ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.khoahoc.com.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những dị nhân của ngành giải trí đầu thế kỷ 20
Friday, May 9, 2014 19:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Vào những năm đầu thế kỷ XX, người có ngoại hình hay khả năng kỳ dị thường tự nguyện hoặc bị ép buộc tham gia diễn trò trong các chương trình giải trí.

Những nơi nào có sự xuất hiện của họ đều thu hút rất nhiều tầng lớp công chúng tới. Và đây cũng là cách để họ kiếm tiền nuôi sống bản thân.

Cùng ngược dòng lịch sử tìm hiểu về một vài nghệ sĩ nổi danh có ngoại hình đặc biệt do mắc căn bệnh lạ trong những năm đầu thế kỷ XX.

1. Người đàn ông có làn da cao su

Vào thời kỳ này, hẳn ai cũng từng nghe kể đến người đàn ông cao su – Felix Wehrle với biệt tài kéo giãn, giật mạnh bất kì phần da nào trên cơ thể.

Nhiều người cho rằng, làn da của Felix Wehrle được làm bằng cao su nên mới có thể uốn dẻo, vặn xoắn thành mọi hình dạng như vậy. Không những thế, Felix Wehrle còn có thể bẻ cong ngón tay của mình ngược ra đằng sau mà không hề cảm thấy đau.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra lời giải cho bí mật này của Felix Wehrle. Theo các chuyên gia, người đàn ông này mắc phải hội chứng Ehlers – Danlos (EDs) - một bệnh rối loạn mô liên kết di truyền với nhiều biểu hiện khác nhau trên từng cá thể. Biểu hiện điển hình của bệnh là da, mô, khớp lỏng lẻo do việc sản xuất các collagen bất thường.

Những dị nhân của ngành giải trí đầu thế kỷ 20

Collagen là một thành phần quan trọng có trong da giúp các mô liên kết lại với nhau, chống biến dạng, gia tăng sức khỏe cho da, khớp, cơ, dây chằng, mạch máu và cơ quan nội tạng khác…

Collagen bất thường sẽ khiến cấu trúc trên đàn hồi hơn. Tùy thuộc vào từng cá nhân, mức độ nghiêm trọng của loại đột biến này có thể thay đổi từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Hiện, bệnh này không có cách chữa và các biện pháp điều trị như kiểm soát hệ tiêu hóa, bài tiết, hệ tim mạch chỉ mang tính hỗ trợ.

Các dấu hiệu của EDS lần đầu tiên được giới thiệu bởi Hippocrates – bác sĩ người Hy Lạp được biết đến như là cha đẻ của ngành y học vào năm 400 TCN. Triệu chứng của bệnh này được đặt tên theo hai nhà vật lý học, Edvard Ehlers (người Đan Mạch) và Henri – Alexandre Danlos (người Pháp), những người đã công bố căn bệnh với cả thế giới vào đầu thế kỷ XX.

2. “Cô gái báo”

“Vitiligo” hay còn gọi là bệnh bạch biếnchứng rối loạn da vô hại mà Louise bị mắc phải ngay từ khi mới sinh ra. Bà thường được gọi là “người da đen trắng” hay “cô gái báo” bởi làn da màu hỗn hợp và có ngoại hình giống loài báo châu Phi.

Những dị nhân của ngành giải trí đầu thế kỷ 20

Bạch biến là tình trạng gây mất sắc tố một vài mảng trên da. Nó xảy ra khi melanin – tế bào chịu trách nhiệm hình thành sắc tố trên da chết đi hoặc không còn hoạt động nữa.

Nguyên nhân chính xác của bệnh bạch biến chưa được tìm ra tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy, nó có thể phát sinh từ cơ chế tự miễn dịch, di truyền, thần kinh hoặc do virus gây ra. Trong đa số trường hợp, bạch biến là do tự phát, nhưng một số trường hợp khác, bệnh được kích hoạt bởi chất tẩy trắng da hoặc chất hóa học khác.

Những dị nhân của ngành giải trí đầu thế kỷ 20
Tỷ lệ người mắc bệnh này trên toàn thế giới ít hơn 1%

Có một vài phương pháp chữa trị “bạch biến”, trong đó phương pháp khả quan nhất hiện nay đó là sử dụng steroids và sự kết hợp ánh sáng tia cực tím với các loại kem. Nhưng do cách điều trị bằng đèn chiếu có khả năng gây ung thư da cao nên bệnh thường chỉ được áp dụng nếu biện pháp chính không mang lại hiệu quả.

3. “Cậu bé cóc”

Otis Jordan mang cơ thể của một cậu bé 4 tuổi nhưng bộ mặt và trí não của ông hoàn toàn giống với người trưởng thành. Bên cạnh ngoại hình kỳ lạ, Otis Jordan còn có khả năng cuộn, thắp và hút một điếu thuốc lá chỉ với cặp môi của mình.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Otis Jordan đã bị mắc chứng AMC – một loại dị tật bẩm sinh hiếm gặp khiến phần khớp bị bẻ cong vĩnh viễn. Những biến dạng của cánh tay và chân này gây ra không ít những bất tiện cho ông Jordan.

