ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế?
Friday, April 18, 2014 20:53
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Theo Hải quân Nga,chiếc tàu ngầm chiến lược lớp Borey đầu tiên sẽ trực chiến trong năm 2014, động thái này của Nga có khiến lực lượng tàu ngầm Mỹ lép vế?

Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế? - Ảnh 1 Theo Chuẩn đô đốc Alexander Moiseev, tư lệnh lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội phương Bắc: “Sau khi triển khai vũ khí mới trên khoang trong năm 2014, tàu ngầm Yury Dolgoruky lớp Borey sẽ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.” Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế? - Ảnh 2 Borey là lớp tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên sau khi Liên Xô sụp đổ và sẽ là nòng cốt của hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược của Nga sau năm 2018, thay thế các tàu ngầm hạt nhân chiến lược thuộc lớp Typhoon, Delta-3 và Delta-4 đã cũ. Hải quân Nga dự kiến sẽ mua 8 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Borey để biên chế trước năm 2020. Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế? - Ảnh 3 Các tàu ngầm lớp Borey mới, có chiều dài gần gấp đôi chiều dài sân bóng đá, có thể mang theo tới 16 quả tên lửa đạn đạo lớp Bulava, mỗi quả được trang bị 10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập và có tầm bắn 8.000km. Việc tàu ngầm lớp Borey được đưa vào trực chiến có khiến cán cân lực lượng tàu ngầm hiện nay của Nga – Mỹ thay đổi. (Tàu ngầm lớp Akula) Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế? - Ảnh 4 Hiện nay Nga và Mỹ được xem là hai quốc gia dẫn đầu thế giới về lực lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân. Trong khi nòng cốt lực lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân của Nga là tàu ngầm Đề án 971 Akula (Tên tiếng Nga là Shchuka-B), còn phía Mỹ là lớp Los Angeles. (Tàu ngầm lớp Akula) Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế? - Ảnh 5 Để đáp ứng nhiệm vụ tấn công nhanh dưới nước, tàu ngầm lớp Los Angeles được trang bị bộ định vị thủy âm (sonar) khẩu độ rộng BQQ-5D/E, bao gồm một mảng cầu phía trước mũi cùng một mảng gắn ở thân tàu và một mảng kéo theo. Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế? - Ảnh 6 Mảng sonar cầu BQQ-5 phía trước mũi tàu có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 108km ở chế độ thụ động, mảng sonar gắn ở thân tàu có phạm vi phát hiện mục tiêu 54km ở chế độ thụ động. Mảng sonar kéo theo TB-23 có phạm vi phát hiện mục tiêu tới 180km. Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế? - Ảnh 7 Trong khi đó, cảm biến chính của tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Akula là hệ thống định vị thủy âm kỹ thuật số MGK-540. Hệ thống này được thiết kế để tự động theo dõi mục tiêu ở 2 chế độ băng rộng cho phát hiện tầm gần và băng hẹp cho phát hiện tầm xa. Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế? - Ảnh 8 Bộ vi xử lý của nó có thể nhận dạng các âm thanh giả mạo trong môi trường lộn xộn. Mặc dù phạm vi tìm kiếm mục tiêu của MGK-540 không được tiết lộ nhưng hệ thống sonar này được đánh giá khá cao. Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế? - Ảnh 9 Cả hai loại tàu ngầm đều được trang bị thêm các hệ thống sonar phát hiện mìn, tránh va chạm, cũng như hệ thống tác chiến điện tử và mồi bẫy để đánh lừa vũ khí của đối phương. (Tàu ngầm lớp Los Angeles) Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế? - Ảnh 10 Về ngư lôi, tàu ngầm lớp Los Angeles được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm, còn tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Akula của Nga được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm, 4 ống phóng ngư lôi 650mm, biến thể cải tiến Akula II được bổ sung thêm 2 ống phóng ngư lôi 533mm. (Tàu ngầm Akula) Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế? - Ảnh 11 Cả hai tàu ngầm đều có khả năng phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất, với Mỹ là Tomahawk còn với Nga là RK-55. Tầm bắn của 2 loại tên lửa này là tương đương nhau khoảng 2.500km. Tuy nhiên, bán kính lệch mục tiêu của RK-55 khoảng 150m, trong khi chỉ số CEP của Tomahawk khoảng 10 m. (Tàu ngầm lớp Los Angeles khai hỏa) Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế? - Ảnh 12 Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Akula có tốc độ khi nổi 10 hải lý/h, tốc độ tối đa khi lặn 33 hải lý/h. Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles có tốc độ khi nổi 18 hải lý/h, tốc độ tối đa khi lặn 32 hải lý/h. (Tàu ngầm Akula). Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế? - Ảnh 13 Về khả năng tàng hình, năm 2012, tàu ngầm lớp Akula đã gây bất ngờ lớn cho giới quân sự Mỹ khi bí mật tiếp cận bờ biển Mỹ trong vịnh Mexico gần 1 tháng mà không bị phát hiện. Cựu đô đốc hải quân Mỹ Jeremy Boorda thừa nhận: “Chúng tôi không thể theo dõi tàu ngầm Akula II khi nó di chuyển dưới nước ở tốc độ chiến thuật từ 6-9 hải lý/h”. Tàu ngầm chiến lược lớp Borey của Nga khiến Mỹ lép vế? - Ảnh 14 Mặc dù tàu ngầm lớp Akula được đánh giá là đã lấp đầy khoảng cách về độ ồn khi hoạt động so với đối thủ trực tiếp của nó là tàu ngầm lớp Los Angeles. Tuy nhiên, tàu ngầm của Nga lại gặp một bất lợi khác về số lượng. Nga chỉ có 8 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Akula đang hoạt động so với hạm đội lên đến 41 chiếc lớp Los Angeles của Mỹ. (Tàu ngầm lớp Los Angeles).

Theo Đất Việt

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.