Trong Tây Du Ký câu chuyện thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh ai cũng thích, Huyền Trang trải qua bao gian khổ, đi bộ đường xa mấy vạn dặm, trước sau mười chín năm mới trở về.
Sách sử ghi lại lúc đó tình cảnh dân chúng tự phát nghênh đón Huyền Trang long trọng chưa từng có, “Đạo tục bôn nghênh, khuynh đô bãi thị” (Người tu đạo và người thường đều hối hả nghênh đón, thủ đô nghiêng ngả chợ búa cũng dừng). Rồi sau khi Huyền Trang trải qua mười chín năm dịch kinh thành công viên mãn. Tháp Đại Nhạn ở Tây An, chính là Huyền Trang dựa theo hình dạng Tháp Phật cổ ở Ấn Độ mà tu kiến.
<Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyền> là hai người đệ tử dựa theo kinh nghiệm thỉnh kinh của Huyền Trang ghi thành, thật là một tài liệu lịch sử trân quý. Trong đó có một đoạn vô cùng hiểm ác chính là nạn cướp sinh tử.
Đó là sau khi Huyền Trang đã đến miền trung Ấn Độ, một ngày ông và hơn tám mươi người địa phương kết bạn, ngồi thuyền thuận sông Hằng đi tới nước A Da Mục Khư. Trên đường đi, từ hai bên bờ sông được cây che phủ lao ra hơn mười chiếc thuyền cướp. Thuyền Huyền Trang ngồi lập tức đại loạn, có người sợ tới mức nhảy xuống sông chạy trốn.
Huyền Trang nhiều lần gặp cướp, những dân liều mạng kia cơ bản đều bị Huyền Trang giáo hóa, nhưng bọn cướp lần này tuyệt không tầm thường, chẳng những giật tiền, còn muốn cướp một mỹ nam, để tế nữ thần mà bọn chúng thờ phụng.
Mùa tế tự mau đến rồi, đang lúc lo lắng vì thiếu người hiến tế thì bọn hung đồ liền gặp được Huyền Trang, chúng la to: “Dùng hòa thượng cao to đẹp đẽ như vậy hiến tế, thật sự là đại cát đại lợi!” Huyền Trang khuyến thiện không thành, các đồng bạn cầu mãi cũng vô dụng, đều bị áp giải đi hết.
Bọn thổ phỉ đã chuẩn bị xong tế đàn, hai người cầm đao đem Huyền Trang đưa đến tế đàn. Huyền Trang tự biết vô vọng, liền thỉnh bọn cướp cho ông một chút thời gian, để ông tự tạo hóa viên tịch. Bọn cướp sớm bị khí độ và sự bình tĩnh của Huyền Trang chấn nhiếp, nên tự động thối lui. Dưới tế đàn các đồng bạn khóc thành từng hồi, mà Huyền Trang thành tâm niệm Phật, nguyện vãn sinh, nguyện ý nghe chân kinh của Phật Di Lặc, rồi lần hạ thế sau sẽ cứu độ bọn cướp này.
Có lẽ trong quan sinh tử chứng ngộ được cảnh giới từ bi của Giác Giả, cảm động trời đất, trời đất đổi mặt với bọn cướp. Trong chốc lát, gió đen nổi lên bốn phía, cát bay đá chạy, sông nổi sóng ngập trời, thuyền gần như bị lật tung.
Bọn cướp sợ tới mức quỳ lạy trời, hỏi mọi người: “Hòa thượng này là ai? Có địa vị gì?” Có người nói cho bọn cướp: “Đó là pháp sư Huyền Trang từ Đông Thổ Đại Đường đi thỉnh kinh. Thiên Thần nổi giận, còn không sám hối!” Bọn cướp vội vàng quỳ lạy Huyền Trang, lúc này Huyền Trang ngồi ngay ngắn nhập định, nhìn thấy bản thân bay qua Tu Di Sơn ở tầng trời thứ ba, nhìn thấy Phật giới trang nghiêm đằng xa…
Sóng gió lặng dần, bọn cướp tiến lên đụng vào tay Huyền Trang, Huyền Trang xuất định, hỏi: “Thời điểm đã đến sao?” Nghĩ rằng đến lúc bị chém rồi.
Bọn cướp lập tức hoan hô tung tăng như chim sẻ, pháp sư còn chưa tạo hóa nha! Lập tức đến bên quỳ xuống sám hối. Huyền Trang giảng khai Phật Pháp cho bọn cướp, nói cho bọn họ biết không nên mưu cầu cái lợi nhất thời mà gieo xuống quả ác vô biên. Kết quả tất cả kẻ cướp đều vứt bỏ tà giáo giết người khát máu, ném hung khí, thụ năm giới, quy y chính đạo. Từ đó về sau bọn họ gặp người liền ca tụng uy đức của Huyền Trang, nói mình đắc độ thật vui sướng, người đương thời đều tán thưởng.
Sự thay đổi bất ngờ khi đó là trùng hợp chăng? Nào có trùng hợp như vậy! Khi đó trời đất phẫn nộ, cuồng phong sóng lớn đúng là để cảnh báo bọn cướp tà giáo. Đám cướp của giết người kia đã tạo nghiệp sâu nặng, mà giết người tu luyện tạo nghiệp càng ngập trời. Tốt chính là họ chỉ nhất thời mất phương hướng, nhưng bản tính không mất, cuối cùng nhờ Phật Pháp giáo hóa mà biết quay lại khi lạc đường.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên