ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hành Trình Tâm Linh Đến Ladakh, Ấn Độ
Thursday, August 7, 2014 18:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một học viên Pháp Luân Công đang kêu gọi truyền rộng Chân-Thiện-Nhẫn khắp miền núi phía bắc Ấn Độ.

20140519Christiane_Teich-BENC-7501-676x450

Học viên Pháp Luân Công Christiane Teich, đến từ Ấn Độ, chụp trên một con đường ở thành phố New York vào ngày 19 tháng 5 năm 2014. (Benjamin Chasteen/Đại Kỷ Nguyên)

Christiane Teich hay  “Chris”, đã có một hành trình đến Ấn Độ trong suốt 30 năm để tìm kiếm một điều gì đó. Lúc đầu cô sống Đức, rồi đến Châu Phi và Nam Mỹ trước khi  thực hiện chuyến đi đến Ấn Độ.

Trong suốt chuyến đi của mình, Chris đã thử tu tập các môn phái tâm linh khác nhau, bao gồm cả khí công, thiền siêu việt, yoga, triết lý Ấn Độ, đạo Giai na (Jainism), và Phật giáo, nhưng vẫn cảm thấy không mãn nguyện.

Ladakh

Chris nghe nói về một nơi nhỏ bé kỳ diệu ở vùng núi phía bắc Ấn Độ được gọi là Ladakh. Mặc dù khi ở Ấn Độ cô sống chủ yếu ở Sarnath (nơi đức Phật thuyết pháp đầu tiên) nhưng Chris vẫn muốn đi đến Ladakh nơi khí hậu không giống như những khu vực khác của Ấn Độ, không khí mát mẻ và thời tiết đẹp hơn. Cô nói: “Trên vùng cao, khí hậu hoàn toàn khác hẳn, khô thoáng và dễ chịu vào mùa hè”.

Cô đã đến thăm Ladakh gần như mỗi mùa hè từ khi sống ở Ấn Độ, và thường ở lại từ 3 đến 4 tháng.

Ladakh nằm giữa dãy núi Côn Lôn phía bắc và dãy núi Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ phía nam, giáp Tây Tạng về phía đông và là nơi sinh sống chủ yếu của các tín đồ Phật giáo Tây Tạng. Khu vực này dân cư thưa thớt được biết đến với vẻ đẹp miền núi xa xôi của nó và văn hóa Tây Tạng.

Lần đầu tiên cô đến Ladakh là khoảng 23-24 năm trước, ở đó không có nhiều tivi. “Đó là một khu vực rất nhỏ, với rất ít tivi, và chỉ có hai trạm cảnh sát”- Chris nói.

Nhưng trong những năm qua và với sự gia tăng số lượng của cả khách du lịch phương Tây và Ấn Độ đã khiến nơi này thay đổi hoàn toàn, bây giờ tivi có ở khắp mọi nơi.

Ở đây, Chris đã được giới thiệu môn tu luyện Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp.

Pháp Luân Đại Pháp

Chris trìu mến nhớ lại lần tham dự cuộc họp phụ nữ hàng năm, dịp phụ nữ từ nhiều làng gần xa tụ tập lại nấu ăn, hát, khiêu vũ và dệt vải. Gần đó là một ngôi đền địa phương nằm trên một ngọn núi cao, nơi có một người phụ nữ Mỹ gốc Trung Quốc đang đứng nhìn xuống đám đông. Cô bất ngờ đi xuống núi và bắt đầu biểu diễn các bài tập Pháp Luân Đại Pháp cùng với một người Tây Tạng địa phương.

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là một môn khí công tu luyện cả thân lẫn tâm cổ truyền của Trung Quốc, được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền rộng ra công chúng bắt đầu vào tháng 5 năm 1992, tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. “Chân – Thiện – Nhẫn”- đặc tính tối cao của vũ trụ, là các giá trị cốt lõi nhất của Pháp Luân Đại Pháp. Song song với học đạo lý Chân – Thiện – Nhẫn, những đạo lý này được giảng một cách có hệ thống trong cuốn “Chuyển Pháp Luân”; học viên Pháp Luân Đại Pháp còn kết hợp với luyện 5 bài công pháp. Năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp nhẹ nhàng, chậm rãi nhưng đầy uy lực; có tác dụng cải biến bản thể tăng cường sức khỏe và đẩy lùi hết các bệnh tật.

