽ còn tiếp tục. Sau khi kết thúc bài phát biểu, Lâm Phi Phàm đã giải tán đám đông. Nửa giờ sau, đám đông tan rã, rác thải trên phố được dọn sạch. Toàn bộ quá trình được diễn ra trong hòa bình và có ý thức.
Nhà bình luận chính trị Wu Fan nói: “Qua cuộc biểu tình, người Đài Loan chia sẻ mối tương hỗ hòa bình với chính phủ. Nhu cầu của họ là rõ ràng, và chính phủ đáp lại. Mặc dù không đạt được thoả thuận, họ sẽ tiếp tục phong trào dân sự và cuộc biểu tình chống lại hiệp định thương mại. Cũng có người phản đối cuộc biểu tình. Nhưng họ không can thiệp vào những người biểu tình. Bằng một cách hòa bình, họ đã trao đổi ý kiến của mình.Tôi cho rằng điều này cho thấy cách mà dân chủ có thể định hình và nuôi dưỡng những người văn minh”.
Các học giả Đài Loan tham gia vào cuộc biểu tình nhằm phản đối những chi phí chính trị phía sau hiệp định thương mại, và bày tỏ rằng mọi người đòi hỏi quyền được tham gia của công dân, cởi mở thông tin chính phủ và bảo vệ nhân quyền.
Nhà phê bình Lan Su nói: “Tại sao hiệp định thương mại xuyên eo biển lại gây ra một sự tập trung mạnh mẽ đến vậy? Đó là bởi vì người dân Đài Loan lo lắng rằng sự hợp tác xuyên eo biển qua hiệp định thương mại này sẽ dẫn tới việc kiểm soát sâu hơn của Trung Quốc vào Đài Loan. Họ lo ngại rằng một ngày nào đó, các cuộc biểu tình như thế này thậm chí còn không thể diễn ra dưới các áp bức phi dân chủ. Đài Loan có thể trở nên giống như Trung Quốc, nơi mà không cuộc biểu tình nào được chấp thuận, hoặc không được công khai, và tất cả tin tức đều bị ngăn chặn.”
Cuộc biểu tình ngày 30 tháng Ba được gọi là phong trào Hoa Hướng Dương đã được đưa tin một cách đầy đủ từ giới truyền thông. Rất nhiều phương tiện truyền thông, gồm cả truyền thông quốc tế, đã ngợi khen phong trào Hoa Hướng Dương bởi tầm vóc lịch sử của nó.
Tuy nhiên, những người biểu tình phía bên kia Eo biển Đài Loan đã không may mắn đến vậy.
Vào lúc 8h sáng ngày 30 tháng Ba, hàng chục ngàn người tại Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông đã biểu tình phản đối kế hoạch của chính quyền địa phương về việc xây dựng nhà máy hóa chất PX (xylene). Trong cuộc biểu tình, họ giương khẩu hiệu: “Dự án PX! Hãy ra khỏi Mậu Danh” và “Bảo vệ sức khỏe cộng đồng”. Lúc 19h , mọi người lại tập trung trước Chính quyền Thành phố. Chính quyền Quảng Đông đã gửi tới một lượng lớn cảnh sát vũ trang và quân lính để tiến hành trục xuất cưỡng bức bằng hơi cay và vòi rồng. Xung đột bạo lực đã nổ ra.
Wu Fan nói: “Nhà máy PX là một ngành công nghiệp hóa chất rất độc hại. Có ít nhất một tá các nhà máy này ở Trung Quốc đặt trong các khu vực dân cư. Vì tương lai của bản thân và thế hệ sau, họ phản đối nhưng chỉ nhận lại đàn áp vũ trang. Điều này rất phổ biến ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Đây là hệ thống Cộng sản, một chế độ độc tài. Cái gọi là lợi ích kinh tế không quan tâm tới lợi ích của bất cứ ai khác ngoài bản thân chế độ. Đây chính xác là phương pháp tiếp cận đối nghịch với Đài Loan”.
Không có bất kỳ báo cáo nào về xung đột trên trên các phương tiện truyền thông địa phương. Các bài viết trên Internet đã bị gỡ bỏ. Vào hôm 31 tháng Ba, cư dân mạng tiết lộ có ít nhất 8 người chết, 80 người bị thương nặng và 200 người bị thương nhẹ.
Lan Su cho biết: “Có cùng một nền tảng văn hóa, nhưng người dân được hưởng sự tự do hoàn toàn khác biệt dưới hai hệ thống chính trị”.
Wu Fan nói: “Không có tự do ngôn luận, báo chí, truyền thông, hay Internet dưới chế độ độc tài. Mọi thứ đều bị chặn. Đài Loan công khai mọi thứ với thế giới, miễn là nó không vi phạm lợi ích quốc gia và việc bảo mật. Trong khi ở Trung Quốc, dù là nhỏ hay lớn, mọi thứ đều là bí mật quốc gia. Các thông tin hầu hết đều lấy lại từ Tân Hoa Xã”.
Một cư dân mạng nói trên Weibo vào ngày 31 tháng Ba: “Ngành công nghiệp hóa học không phải là tương lai của chúng ta, mà các chất hóa học độc hại này đang giết chết con em chúng ta. Tương lai con em chúng ta sẽ là gì? Chúng ta sẽ chết đi khi về già, nhưng còn con em chúng ta?”.
Theo Vietdaikynguyen