Khó khăn về vốn, sức ép về sự “thôn tính” của doanh nghiệp vận tải nước ngoài khiến cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam yếu dần.
95% doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bắc nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa và khối doanh nghiệp này hiện vẫn là động lực chính của nền kinh tế. Thế nhưng theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, mọi khó khăn vẫn đang đổ dồn vào khu vực doanh nghiệp này. Bằng chứng là số doanh nghiệp phá sản, ngưng hoạt động tại nhóm này vẫn đang có xu hướng tăng.
Một trong những cái khó lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa được ông Tuyển chỉ ra là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn rẻ. Doanh nghiệp vẫn phải vay với lãi suất cao để có vốn phát triển sản xuất. Theo khảo sát của Viện Quản lý kinh tế Trung ương, hiện chỉ có 20% doanh nghiệp vận tải bắc nam được vay vốn với lãi suất dưới 10%, còn lại các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bắc nam khác đều phải chịu lãi suất trên 10%, đặc biệt có những doanh nghiệp phải vay với lãi suất 16%.
Không chỉ dừng ở đó, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái bổ sung thêm lo ngại của doanh nghiệp về sự phụ thuộc vào Trung Quốc của nền kinh tế Việt Nam. Điều ông Đoàn lo ngại hiện nay chính là các doanh nghiệp Trung Quốc không hẳn chỉ là vận tải bắc nam đưa hàng hóa, dịch vụ vào Việt Nam bán mà sâu xa hơn, các quỹ đầu tư của họ đang thông qua các công ty nước ngoài để thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam.
“Cứ như vậy, tương lai gần, công nghiệp dịch vụ, bất động sản… sẽ nằm trong điều chỉnh nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc”, ông Đoàn nói.
Trong khi đó, ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vận tải bắc nam tư nhân “chết”, doanh nghiệp Nhà nước thì không có cải thiện trong hiệu quả kinh doanh.
Nền kinh tế Việt Nam được giới chuyên gia nhận định là đang phục hồi theo hình Parabol, nghĩa là đang phục hồi từ từ. Do vậy, điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải làm là nâng cao năng lực của mình để tạo lợi thế cạnh tranh, không nên “tham”. Tức là, doanh nghiệp không nên “bỏ trứng vào quá nhiều giỏ”, đầu tư vào nhiều chỗ, dẫn đến kết cục là chẳng chỗ nào hiệu quả” mà nên “bỏ trứng vào một giỏ” bởi doanh nghiệp không có nhiều nguồn lực. Bài học về sự đầu tư dàn trải dẫn đến thất bại của nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị.
Đứng trên góc độ nhà quản lý, ông Nguyễn Trọng Hiệu, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển công nghiệp (Bộ KH&ĐT) cho rằng, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp Việt hiện rất “lười” nâng cao trình độ, ngại tham gia các khóa đào tạo để tăng năng lực điều hành. Trong khi muốn theo kịp sự phát triển của thời đại thì việc bổ sung, mở rộng và nâng cao năng lực của mỗi nhà lãnh đạo là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.
“Để xây dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp chuyển nhà bắc nam không thể “ỷ lại” hay trông chờ vào công ty tư vấn, bởi là người chủ của một doanh nghiệp, hơn ai hết, họ phải biết doanh nghiệp của mình mạnh ở điểm nào”, ông Hiệu cho hay.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Trần Trung Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần B.Mas Đông Dương (công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu nông sản) cho rằng: “Tư duy của người đứng đầu doanh nghiệp cần phải thay đổi theo cách hội nhập, tập trung phát triển vào những cái được cho là thế mạnh của Việt Nam như: Hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản…. Quan trọng là mỗi doanh nghiệp vận tải bắc nam hãy tìm cho mình một hướng đi phù hợp”.