ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Tiến thoái lưỡng nan’ vì nghèo ở Trung Quốc
Monday, May 19, 2014 18:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bố mẹ Miểu Miểu có cuộc sống khó khăn

Khi Lưu Kiều Mỹ sinh ra bé gái Miểu Miểu vào tháng Ba, cô buộc phải rời bệnh viện một giờ sau khi vừa xong quá trình sinh nở. Cô và chồng cùng là công nhân nhập cư nghèo, không đủ tiền để trả cho chăm sóc sau sinh.

Cô Lưu và chồng mang con về nhà, nhưng họ biết rằng con mình bị bệnh nặng.

Chân và hông của Miểu Miểu bị biến dạng nghiêm trọng. Một cái lỗ lớn trong miệng khiến bé phải rất khó khăn mới nuốt được. Nay sáu tuần tuổi, cô bé bị sụt cân đi trông thấy.

“Tôi muốn tự tay chăm Miểu Miểu,” Lưu Kiều Mỹ giải thích, nước mắt chảy ròng ròng. “Nhưng chồng tôi hỏi: thế nếu con gái của mình chết vì mình không chăm sóc được?”

Không tiền và không có chính sách y tế, đôi vợ chồng này phải đối diện với sự lựa chọn thắt lòng: cố giữ lấy con hay đưa bé vào tay nhà nước – mà trên lý thuyết – bé có thể sẽ được chữa bệnh.

“Không ai muốn bỏ rơi con mình,” cha của Miểu Miểu, ông Lôi Trạch Bảo nói. “Nhưng nếu chúng ta cho con đi, ít ra con cũng có cơ hội sống mong manh.”

Họ quyết định đưa bé tới một “nơi nhận trẻ an toàn” gần nhà. Trung tâm này được mở hồi tháng Một, cạnh trại trẻ mồ côi địa phương, cho phép cha mẹ bỏ con của mình mà không để lại danh tính.

Buổi tối ngày 16/03, đôi vợ chồng bọc bé gái trong chiếc chăn và tiến tới trại mồ côi.

Nhưng số phận đã can thiệp. Trung tâm nhận trẻ ngừng tiếp nhận chỉ vài giờ trước khi gia đình đến nơi. Miểu Miểu ở lại trong vòng tay mẹ.

“Tôi ngầm mong rằng họ sẽ không nhận con mình, mặc dù tôi không biết mình có giữ cho con sống được hay không,” Lưu Kiều Mỹ thú nhận. “Tôi bị giằng xé.”

Áp lực vẫn còn đó. Cả gia đình đang sống trong một nhà để xe bằng bê tông bên cạnh một con phố đông đúc.

Những thứ cơ bản như sữa và bỉm cho trẻ con họ còn khó mua nổi, nói gì tới thuốc thang đắt tiền.

Không kham nổi

Nơi nhận trẻ bị bỏ rơi ở Quảng Châu đóng cửa chỉ sau sáu tuần

 

Sự việc trung tâm tiếp nhận trẻ ở Quảng Châu đóng cửa thu hút chú ý của quốc tế. Trong sáu tuần mở cửa, trung bình mỗi ngày có năm bé được đưa vào đây.

Tổng cộng, 262 trẻ nhỏ được đưa vào tay nhà nước, theo các quan chức. Toàn bộ số đó đều có các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, như khuyết tật tim bẩm sinh và bại não nặng.

Một số trẻ mới chỉ năm hay sáu tuổi. Những người chăm trẻ bị ốm nặng nói ở tuổi này, người lớn tự chăm sóc con mình thấy rất khó bế ẵm các bé. Đó thường là lúc cha mẹ buông xuôi, tin rằng các trung tâm xã hội địa phương sẽ chăm sóc tốt hơn.

Đa số trẻ trong trại mồ côi Trung Quốc bị bệnh nặng hoặc bị khuyết tật cần tới chăm sóc đặc biệt mà công nhân nhập cư nghèo không thể chi trả.

“Tôi chưa từng thấy đứa trẻ khỏe mạnh nào trong trại mồ côi của chính phủ,” Naomi Kerwin, một người Mỹ từng nhiều năm làm việc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em ở Trung Quốc nói. “Tôi chứng kiến trẻ em bị bệnh đứt đốt sống, tôi từng thấy trẻ bị hở hàm ếch và rất nhiều bé có vấn đề về bộ phận sinh dục.”

Công bằng mà nói, Trung Quốc đã tiến bộ nhiều trong lĩnh vực sinh sản và sức khỏe trẻ em những năm gần đây.

Tỉ lệ tử vong sinh sản – các ca phụ nữ tử vong trong quá trình sinh nở hoặc trẻ sơ sinh bị chết – đã giảm hơn 13% mỗi năm kể từ năm 1990, là tỉ lệ giảm nhanh nhất thế giới, theo một nghiên cứu toàn cầu mới của viện Số liệu và Đánh giá Y tế – đại học Washington.

