ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: linhtrung
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sự tích lễ Vu lan và ngày xá tội vong nhân
Saturday, August 9, 2014 2:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


 Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch, người dân Việt theo đạo Phật có một ngày lễ lớn gọi là ngày lễ Vu Lan hay còn có tên gọi khác là Tết Trung Nguyên. Đi kèm đó là ngày xá tội vong nhân, hay dân gian gọi nôm na là ngày cúng cô hồn. 

1. Lễ Vu lan

Tương truyền rằng, Mục Kiền Liên là người kính Phật. Khi cha chết, ông bảo mẹ là bà Thanh Đề, dùng một phần tài sản để cúng dường Trai Tăng. Tuy nhiên, Thanh Đề tâm địa tham lam, độc ác. Nhân lúc con không có nhà, bà xui đầy tớ đánh đuổi chư tăng rồi dùng tiền mua gà, vịt, trâu, bò về giết tế thần rồi ăn hết.

Vì gây nhiều nghiệp ác nên khi chết phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở. Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Từ đó, lễ Vu lan ra đời.

Lễ Vu lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo vì vậy mà dân gian ta có câu ” Tết cả năm không bằng rằm tháng bảy”. Đây là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên – một tập tục đáng quý của người Việt, thể hiện truyền thống đạo lý ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

xá tội vong nhân, tháng cô hồn, lễ vu lan,

2. Ngày xá tội vong nhân hay lễ cúng cô hồn

Việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào.

Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên”. A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.

Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. ì vậy, ngày nay mới có câu : “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.

xá tội vong nhân, tháng cô hồn, lễ vu lan,

3. Nghi lễ truyền thống

Đài Loan

Theo truyền thống, mỗi hộ gia đình Đài Loan sẽ chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi và các thứ khác để cúng cho những bóng ma đói tại một ngôi miếu hoặc trên một bàn thờ tạm phía trước nhà. Ngoài ra còn có nghi thức rước ma với với các xe chở hình nộm, múa lân và phong tục thả đèn hoa đăng.
 

xá tội vong nhân, tháng cô hồn, lễ vu lan,

Xe rước ma chở đầy hình nộm diễu hành trên phố ở Keelung, Đài Loan
 

xá tội vong nhân, tháng cô hồn, lễ vu lan,

Chiếc xe chất đầy hoa quả trong đám rước ma diễu hành trên phố
 

xá tội vong nhân, tháng cô hồn, lễ vu lan,

Múa lân trong đám rước ma ở Đài Loan

Hồng Kông

Lễ cúng cô hồn ở Hồng Kông thì được tổ chức theo cách riêng của họ và kéo dài cả tháng 7 âm lịch. Sự kiện này đã được tổ chức trong hơn 100 năm và nó được xem như môt loại di sản văn hóa phi vật thể của Hồng Kông.

Trong suốt tháng 7 trên khắp Hồng Kông, bạn sẽ thấy người dân ở mọi nơi như công viện, quảng trường, ven sông hay một vùng đất rộng để cúng tế tổ tiên và những bóng ma lang thang trên đường. Họ đốt vàng hương và các giấy tiền vàng mã, phân phát gạo miễn phí và biểu diễn nhạc kịch hoặc phát một bộ phim để phục vụ các hồn ma.

xá tội vong nhân, tháng cô hồn, lễ vu lan,

Người dân Hồng Kông đốt tiền vàng

Singapore

Singapore là đô thị giàu có và hiện đại, có trình độ học vấn cao bậc nhất ở châu Á, nhưng các thói quen mang màu sắc mê tín dị đoan vẫn luôn là một phần trong cuộc sống của cộng đồng có nhiều người gốc Hoa.

Người Singapore đốt hình một vị thần bảo trợ các hồn ma bằng giấy cao hơn 8 mét trong lễ hội tháng 7 năm ngoái. Họ nhìn cách vị thần cháy như thế nào để đoán vận của tương lai của mình.

xá tội vong nhân, tháng cô hồn, lễ vu lan,

Hình ảnh người Singapore đốt vị thần bảo trợ

Malaysia

Ở Malaysia người ta cũng tin rằng những vong hồn này thường dễ làm điều ác. Mỗi năm cửa mở trong vòng 30 ngày cho các vong hồn trở lại với dương gian. Và để vỗ về những vong hồn đó người ta cũng thắp nhang trên bàn thờ và đết giấy cúng ngoài đường.

xá tội vong nhân, tháng cô hồn, lễ vu lan,  
Người Hoa ở Kajang, ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia, đốt hình nộm một vị thần cai quản địa ngục cao hơn 6 mét 

Nhật Bản

Lễ hội Obon ở Nhật Bản được diễn ra vào tháng 8 dương lịch (tháng 7 âm lịch). Ý nghĩa của Lễ hội Obon là: “Linh hồn của những người đã khuất sẽ quay trở về trần thế”. Trải qua thời gian dài, phong tục giờ trở thành một lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê hương thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên.
 

xá tội vong nhân, tháng cô hồn, lễ vu lan,  
Lễ hội Obon mang ý nghĩa sâu sắc 

Đồ cúng thờ: là những chiếc bánh như bánh khảo, làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng… (một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Nhật) vô cùng hấp dẫn và có hình hoa sen. Kèm theo đó là những giỏ hoa quả gồm nhiều loại được trình bày rất đẹp mắt trên bàn thờ gọi là Obon-dana.

Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày: ngày 13 là Mukaedango (bánh đón linh hồn),  ngày 14 là Ohagi (bánh bột gạo), ngày 15 là Soumen (Bún làm bằng bột mì) và ngày 16 là Okuridango (Bánh tiễn linh hồn).

xá tội vong nhân, tháng cô hồn, lễ vu lan,  
Bánh cúng của người Nhật 

Có nhiều hoạt động tín ngưỡng được người dân Nhật Bản tổ chức để kỉ niệm Lễ hội Obon. Đặc biệt là sự kiện dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất trở về trời bằng 5 đám lửa lần lượt được đốt lên ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

Những đám lửa lớn được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán. Bắt đầu là chữ Đại (Daimonji), rồi đến Diệu (Myo), Pháp (Ho) và Thuyền (Funagata).

xá tội vong nhân, tháng cô hồn, lễ vu lan,  
Ngọn lửa cháy với hình chữ Đại (Daimonji) 

Lễ hội kết thúc với nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy). Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ.

xá tội vong nhân, tháng cô hồn, lễ vu lan,  
Đèn lồng giấy được sử dụng rất nhiều trong lễ hội Bon 

An Nhiên @Bocau.net
Sưu tầm

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.