Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đã bắt được hình ảnh thoáng qua của một thiên hà khổng lồ đang trong giai đoạn mới hình thành khi vũ trụ khoảng 3 tỉ tuổi.
Hình ảnh của thiên hà xa xôi – (Ảnh: NASA)
Các nhà khoa học gọi thiên hà sơ sinh hình êlíp này là “Sparky”, và nó đã được phát hiện nhờ vào dữ liệu quan sát từ bộ đôi kính không gian Hubble – Spitzer của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), đài quan sát trên không Herschel của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) và Đài quan sát Keck ở Hawaii (Mỹ).
NASA mô tả thiên hà trên đang ở trạng thái “lõi thiên hà đặc lóe sáng nhờ vào ánh sáng của hàng triệu ngôi sao mới sinh, vốn đang hình thành ở tốc độ như vũ bão”.
Theo Space.com, Sparky là một nhà máy “đẻ” sao ấn tượng, cho ra lò đến 300 ngôi sao mỗi năm, so với 10 sao/năm của Dải Ngân hà.
Tuy nhiên, sự mắn đẻ như vậy sẽ giảm theo thời gian khi thiên hà trưởng thành và già đi.
Bất chấp tốc độ sản xuất sao ấn tượng, ghi lọt vào các máy camera của viễn vọng kính Trái đất, Sparky vẫn hết sức nhỏ bé so với Dải Ngân hà, theo ước tính bề ngang của nó chỉ khoảng 6.000 năm ánh sáng, so với 100.000 ánh sáng của ngân hà chúng ta.
Ánh sáng của Sparky đã mất 11 tỉ năm ánh sáng để đến được địa cầu.
Trích nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tru/55747_phat-hien-su-ra-doi-cua-thien-ha-co-xua.aspx
2014-08-30 22:00:10
Nguồn: http://www.chuyenla.com.vn/thien-van/13740-phat-hien-su-ra-doi-cua-thien-ha-co-xua.html