ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,670,359,191
Stories: 8,333,700
Profile image
Tác giả: longletung
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Người biến xe phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật
Thursday, June 26, 2014 1:39
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Người biến xe phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật - Phe Lieu Gia Cao Quang Dat

Thu mua phe lieu gia cao - Bộ sưu tập xe làm từ phế liệu của anh gồm đầy đủ Vespa, Mobylette, Velo Solex… đến Honda 67, CD, LA, CB, Side Car, xe hơi.

Mỗi ngày, Nguyễn Tấn Tài dành ít nhất 10 tiếng đồng hồ để mày mò từng chi tiết, thiết kế xe, độ xe… biến những chiếc xe đã hoen gỉ, thuộc hàng xếp xó như đống sắt vụn trở thành tác phẩm nghệ thuật để đời nhưng đáng tiếc nó chưa được quảng bá hình ảnh rộng rãi đến công chúng nên chưa được nhiều người biết đến.

Chọn xe làm từ phế liệu thay vì vợ

Nếu người bình thường chưa một lần tiếp chuyện với anh Tài, ai cũng dễ bị sốc trước một tay có cái đầu trọc lốc, dưới cằm là chòm râu dài, người nổi rõ những cơ bắp, mặt lạnh lùng. Song, nếu nói về xe thì anh như một người khác hẳn. Chia sẻ về thú đam mê ấy, Nguyễn Tấn Tài cho biết: “Tôi mê chơi xe từ năm 14 tuổi. Hồi đó nhà nghèo, nhìn người ta chạy mấy chiếc Mobylette, Velo Solex… là thấy “nghiền”. Lớn lên một chút, vì được ba chiều chuộng nên tôi mua cho chiếc PC, rồi được đổi sang Honda Dream. Hồi đó, khi mang xe cho thợ sửa, tôi ngồi bên cạnh, chú ý từng động tác anh thợ làm. Chỉ một hai lần, tôi đã có thể tháo banh máy, lắp ráp lại”. Nhưng niềm khao khát nhất của anh là được sở hữu những “con rồng chiến” như trong các bộ phim hành động Mỹ.

Phế liệu có công dụng rất lớn nhưng mấy ai hiểu được. Trong xã hội này có rất nhiều sáng chế được làm từ phế liệu như cậu học trò mua phế liệu làm xe lăn cho bốnghệ sĩ chế hàng trăm nhạc cụ bằng phế liệu…

xe-lam-tu-phe-lieu

xe-lam-tu-phe-lieu

Bỏ niềm đam mê cháy bỏng lại phía sau, tháng 2 năm 1981, Nguyễn Tấn Tài cùng gia đình sang định cư ở California với mục đích kiếm cơm trước rồi sẽ chơi xe sau. Khi qua bên đó, anh là đầu bếp trưởng của nhà hàng Vịt tiềm. Song, dù công việc bận rộn đến mấy anh vẫn dành thời gian cho niềm đam mê từ nhỏ của mình. Những lúc rảnh rỗi anh Tài đều tranh thủ thời gian đó để tìm kiếm thông tin về những chiếc xe phân phối lớn. Yá tưởng độ xe đến với anh từ những lần tham gia sửa chữa xe ở kho của những người bạn.

Anh tâm sự, nhìn họ lắp ráp những dụng cụ cho xe tôi nắm bắt được những dụng cụ nào phù hợp với loại xe nào. Vì thế, lý do bỏ Mỹ về Việt Nam của anh cũng một phần liên quan đến đam mê độ xe. Anh Tài kể: “Hồi sang Mỹ, tôi mơ được chạy con Harley phân khối lớn như mình hay thấy trên phim. Nhưng tiền chưa có, phải lo học hành, làm lụng, rồi đi kiếm cơm. Ước mơ thành hiện thực phải sau đó gần hai mươi năm. Tôi mua riêng cái máy Harley 1.600cc xấp xỉ 20 ngàn USD rồi tự đem về thiết kế hình dáng, khung sườn. Có thời gian là anh ra làm xe, gần hai năm sau chiếc xe mới hoàn tất, nâng giá trị chiếc xe lên đến 160 ngàn USD. “Thỏa đam mê của mình nhưng vợ tôi lại không thích. Vậy là một thời gian sau vợ chồng chia tay. Tôi chọn xe thay vì vợ, vì thế đã mang niềm đam mê của mình về Việt Nam thực hiện tiếp.

