>> Mổ xẻ thất bại của tuyển nữ Việt Nam: Không ai nhận trách nhiệm!
>> Bóng đá Việt và thêm một năm thất vọng?
>> Bóng đá Việt Nam: Nhìn vào sự thật thay cho vẻ hào nhoáng
>> Bóng đá nữ Việt Nam thiếu cả thầy lẫn thợ
Vị giám đốc kỹ thuật người Nhật Bản
Tác giả bài viết đã dự khán trận đấu vòng bảng Thái Lan – Hàn Quốc và đặc biệt chú ý đến một vị “khán giả” ở khán đài A1 có vẻ ngoài khắc khổ, mái đầu bạc trắng. Ông mặc áo thun xanh có logo FAT (Liên đoàn bóng đá Thái Lan), đeo thẻ tác nghiệp và luôn chăm chú theo diễn biến trên sân.
Giám đốc kỹ thuật Ichiro Fujita đang theo dõi trận đấu. Ảnh: Nguyễn Minh Khang |
Suốt 90 phút và cả lúc nghỉ giữa hiệp, ông ta kiên trì ngồi suốt một chỗ, không ngừng ghi chép số liệu về cầu thủ hai đội. Khi Thái Lan lần lượt bị thủng lưới, ông không tỏ vẻ thất vọng, ngay cả khi mất điện lúc cuối trận ông cũng vẫn ở đó với sự bình tĩnh đáng ngạc nhiên, chờ đợi sự cố được khắc phục trong khi khán đài hầu như đã sạch bóng.
Ghi chép cẩn thận dữ liệu. Ảnh: Nguyễn Minh Khang |
Đó chính là Ichiro Fujita, chuyên gia người Nhật Bản được FAT ký hợp đồng từ tháng 2/2014. Ông có bằng giảng viên bóng đá của AFC, đảm nhiệm vai trò giám đốc kỹ thuật cho tất cả các đội tuyển bóng đá Thái Lan cả nam lẫn nữ đến năm 2018. Riêng năm nay theo chiến lược của FAT, ông sẽ làm việc cho đội tuyển nữ quốc gia, đội tuyển nam U19 và U16.
Qua đó cho thấy FAT đã cao tay khi “nhất tiễn…đa điêu”, tiết kiệm chi phí thuê thầy ngoại mà lại hiệu quả. Trong khi bóng đá Việt Nam, từ sau sự chia tay của ông Rainer Willfeld, đến nay chiếc ghế giám đốc kỹ thuật vẫn còn bị bỏ trống và huấn luyện viên trưởng phải gồm đủ mọi việc nên trách nhiệm cũng nặng nề hơn!
Người Thái chuẩn bị gì cho Asiad và World Cup?
Giới truyền thông Việt Nam đăng tin bóng đá nữ Thái Lan có hai giải quốc gia: ngoại hạng và hạng nhất với 8 đội bóng thi đấu ở mỗi giải. Thật sự điều này là đúng nhưng… đã cũ. Qua tìm hiểu của tác giả từ trang web uy tín thai-fussball.de và từ các fan Thái Lan trong diễn đàn ASEAN Football Community (Facebook) thì kể từ sau mùa 2013 với chức vô địch thuộc về BG Bundit Asia, hai giải đấu trên đã bị tạm dừng trong năm nay vì chủ tịch FAT – ông Worawi Makudi – lấy lý do “không đủ ngân sách tổ chức”.
Bản thân bóng đá Thái Lan cũng có nhiều “sóng ngầm”, Worawi Makudi đang là nhân vật bị chỉ trích nhiều nhất sau những thất bại của xứ sở chùa vàng từ sau năm 2007. Ông này luôn có những phát biểu “hùng hồn” nhưng không có hành động cụ thể để hiện thực hóa lời nói, không dám nhận trách nhiệm khi đội tuyển liên tục sa sút và chỉ tranh thủ xuất hiện “lấy công” trước giới truyền thông khi có chiến thắng. Đến nỗi Teerathorn Boonmathan – hậu vệ trái của ĐTQG Thái Lan – dám dũng cảm ăn mừng trận thắng của đội nhà năm 2012 bằng biểu ngữ “VV. Get out!!!” (Worawi, hãy biến đi!)