Một nghiên cứu liên quan cũng cho thấy so với các thập kỷ trước, nay có nhiều trẻ em Trung Quốc có khả năng sống qua năm tuổi hơn.

Nhưng toàn bộ các con số này có nghĩa là một số ít các gia đình nghèo vẫn vất vả gắng giữ cho con mình sống, mặc dù trong túi không có tiền.

‘Tôi từng muốn nhảy cầu’

Anh Trình Bang Kiến hứa sẽ làm việc cả đời cho người giúp chữa bệnh cho con gái mình

 

Một người cha tuyệt vọng đang được chú ý nhờ chiến dịch tới mức cực đoan để gây quỹ nhằm chữa bệnh cho con gái mình.

Là lính về hưu ở tỉnh Tứ Xuyên, miền Trung Trung Quốc, anh Trình Bang Kiến thường đứng trên đường phố Bắc Kinh với tấm biển: “Tôi sẽ làm việc cả đời cho bất kỳ ai hỗ trợ tiền chữa bệnh cho con gái tôi.” Ít có ai qua lại nhìn vào mắt ông.

Bé Tư Di bị rối loạn máu. Nhiều năm điều trị tốn tiền, giờ họ chỉ hy vọng vào cuộc phẫu thuật thay tủy, và họ đã tìm ra người hiến tặng.

Cả gia đình dọn lên Bắc Kinh do chỉ có một bệnh viện duy nhất chữa được bệnh của Tư Di. Nhưng cha mẹ cô bé không thể trả nổi cuộc phẫu thuật giá 96.000 đôla Mỹ.

“Tôi đã vay tiền của tất cả hàng xóm,” anh Trình Bang Kiến khóc. “Tôi còn nghĩ tới việc nhảy cầu. Nếu tôi chết, con gái tôi có thể được cứu sống vì nhiều người sẽ quan tâm tới chúng tôi hơn.”

Trong tương lai, vẫn còn hy vọng rằng các gia đình khác không phải chịu cảnh tuyệt vọng như gia đình Miểu Miểu ở Quảng Châu và bé Tư Di ở Bắc Kinh.

Phía chân trời đã dần xuất hiện những giải pháp hứa hẹn hơn.

Nhiều tổ chức từ thiện đang cố gắng đưa ra các dấu hiệu ban đầu trong vấn đề sức khỏe trẻ em, nhằm phòng tránh dị tật bẩm sinh, chẳng hạn bằng cách phát miễn phí axit folic cho phụ nữ mang thai.

Các nhóm khác tìm cách đến được với các gia đình có trẻ khuyết tật, đưa ra giúp đỡ sớm để gia đình có thể chăm sóc trẻ em tại nhà.

Các tổ chức khác ở Trung Quốc tìm cách vận động hành lang chính phủ để đưa ra bảo hiểm y tế cho trẻ em từ 18 tuổi trở xuống.

Dù khoa học y tế đã tiến bộ, nhiều người nghèo Trung Quốc vẫn gặp khó khăn trong vấn đề sức khỏe

Kể từ năm 2009, mỗi năm Melody Zhang, luật sư bảo vệ quyền trẻ em lại nộp bản kế hoạch về bảo hiểm y tế tới quốc hội Trung Quốc qua một nhóm đại diện của quốc hội.

Rất khó để biết điều gì đã xảy ra với bản kế hoạch này ở phía sau bức rèm, theo lời bà Zhang, người sáng lập và giám đốc điều hành Quỹ Children’s Hope, một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất ở Trung Quốc giúp đỡ về y tế cho trẻ mồ côi. Tuy nhiên, bà lạc quan rằng kế hoạch như bà đề xuất là không thể thiếu.

“Ngày càng có nhiều thành phố đưa ra kế hoạch bảo hiểm y tế riêng của mình, thế nên lượng bao phủ đang lan rộng dần,” bà giải thích. Trung bình chỉ một vài trong số 300 triệu trẻ em Trung Quốc cần tới chăm sóc y tế đặc biệt tốn kém, nên đề xuất của bà Zhang về khoản bảo hiểm giá 16 đôla Mỹ một năm là sát thực, bà nói.

Cho tới lúc đó, hàng triệu cha mẹ ở Trung Quốc phải vất vả để giữ con, trong lúc cũng phải chăm sóc sức khỏe cho chính mình.

Trong cơn tuyệt vọng, gia đình bé Trình Tư Di, chín tuổi, gần đây đã đi vay nặng lãi ở chợ đen. Họ cần 40.000 đôla Mỹ tiền đặt cọc cho cuộc phẫu thuật thay tủy trước khi hết thời hạn.

“Tất nhiên những gì chúng tôi phải trải qua đều đáng cả,” cha của Tư Di giải thích. “Một khi con tôi khỏe lại, bé sẽ lớn lên như một cô gái bình thường.”

 

 

 

Theo BBC

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.