Vua độ xe đẳng cấp nhất Việt Nam và đặc biệt hơn là vua các loại xe được “sinh ra” từ phế liệu

Giữa năm 2003, Nguyễn Tấn Tài trở về quê hương sau 23 năm định cư bên Mỹ. Ở đây, anh có điều kiện tốt để sưu tầm và độ xe theo ý muốn của mình. Thấy xe cộ ở Việt Nam thời điểm đó còn khá rẻ nên anh ra sức làm lại những chiếc Vespa phế liệu trở thành những chiếc mới. Đồng thời, anh tham gia vào Hội Sài Gòn Vespa cùng một số người bạn. Sau một thời gian thì Hội Sài Gòn Vespa cũng tan, Nguyễn Tấn Tài về lại Bình Dương để vui thú một mình bên những thành quả mình tạo dựng.

Bộ sưu tập xe của anh gồm đầy đủ những cái tên như Vespa, Mobylette, Velo Solex… đến các dòng xe mới hơn như Honda 67, CD, LA, CB, Side Car, xe hơi… Anh Tài cho biết, chỉ tính xe hai bánh, anh cũng phải có trên ba mươi chiếc. Anh mua để nhìn cho đã mắt, cho thỏa mãn niềm đam mê. Sau đó anh lại “chế biến” thành một tác phẩm nghệ thuật.

Chiếc đầu tiên là CD125, anh làm xong mất hơn 6 tháng (4/2004). Tất cả các chi tiết từ làm máy, độ khung sườn đến thiết kế bình xăng, đèn, sơn xe đều do anh tự làm. Còn với chiếc Chopper anh độ lên từ chiếc CB250 mua theo dạng thanh lý. Anh tạo khung trước, lập bản vẽ mô hình chuẩn rồi phác thảo những đường cong để cho việc hoàn chỉnh xe thuận lợi. Không kể phần làm máy, khung sườn, chỉ phần nước sơn anh đã mất hơn ba tháng. Mỗi ngày trung bình anh làm 10 tiếng, với tổng cộng 36 lớp sơn cho chiếc xe dài hơn 2,7m. Có những ngày anh phải làm tới 1, 2 giờ khuya mới nghỉ.

Theo anh khâu khó nhất là gò tôn nhũ để làm bình xăng. Song, những rắc rối ấy lại cho anh nhiều kinh nghiệm về ý tưởng thiết kế để đạt tới nghệ thuật làm đẹp. Cái khó thứ hai là vẽ thông số kỹ thuật để thuê tiện. Tất cả anh vẽ bằng tay mà không qua một trường lớp đào tạo nào. Sau khi hoàn thành tất cả hạng mục độ động cơ, một mình anh mày mò học và tự vẽ họa tiết cho tác phẩm của mình bằng sơn Air Brush (mua từ Mỹ) rồi mới sơn bóng, tôn chiếc xe mình độ lên đẳng cấp số 1 Việt Nam.

Tâm sự về những kinh nghiệm để độ một chiếc xe phế liệu thành tuyệt phẩm nghệ thuật có thể chạy băng băng trên đường trường, Nguyễn Tấn Tài cho hay:  Đầu tiên là phải có niềm đam mê, từ đam mê sẽ thôi thúc bạn nảy sinh ý tưởng thiết kế cho riêng mình. Đam mê mà học hỏi thì mọi việc sẽ thành công. Anh Tài còn cho biết, nhiều tay chơi xe khi thấy mấy chiếc anh làm cũng gặng hỏi mua, nhưng anh nhất quyết không bán. Bởi mỗi chiếc xe được anh coi như một tác phẩm để đời mà giới làm xe ở Việt Nam khó thực hiện được.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.