Công ty Đường sắt Nga bắt đầu chở than Siberia tới cảng Rajin của Triểu Tiên để xuất khẩu sang các nước châu Á Thái Bình Dương trong đó có Trung Quốc.
“Công ty đã bắt đầu cung cấp tòan bộ dịch vụ vận chuyển than tới Rajin cho các nước châu Á Thái Bình Dương” là thông điệp từ công ty lvận tại của Đường sắt Nga, RZhD Logistika.
Cảng Rajin thuộc thành phố Rason, còn có cách phát âm khác là Najin. Nơi đây có Đặc khu kinh tế Rason.
Cảng Rajin của Triều Tiên đã được xây mới và khôi phục nhờ liên doanh giữa công ty quốc doanh Đường sắt Nga và Bộ Đường sắt Triều Tiên. Thêm vào đó là tuyến đường sắt nối cảng Rajin với Nga. Dự án liên doanh có tên RasonKonTrans, với Nga giữ 70% cổ phần, nhằm giảm bớt tắc nghẽn ở các cảng Thái Bình Dương của Nga. Năng lực bốc xếp của Rajin là 4 triệu tấn than/năm.
Chuyến than đầu tiên được chuyển đi của công ty thép và than Mechel, theo Nadezhda Malysheva của báo PortNews, Nga.
Cả Mechel và RzhD Logistika từ chối bình luận về tin này.
Tuyến đường vận chuyển và cảng biển mới
Lãnh đạo tập đòan Đường sắt Nga Yanukin đã đến Rajin dự buổi lế khai trường dịch vụ đường sắt và cảng biển trong tháng 9/2013. Tập đoàn đã đầu tư 9 tỉ rúp (250 triệu USD) vào việc nâng cấpnày, với kỹ sư Nga giám sát và công nhân Triều Tiên thực hiện.
Rajin là cảng biển không băng mở cửa cả năm xa nhất ở phía bắc của Châu Á. Đầu tiên nó sẽ chỉ trung chuyển than từ Nga sang các tỉnh đông và đông nam của Trung Quốc.Kế hoạch nâng cấp lên dịch vụ xử lý hàng container sẽ thực hiện sau.
RzhD Logistika đã chuyển tổng cộng 9.000 tấn than trên hai đoàn tàu 130 toa hàngđể chở đến Raijin cuối tháng 3, theo thông tin của hãng. Chuyến hàng này sẽ tới các cảng Thượng Hải, Liên Vân Cảng (Giang Tô) và Quảng Châu.
Nhu cầu châu Á tăng
Theo PortNews, cảng xuất khẩu than lớn nhất của Nga Vostochny ở bờ biển Thái Bình Dương có khả năng xử lý 18 triệu tấn/năm. Cảng Vostochny và cảng biển than khác ở Vanino đang hoạt động hết công suất vì nhu cầu nhiên liệu ở châu Á tăng.
Than vẫn là nguồn nhiên liệu chính cho nhà máy điện ở Trung Quốc. Nhưng theo RZhD Logistika, giá than đã giảm 10% năm ngoái vì cạnh tranh mạnh giữa các nhà cung cấp Nga và Úc.
Tuy vậy chính phủ Nga vẫn ủng hộ kế hoạch nâng cấp phát triển công nghiệp than ở vùng Viễn Đông để chăm sóc thị trường châu Á. Ý tưởng chủ đạo là dùng quãng đường vận chuyển tới thị trường ngắn hơn, so với tuyến đường trước kia để chuyển than khỏi Siberia.