ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Độc giả Jakarta Post ủng hộ bài báo của Đại sứ VN
Saturday, May 31, 2014 1:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bài báo của Đại sứ VN phản bác lại quan điểm xuyên tạc của Trung Quốc mới đây đã được độc giả Jakarta Post tích cực ủng hộ qua các phản hồi.

Trên Jakarta Post hôm 28/5 đã đăng bài báo của Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy về chủ quyền Hoàng Sa. Ông Xuân Thủy viết bài này để “đập lại” quan điểm xuyên tạc của ông Liu Hong Yang – Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia, người đã viết bài “Vietnam’s dangerous acts” đăng trên tờ báo này trước đó ít lâu.

Độc giả Jakarta Post ủng hộ bài báo của Đại sứ VN - Ảnh 1

Đại sứ Việt Nam tại Indonesia – Nguyễn Xuân Thủy. 

Trong bài báo của mình, ông Nguyễn Xuân Thủy đã phân tích rõ bức công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 mà gần đây phía Trung Quốc sử dụng để làm công cụ tuyên truyền xuyên tạc rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa. Mặt khác ông cũng dùng những căn cứ lịch sử để chứng minh rằng Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ là lãnh thổ Trung Quốc. Bài báo của Đại sứ Xuân Thủy khá dài, ở đây chỉ xin trích dẫn một vài điểm chính.

Ông Xuân Thủy viết: “Các tài liệu lịch sử chính thức đều cho thấy rõ ràng rằng Việt Nam đã thực thi chủ quyền một cách hòa bình và liên tục với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ ít nhất là thế kỷ 17, khi những lãnh thổ này vẫn còn được xem là vô chủ. Một minh chứng rõ ràng cho thấy các hoàng đế Việt Nam đã củng cố chủ quyền với các lãnh thổ trên là việc vua Minh Mạng cho xây dựng một ngôi chùa vào năm 1835 và  đặt một tượng đá trên quần đảo Hoàng Sa.

Độc giả Jakarta Post ủng hộ bài báo của Đại sứ VN - Ảnh 2

Bài báo của Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy trên Jakarta Post.

Về phần mình, Trung Quốc cho thấy họ không có ý định tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa. Trái lại, nhiều bản đồ mô tả lãnh thổ của Trung Quốc dưới triều đại Nhà Thanh đều xem đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc. Một trong những bản đồ này gần đây đã được Thủ tướng Angela Merkel tặng cho Chủ tịch Tập Cận Bình làm quà khi ông sang thăm Đức hồi tháng ba”.

Về bức công thư năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại sứ Xuân Thủy nói rõ: “ông Liu đã cố tình trích dẫn sai công thư ngày 14/9/1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng như một sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Hoàng Sa.

Trong công thư, cố thủ tướng không hề đề cập đến đến vấn đề lãnh thổ và không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông chỉ ghi nhận và tán thành tuyên bố về vùng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc mà thôi. Bên cạnh đó, việc công thư không đề cập đến hai quần đảo cũng phù hợp với thực tế lúc đó: hai quần đảo nằm dưới quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1956 như đã đề cập ở trên.

Trung Quốc, một nước tham gia Hiệp định Geneva, chắc chắn biết rõ thực tế rằng phạm vi địa lý hành chính của Việt Nam được chia cắt tại vĩ tuyến 17, như đã nêu trong Hiệp định Geneve 1954 về Việt Nam”.

Độc giả Jakarta Post ủng hộ bài báo của Đại sứ VN - Ảnh 3

Một số phản hồi của độc giả Jakarta Post.

Sau khi bài báo đăng lên đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của độc giả. Đa số các độc giả đồng tình với quan điểm của tác giả. Sau đây là một số ý kiến:

“Có thể bạn không quan tâm đến hiện tại Việt Nam và Trung Quốc tranh chấp biển đảo nhưng Trung Quốc là bên bắt đầu tất cả các rắc rối ở Biển Đông” – Scsman.

“Những gì Trung Quốc đang cố gắng làm là: Táo bạo đi qua lãnh thổ của láng giềng; Làm cho nó từ không có tranh chấp thành có tranh chấp; Biến khu vực tranh chấp thành của riêng mình bởi cơ sở hạ tầng xây dựng và đưa người ra hoạt động ở đó; Sử dụng nó để tiếp tục các yêu cầu khác và lặp lại toàn bộ quá trình… Điều này là rất điên rồ” – Tstssks.

“Trung Quốc tuyên bố những hòn đảo vì Trung Quốc đã đặt chân đến hoặc đi qua nó mặc dù không chỉ có họ từng làm những điều đó. Như vậy có lẽ sau Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ tuyên bố chủ quyền của họ ở các nước xung quanh đảo và thậm chí Australia. Nếu họ tiếp tục nói về những câu chuyện nhiều thế kỷ trước thì Mông Cổ có thể khẳng định Trung Quốc là lãnh thổ của họ” - Haun.

“Hoặc là người Ý có thể tuyên bố chủ quyền ở Trung Quốc khi họ nhìn thấy nó vào năm 1245″ - No0nespecial.

“Tất cả các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông đã chứng minh họ là ai. Họ không chỉ từ chối lịch sử mà còn làm biến dạng nó. Chúng ta hãy hành động như một “đất nước văn minh” – Invibaco.

Trần Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.