Văn hóa thần truyền
Con người khi còn sống thường gặp nhiều giấc mộng, phần lớn giấc mộng là kỳ lạ cổ quái, nhiều giấc mộng không có liên quan gì đến bản thân. Trong đời người chỉ có một, hai loại giấc mộng là thật sự liên quan đến chính chúng ta, chính là linh tính của một người đi vào không gian khác, nhìn thấy hoặc nghe về người hoặc sự vật ở không gian đó, loại giấc mộng này mười phần rõ nét, rõ ràng không giống với loại giấc mộng cổ quái kỳ lạ kia, chỉ có loại giấc mộng này mới là tồn tại chân thật, trên sử sách cũng thường có ghi chép lại.
Kỷ Hiểu Lam (1726 ~ 1805), người huyện Trực Đại Hiến (Kim Chúc Hà Bắc). 24 tuổi đậu kỳ thi hương, 31 tuổi thành tiến sĩ, từ quan biên tu (sử quan thời xưa) đến hầu hạ học sĩ ở Hàn Lâm Viện. Sau làm quan đến Lễ Bộ Thượng Thư, tham gia đại học sĩ, hiệu là “Văn Đạt” ‘Duyệt Vi Thảo Đường Bút ký’ là tác phẩm lúc tuổi già của Kỷ Hiểu Lam, trong đó có một chương là “Giải mộng”.
“Lúc Uông Thủ Hòa làm biên tu thi tú tài, mộng thấy ông ngoại làm phó quan chép sử có dẫn một người cùng đến nhà, ông ngoại của ông chỉ vào người đó và nói: ‘Đây là người cùng năm đồng đăng bảng với con – Kỷ Hiểu Lam, tương lai là thầy của con đó’. Cho nên ông lén nhớ kỹ áo quan và hình dáng tướng mạo của người này.
Về sau, vào năm Kỷ Dậu Uông Thủ Hòa được đề bạt công phận ứng thi vào Lễ bộ, chính là tôi đã chấm điểm cậu ấy, chấm ông vào loại ưu. Sau khi nhận được chức quan, ông đến bái kiến tôi, đã tường tận kể lại giấc mộng kia, cũng nói áo quan và hình dáng tướng mạo của người trong mộng giống hệt tôi bây giờ không sai chút nào, nên lấy đó làm ấn chứng cho giấc mộng kia. Đợi đến lần thi hội năm Gia Khánh, tôi làm quan tổng tài (chức quan đứng đầu cơ quan soạn sách thời Thanh ở Trung Quốc), bài thi của ông vừa vặn đưa đến cho tôi duyệt. (Phàm là quan coi phòng thi đề cử bài thi nào, đều do quan giám thị ngự sử đưa trước cho một vị quan chủ khảo để duyệt định, sau đó lại thay phiên mà chấm). Ông lại trúng tuyển, thi đình thì đậu thứ hai. Thế mới biết giấc mộng kia là vì để hoàn thành chuyện này đấy”.
Từ những gì ghi lại trong quyển sách này có thể nhìn ra, giấc mộng của Uông Thủ Hòa là thuộc về loại giấc mộng xuất hiện rất chân thật, từ lời văn mà thấy, việc trước đó ông không nhận ra Kỷ Hiểu Lam, nhưng ông ngoại của ông trong mộng đã nói rõ là: Kỷ Hiểu Lam là thầy tương lai của ông, đợi sau khi ông dự thi được loại ưu, bái yết lúc nhận chức quan, mới thật sự gặp Kỷ Hiểu Lam, cũng nói áo quan và hình dáng tướng mạo của người trong mộng giống Kỷ Hiểu Lam không sai chút nào. Đến lúc thi hội, Kỷ Hiểu Lam làm tổng tài, bài thi của ông lại được đưa cho Kỷ Hiểu Lam duyệt trước, ông lại trúng tuyển, thi đình đỗ vị trí thứ hai.
Có thể thấy, vận mệnh của mỗi người đã sớm tồn tại trong các không gian khác, cho nên có một số người có thể thông qua giấc mộng mà tiến vào không gian khác, có thể thấy hoặc nghe được chân tướng tồn tại ở không gian đó, đồng thời nhìn thấy được vận mệnh tương lai của bản thân tồn tại ở không gian đó.
Theo Vietdaikynguyen