Teerathorn Boonmathan dũng cảm “tẩy chay” chủ tịch FAT. Ảnh: Internet |
Cũng theo những nguồn tin đáng tin cậy trên, chuyến tập huấn ở Nhật Bản trước khi tham dự giải bóng đá nữ châu Á của đội tuyển nữ Thái Lan là do trưởng đoàn Nualphan Lamsam “đài thọ”. Bà vốn là CEO của công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm Muang Thai, tâm huyết với bóng đá và rất được lòng các nữ cầu thủ.
Về thành phần các cầu thủ nữ Thái Lan, ngoài Kanjana Sung-ngoen, Pitsamai Sornsai và Naphat Seeraum (tên cũ là Junpen Seeraum) đang thi đấu ở Nhật Bản, những người còn lại chỉ ở trong độ tuổi 21-26, nhiều người vẫn đang là sinh viên, một tuần chỉ đến trường vài buổi, còn lại thời gian là tự học và tập luyện cùng nhau nên thi đấu rất ăn ý. Và cũng vì còn trẻ nên họ dễ dàng hồi phục thể lực khi chỉ được nghỉ có một ngày và phải di chuyển từ Bình Dương lên Tp Hồ Chí Minh để đá với đội chủ nhà!
Sau khi đọat vé tới Canada dự World Cup, đội tuyển nữ Thái Lan trở về trong sự chào đón nồng nhiệt và lien tục xuất hiện trên các buổi phỏng vấn truyền hình để giao lưu với fan hâm mộ và quảng bá hình ảnh. Hơn hai tuần sau chiến thắng lịch sử nhưng đội vẫn chưa giải tán mà tiếp tục tham gia các họat động xã hội, sau đó sẽ đi tập huấn tại Nhật Bản để hướng đến Asiad tại Hàn Quốc. Gần đây, họ còn nhận được tin vui khi FAT quyết định trao tặng them cho đội số tiền 10 triệu Baht (hơn 306.000 $). FAT cũng sẽ sử dụng 30 triệu Baht khác để chuẩn bị cho chiến dịch Asiad sắp tới và World Cup năm sau.
Tổng giá trị giải thưởng cho chiến tích lọt vào World Cup đã lên tới 10 triệu Baht. |
Từ những thông tin trên, chúng ta có thể thấy rằng nếu xét về từng con người thì các cầu thủ nữ Thái Lan chưa hẳn đã hơn Việt Nam, nhưng họ có sự quan tâm và đầu tư từ cấp trên hơn hẳn. LĐBĐ Thái Lan tuy đang có những ý kiến bất bình xoay quanh chủ tịch Worawi Makudi nhưng trước sau vẫn có sự chuẩn bị nghiêm túc (thuê giám đốc kỹ thuật người Nhật Bản) và khen thưởng xứng đáng cho nỗ lực của đội. Các cô gái Thái còn may mắn có được “Mạnh Thường Quân” Nualphan Lamsam theo bước trong nhiều năm qua.
Trông người lại ngẫm đến ta, mong rằng bong đá nữ Việt Nam sẽ được quan tâm và nâng chất hơn để không còn những cảnh ngộ “anh hung trà đá” mơ ngày đá World Cup…
(Bạn đọc: Nguyễn Minh Khang)
|
>> Mổ xẻ thất bại của tuyển nữ Việt Nam: Không ai nhận trách nhiệm!
>> Bóng đá Việt và thêm một năm thất vọng?
>> Bóng đá Việt Nam: Nhìn vào sự thật thay cho vẻ hào nhoáng
>> Bóng đá nữ Việt Nam thiếu cả thầy lẫn thợ
2014-06-06 03:16:53
Nguồn: http://www.bongda.com.vn/Goc-Ban-Doc/333860_Su_that_ve_bong_da_nu_Thai_Lan.aspx