ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: hoasen
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Văn hóa Thần truyền: Ý nghĩa của sắc vàng trong văn hóa truyền thống Trung Quốc
Sunday, August 10, 2014 1:14
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Vị Tổ đầu tiên của nền nhân văn Trung Quốc là “Hoàng Đế” (vua vàng), nơi khởi nguồn của văn hóa Hoa Hạ là “Cao nguyên đất vàng”, cái nôi của dân tộc Trung Hoa là “Hoàng Hà” (sông vàng), màu da của con cháu Viêm Hoàng là “da vàng”. Màu vàng từ xưa đến nay có quan hệ duyên nợ kỳ lạ với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Thời kỳ Hoàng Đế khoảng 5000 năm trước, Trung Quốc tôn sùng các màu đơn sắc. Nhà tư tưởng kiêm nhà giáo dục cuối thời Xuân Thu là Khổng Tử duy hộ “Chu Lễ”, theo đó ông xem Đen, Hồng, Xanh, Trắng, Vàng là “Màu cơ bản”, “Màu thượng”, còn kết hợp 5 màu ấy với Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, vận dụng vào hình thức của “Lễ”. Từ sau thời Hoàng Đế cho đến thời Tần Hán, các bậc Đế Vương căn cứ theo học thuyết “Âm Dương ngũ hành” dựa vào trật tự Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ tương ứng với 5 màu Đen, Hồng, Xanh, Trắng, Vàng, lựa chọn biểu tượng sắc thái của các triều đại. Cổ nhân Trung Quốc cho rằng, ngũ hành là 5 loại nguyên tố bản nguyên sản sinh ra vạn vật tự nhiên, và cũng là nguồn gốc của tất cả sự vật. Sắc thái cũng không phải là ngoại lệ, có quan hệ không thể tách rời với pháp tắc ngũ hành của sự vận hành của tự nhiên và Đạo Trời. Họ còn căn cứ theo sự biến hóa muôn vẻ của tự nhiên, Xuân Hạ Thu Đông cho đến học thuyết ngũ hành, để từ đó lựa chọn màu sắc của phục sức.

Hoàng Đế thời Hán cho rằng sau thời Tần đến thời Hán, bấy giờ đang là Đức của Thổ. Học thuyết ngũ hành còn cho rằng Thổ thắng Thủy, Thổ là màu vàng, thế là bèn lấy màu vàng làm màu của phục sức. Học giả về tinh tượng đương thời còn theo học thuyết ngũ hành và quan niệm “ngũ phương” của thuật chiêm tinh kết hợp lẫn nhau. Họ cho rằng màu vàng là Thổ, biểu tượng của trung tâm, màu xanh là Mộc, biểu tượng của phương Đông, màu đỏ là Hỏa, biểu tượng của phương Nam, màu trắng là Kim, biểu tượng của phương Tây, màu đen là Thủy, biểu tượng của phương Bắc. Bởi vì màu vàng nằm ở trung tâm của ngũ hành, là màu trung hòa, có địa vị đứng đầu trong các màu sắc, là quý nhất, cho nên được chọn làm màu sắc phục sức của Thiên tử. Thời ấy Thừa tướng cũng mang “Kim ấn tử thụ”, nghĩa là con dấu màu vàng kim cùng với dây đeo ấn màu tím. Nó là biểu tượng của quyền lực cao nhất, dưới một người mà trên vạn người (chỉ đứng sau Hoàng đế). Thuở ban sơ người ta đã đặt định màu vàng kim và màu tím là những màu có địa vị trọng yếu trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Thời Đường, màu vàng được vận dụng vào nhiều mặt trong nghệ thuật văn hóa truyền thống Trung Quốc. 1 trong 3 hang đá lớn nổi tiếng ở Đôn Hoàng, diện tích hơn 50.000 mét vuông, có bảo tồn hơn một vạn bức bích họa cực quý, nhưng các bích họa khác thời đại thì sắc thái cũng khác nhau. Như thời kỳ Bắc Ngụy chủ yếu dùng tông màu hồng, phối với màu lam, màu đen. Thời Đường thì bắt dầu dùng nhiều màu vàng, muôn màu muôn vẻ, sáng ngời và hoa mỹ, trở thành một mảng huy hoàng nhất trong các bức bích họa ở Đôn Hoàng.

Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn trong thời kỳ “Trần Kiều binh biến”, các tướng lĩnh dâng cho ông chiếc hoàng bào, rồi tôn ông làm vua. Từ đó có thể thấy màu vàng kim được nhân dân xem trọng như thế nào.

Vào các triều nhà Minh và nhà Thanh, Bắc Kinh trở thành thủ phủ, màu vàng càng trở thành màu sắc chuyên dùng cho Hoàng gia, còn bình dân trăm họ không ai được dùng màu vàng làm y phục. “Cửu ngũ chi tôn” mặc chính là “Hoàng bào”, chiếc xe vua ngồi gọi là “Hoàng ốc”, đường vua đi gọi là “Hoàng đạo”, đi thanh tra thì dùng “Hoàng kỳ”. Chỉ có hoàng thân quốc thích mới có thể dùng tường hồng ngói vàng trong thiết kế các kiến trúc nhà cửa. Dân chỉ được dùng gạch xanh ngói xanh trong kiến trúc. Du ngoạn Cảnh Sơn Bắc Kinh nhìn xuống Cố Cung, rặt một màu nóc ngói lưu ly màu vàng kim, cung điện trước sau an trí các cái chum đồng lớn mạ vàng, các tượng thú bằng đồng hòa sắc với nhau, vô cùng sáng sủa, cực kỳ tôn nghiêm cao quý.

Màu vàng nguyên là màu mà Phật gia hay dùng nhất, thân của Phật được gọi là “Kim thân”, chùa miếu đều có màu vàng gọi là “Kim sát”, áo của tăng lữ và tất cả các trang sức đều dùng màu vàng, tượng Phật cũng là mạ vàng, sơn màu vàng quý phái, bởi vì màu vàng từ xưa được cho là màu của Trời. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc thì “Trời” đại biểu cho các vị Thần trên các tầng thứ cao, Hoàng đế sở dĩ có được Thiên hạ là vì được “Trời” trao cho quyền lực ấy. Cho nên Hoàng đế tuy là vua một nước, nhưng ông ta chỉ là “Thiên tử” tức là con của Trời, ông ta không phải là Trời, ở trên đầu ông ta còn có “Trời” quản chế giám sát, nghĩa là Hoàng Đế chịu sự ràng buộc bởi đạo đức. Thiên tử chịu sự ràng buộc bởi Đạo Trời ấy, đó chính là Thần quyền cao hơn Vương quyền. Ông ta phải “Phụng thiên thừa vận”, cũng chính là tuân theo Ý Trời mà quản lý con người. Ai thuận theo ý Trời thì được tốt đẹp, đối nghịch với Trời thì tiêu vong, như vậy mới là “Minh quân có Đạo”. Màu vàng là màu mà phần lớn các vị Đế vương sử dụng, nó cũng đại biểu cho Quân quyền Thần thụ, vô cùng thần thánh và tôn quý.

theo minghue.net

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.