Do những lợi ích to lớn về sức khỏe, tinh thần và trau dồi đạo đức qua thực hành Pháp Luân Công, số lượng học viên tại Trung Quốc đã gia tăng nhanh chóng. Đến 1999, theo thống kê của chính phủ Trung Quốc, có khoảng 70-100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công. Con số học viên này vô tình đã lớn hơn số đảng viên của Đảng Cộng  Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) (lúc bấy giờ có khoảng 60-65 triệu đảng viên, trong đó có khoảng 30% số đảng viên cũng tu luyện Pháp Luân Công). ĐCSTQ đứng đầu là Giang Trạch Dân hoảng sợ và đố kỵ trước sự lớn mạnh của Pháp Luân Công đã quay lại vu khống Pháp Luân Công là tà giáo và ra lệnh “nhổ tận gốc” Pháp Luân Công, dù trước đó Pháp Luân Công đã được chính quyền Trung Quốc nhiệt liệt ủng hộ cũng như trao tặng nhiều giải thưởng. Từ 20 tháng 7 năm 1999, Pháp Luân Công chính thức bị cấm ở Trung Quốc. ĐCSTQ bắt đầu mở chiến dịch đàn áp và bức hại Pháp Luân Công. Hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công bị bắt, bị tra tấn, bị giam cầm một cách bất hợp pháp trong các trại lao động, nhà tù. Rất nhiều người trong số đó bị chết và rất nhiều người đã bị mổ cắp nội tạng khi họ còn sống và sau đó bị đốt xác phi tang…

Chris chưa bao giờ thấy những bài tập khí công như vậy nên cô đã hỏi thăm người phụ nữ và được chỉ dẫn đến một cửa hàng có bán sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách được các học viên Pháp Luân Đại Pháp đọc hàng ngày và cô đã được hướng dẫn tập năm bài tập công pháp.

Chris phải mất vài năm để buông bỏ tất cả những giáo lý đã học trước đây nên cô đã không  trở thành học viên Pháp Luân Đại Pháp ngay lúc đó.

Truyền bá Pháp Luân Đại Pháp

Một hôm trong thâm tâm Chris có cảm giác thôi thúc nên cô đã bắt đầu treo lên các tấm áp phích và quảng cáo về Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thị trấn lớn nhất ở Ladakh vào mỗi mùa hè, nhờ vậy mà năm 2007, một trong những trường học địa phương đã mời cô đến dạy học sinh các bài công pháp.

Cô đã đến trường và hướng dẫn các động tác, nhưng vẫn cảm thấy thiếu điều gì đó. Cô nói: “Tôi có cảm giác mình giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp chưa tốt, ngày qua ngày chỉ luyện công trong trường, tôi không có hứng thú làm việc này”.

Trong năm 2008 và 2009, Chris bắt đầu giảng giải cho công chúng về cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc, bằng cách thiết lập một gian hàng thông tin và truyền phát các tài liệu giảng rõ sự thật. Sau khi cùng làm việc với một học viên khác và đến thăm các trường học, Chris lại nỗ lực hết mình để truyền bá Pháp Luân Đại Pháp cho các trường học địa phương.

Vào năm 2010, cô đã đi đến một trường học khác và bắt đầu dạy các bài tập một lần nữa, nhưng lần này cô thiết lập thêm một gian hàng thông tin và truyền bá sự thật. Chính quyền và các học sinh đã có rất nhiều sự tiếp xúc với Pháp Luân Đại Pháp.

“Đây là một trường học Tây Tạng, nơi hiệu trưởng và các giáo viên thường xuyên nhận được các tài liệu giảng rõ sự thật, và tài liệu được lưu giữ trong thư viện nhiều năm. Nhiều trẻ em đã tiếp đón Pháp Luân Đại Pháp và tờ rơi  giảng rõ sự thật tại gian trưng bày ngoài trời trong những năm qua, nhờ vậy trường học đã rất quen thuộc với các hoạt động này”.

Chris đã ở lại trường này và hai chi nhánh nhỏ trực thuộc cho đến năm 2013. Cô nói: “Bên cạnh việc nhận ra những tác động tích cực đến trẻ em và các giáo viên trong trường học, làng xã, tôi còn nhận ra điều này mang đến cơ hội tuyệt vời để giảng chân tướng. Trong trường an lành của buổi luyện công, các học viên dễ dàng truyền tải thông tin sự thật bằng hình thức áp phích, Ipad, phim ngắn, và hát Pháp Luân Đại Pháp Hảo [tốt]“.

Chris nhớ lại có lần khi cô trở lại Ladakh trễ hơn bình thường một chút và xúc động trước sự nhớ nhung của rất nhiều người. Chris rơi nước mắt và kể về cách họ hỏi: “Bạn đã ở đâu; tại sao bạn không đến?”

Với Chris, cuộc hành trình bắt đầu khoảng 30 năm trước đây đã đến điểm dừng là mang theo sứ mệnh truyền bá các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn trong các trường học. Cô tiếp tục đến thăm Ladakh mỗi mùa hè và ngay trước khi cô đến, Chris gửi áp phích, quảng cáo, tờ rơi cho những người dân, họ đang háo hức truyền bá sự thật ra xa và rộng hơn nữa, bao gồm cả những vùng đất xa xôi nhất.

Mới năm ngoái, Chris đã gửi hơn 220 pound (khoảng 100 kg)  tài liệu đến Ladakh.

Chris nói: “Ở đó vẫn còn thiếu nhiều thiết bị hiện đại nên tôi gửi các tờ rơi đến Ladakh để họ phân phát chúng”...

 

 

Theo Vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.