Những dị nhân của ngành giải trí đầu thế kỷ 20

Nhưng bù đắp lại cho phần thiếu thốn về thể chất, Otis Jordan lại có một trí óc cực kì thông minh. Từ khi còn rất nhỏ, Jordan đã rất ham học và tự thiết kế cho mình chiếc xe dê kéo để tự di chuyển hồi học lớp 5.

Bị ấn tượng bởi tiết mục cuộn, đốt thuốc bằng môi nên Otis đã quyết định biến ông trở thành một nghệ sĩ. Ông còn sáng tạo ra thuật “ăn lửa”, nuốt điếu thuốc của mình và lôi nó ra với hình dạng nguyên vẹn. Ngoài khả năng trình diễn đem niềm vui đến cho khán giả, Otis cũng nổi tiếng với tên gọi “cậu bé cóc” bởi cặp chân co quắp của mình.

4. “Bộ xương sống”

Isaac Sprague được biết đến với tên gọi “bộ xương sống” bởi ngoại hình gây shock của mình. Ông sinh năm 1842 tại Massachusetts và là một đứa trẻ bình thường, khỏe mạnh. Cho đến năm 12 tuổi, Isaac Sprague bắt đầu sụt cân nhanh chóng.

Cha mẹ ông hết sức lo lắng, cấm không cho Isaac làm bất cứ công việc gì nặng, mời những bác sĩ giỏi nhất đến chữa trị, cung cấp chế độ ăn uống tốt nhất nhưng cân nặng của ông vẫn tiếp tục sụt giảm.

Những dị nhân của ngành giải trí đầu thế kỷ 20

Năm 1865, trong một lần đi chơi hội, một nghệ sĩ đã phát hiện ra Isaac và mời anh cộng tác. Ban đầu, Isaac từ chối nhưng sau đó ông nhận ra rằng mình có thể kiếm tiền và sống sung túc nhờ ngoại hình của mình nên đã chấp nhận tham gia.

Ông bắt đầu đi lưu diễn với nghệ danh “bộ xương sống” và nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Sau năm 1868, Isaac tạm ngừng công việc, cưới vợ và sinh được 3 đứa con khỏe mạnh.

Vào tuổi 40, ông tham gia một cuộc nghiên cứu để hiểu hơn về căn bệnh của mình. Thời gian đó, ông cao 1,52m và chỉ nặng có 18 kg. Mặc dù rất nhiều thí nghiệm y học đã được tiến hành nhưng nguyên nhân căn bệnh của Isaac vẫn chưa thể xác minh. Tuy nhiên, có một điều may mắn rằng, cả ba đứa con của Isaac đều rất khoẻ mạnh và không có một biểu hiện gì giống với căn bệnh của cha mình.

5. Người đàn ông có bộ mặt sư tử

Có thể nói, một trong những người nổi tiếng nhất ở làng giải trí cuối thế kỷ thứ XX là Stephan Bibrowski (1891-1932). Cả cơ thể của ông bị che phủ bởi những sợi lông dài khiến ông trông giống như sư tử.

Các nhà khoa học đã chẩn đoán, ông mắc căn bệnh hiếm gặp tên “hypertrichosis” hay hội chứng người sói. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường có sự phát triển bất thường về lông, tóc trên cơ thể, có thể ở một vài bộ phận hoặc toàn thân.

Những dị nhân của ngành giải trí đầu thế kỷ 20

Khi vừa được sinh ra, mẹ của Stephan Bibrowski vô cùng bất ngờ và cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cha ông trước đó bị cào bởi một con sư tử. Bà cảm thấy xấu hổ với mọi người về Stephan nên gửi ông cho một ông bầu người Đức – Sedlmayer khi mới lên 4 tuổi. Sedlmayer đưa Stephan lên ánh đèn sân khấu và “trưng bày” ông khắp châu Âu.

Vào thời gian đó, lông trên mặt Stephan dài đến 20cm và khoảng 10cm ở các phần khác trên cơ thể. Chỉ có bàn tay và bàn chân là Stephan Bibrowski không bị lông che phủ. Kể từ đó về sau, ông đi lưu diễn khắp nơi và thỉnh thoảng mới trở về châu Âu.

Bibrowski thu hút mọi người bởi các thủ thuật sử dụng dụng cụ thể thao. Đồng thời khác hẳn với vẻ bề ngoài dữ tợn, ông cho khán giả thấy khía cạnh lịch sự nhã nhặn của mình khi nói chuyện với họ nên được đông đảo công chúng yêu mến.

Vào cuối thập niên 1920, Stephan từ giã sự nghiệp của mình và trở về Đức. Năm 1932, ông qua đời vì một cơn đau tim, hưởng thọ 41 tuổi.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.