Cá chết trên sông Phủ Hà ở Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, ngày 3/9/2013, sau khi một số lượng lớn cá chết do nồng độ amoniac cao nghiêm trọng. Các báo cáo chính thức gần đây cho thấy sông và nguồn nước ngầm ở Trung Quốc bị ô nhiễm nặng nề.
Bà Trần, một người dân ở thành phố Hoài An, trông rõ ràng không thoải mái trên chương trình truyền hình “Đường dây nóng của chính phủ” phát đi từ tỉnh Giang Tô và cuối tháng trước. Giọng địa phương đặc sệt, khuôn mặt sạm nắng, và tay giữ chặt micro cho thấy bà là người nông dân chất phác ở vùng nông thôn. Nhưng bà được mời đến chương trình để cho khán giả và quan chức địa phương (tham dự chương trình) xem điều gì đó quan trọng: Nước trên dòng sông Chami chảy quanh nhà bà đã trở thành màu đen. Không phải màu đen nâu – mà đen sì như mực.
Bà được mời lên trường quay và mang theo một chai nước nhỏ, chứa đầy thứ chất lỏng màu đen. Người dẫn chương trình rón rén mở cái chai, thử ngửi và vội lùi lại. Anh đưa cái chai cho những người khác và họ có phản ứng tương tự.
Sau đó một cảnh thương tâm xảy ra khi bà Chen nắm lấy micro và quỳ xuống, cầu xin chính phủ hãy hành động. Bà kêu lên: “Hãy giúp tôi giải quyết ô nhiễm! Chúng tôi già rồi, chúng tôi có thể chết, nhưng bàn tay của con cháu chúng tôi đã biến đổi. Làn da của chúng đã biến đổi!”
Người dẫn chương trình nữ bối rối, cố lấy lại cái micro và giúp bà Chen đứng dậy. Bà Chen xin lỗi và các vị chức sắc Đảng Cộng Sản ở địa phương được mời phát biểu.
Thi Vệ Đông, một quan chức béo tròn, đeo kính, đứng lên trước hàng ghế khán giá, nói: “Đây là bài học sâu sắc”. Thi là Giám đốc Sở Bảo vệ Môi trường ở quận Thanh Phổ. Trách nhiệm của ông ta là giữ cho dòng sông Chami trong sạch.
Ông ta nói: “Tôi thực sự không biết việc này…Tôi bị sốc. Những công ty đã thải ô nhiễm ra dòng sông phải bị trừng phạt” (Thật ra, người dân địa phương nói rằng họ đã kêu cứu nhiều lần, theo như Tin tức Pháp luật Buổi tối).
Các quan chức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc – thậm chí những người mới nhận chức đứng đầu Sở Môi trường địa phương – cũng không xuất hiện trước công chúng để nhận lời chỉ trính và đưa ra lời xin lỗi, cho dù là hành động yếu ớt.
Chương trình truyền hình đó cho thấy trực tiếp góc tối của vấn nạn ô nhiễm nguồn nước ở Trung Quốc.
Các dòng sông bị đầu độc
Theo dữ liệu sưu tập từ ấn phẩm nổi tiếng Trung Quốc, 21 Century Business Herald, hàng năm có trên 1.700 vụ việc ô nhiễm nước được báo cáo. Báo cáo cho biết tỷ lệ các vụ việc đó tăng nhanh trong thập kỷ qua.
Chỉ tháng trước, 2 vụ việc quy mô lớn đã khiến dư luận lo ngại về chất lượng nước. Ngày 23 tháng 4, chính quyền Vũ Hán, một thành phố đông dân ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc, thông báo rằng họ sẽ ngừng cung cấp nước cho thành phố vì nồng độ nitơ ammoniac quá cao, một chất gây ngộ độc. Trên 300.000 người dân và hàng trăm công ty lương thực bị ảnh hưởng.
Lan Châu, một thành phố phía Tây Bắc của tỉnh Cam Túc, cũng bị nồng độ benzen cao quá mức, một chất hóa học gây độc, trên dòng sông cung cấp nước uống cho thành phố. Những người dân hoảng sợ đổ xô tới các cửa hàng để mua nước đóng chai. Benzen hóa ra đã xuất hiện trong nước hàng tháng mà không bị phát hiện.
Các tiêu chuẩn nước uống mới đã được Hội đồng kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe quốc gia Trung Quốc đưa ra từ năm 2006, phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới, nhưng thanh tra ở Trung Quốc thường rất lỏng lẻo.
Các chuyên gia nói rằng do mức phạt kẻ gây nhiễm nhẹ, và tình trạng vô pháp luật nên vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Uông Ủng Thang, một chuyên gia ô nhiễm nước ở Bắc Kinh, trả lời trong một cuộc phỏng vấn của truyền hình NTD, nói: “Mức phạt với các công ty gây ô nhiễm nước là quá nhẹ. Trung Quốc không có luật nghiêm khắc để trừng phạt những công ty này và người dân Trung Quốc không có quyền bỏ phiếu cho bất cứ điều gì. Tất cả là do quan chức quyết định”.
Ô nhiễm nước ngầm
Một báo cáo gần đây của Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc nói rằng gần 60% của 4.778 điểm giám sát nước ngầm cho thấy nước có “chất lượng kém” và “chất lượng rất kém”. Các chuyên gia của cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc, một viện nghiên cứu của nhà nước, nói tại hội thảo năm 2010 rằng 90% nguồn nước ngầm ở Trung Quốc bị ô nhiễm đến một mức độ nào đó trong khi 60% bị ô nhiễm nghiêm trọng, tin do Tân Hoa Xã đưa. Nước ngầm đóng góp 1/3 tổng nguồn nước ở Trung Quốc và cung cấp nước uống cho gần 70% dân số.
Mức độ ô nhiễm hủy hoại nhanh như vậy của nguồn nước ngầm khiến người dân Trung Quốc hết sức lo lắng. Thượng Dũng Lập, một giáo sư kinh tế Trung Quốc, trong bài viết gần đây có tiêu đề: “Tình trạng môi trường Trung Quốc rất nguy hiểm”, đăng trên tạp chí Cải cách Trung Quốc, viết: “Đi theo tốc độ ô nhiễm, sẽ không mất nhiều thời gian để nguồn nước ngầm ở Trung Quốc bị ô nhiễm một phần và hoàn toàn”.
Ông Lập nói ô nhiễm nước ngầm do việc lạm dụng phân bón hóa học, kim loại độc, bao gồm catmi, kiềm, đồng, asen, thủy ngân, chì, DDT, … Gạo và rau quả được trồng trong điều kiện ô nhiễm vậy, nên cũng bị nhiễm bẫn theo. Ông Li nói, ô nhiễm từ gốc như vậy nên khó có thể thay đổi, có thể phải mất nhiều thập kỷ hoặc cả thế kỷ.
Ông Lập viết: “Sẽ đến lúc, cả chúng ta và thế hệ tương lai của chúng ta sẽ mất đi những điều cơ bản để tồn tại”
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên