Khoa học và vũ trụ
Dữ liệu thống kê khoảng mười ngàn cuộc thử nghiệm cho thấy con người (và có thể là cả động vật) nhiều khả năng có thể cảm nhận ai đó đang nhìn mình chăm chú, theo giáo sư Dean Radin.
Phân tích 60 cuộc thí nghiệm được theo dõi chặt chẽ bởi nhiều nhà khoa học khác nhau, Radin đã kết luận rằng, nhìn chung, các đối tượng có khả năng cảm nhận khi mình bị theo dõi trong 54.5% số trường hợp, trong khi xác suất được kỳ vọng là 50%. Sự đồng nhất về kết quả giữa một số lượng lớn các cuộc kiểm tra trong đa dạng các hoàn cảnh khác nhau đã khẳng định rằng điều này không phải ngẫu nhiên: “Tỷ lệ ngẫu nhiên hoàn toàn là 202 octodecillion (2 mũ 1059) 1”, Radin viết trong cuốn sách “Entangled Minds: Extrasensory Experiences in a Quantum Reality” (Tư duy rối: kinh nghiệm ngoại cảm trong một thực tế lượng tử).
Radin là nhà khoa học đầu ngành ở Viện khoa học trừu tượng, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận tập trung đặc biệt vào khả năng nhận thức, và cũng là một thành viên ở khoa tâm lý Đại học bang Sonoma. Ông nhận bằng Tiến sĩ tâm lý và bằng Thạc sĩ khoa học về kỹ sư điện ở Đại học Illinois. Ông cũng công tác tại đại học Princeton, một vài đại học khác và là một người có nhiều ảnh hưởng ở thung lũng Silicon.
Giáo sư Rupert Sheldrake cũng phân tích các cuộc nghiên cứu và đưa ra phát biểu của riêng mình. Sheldrake có bằng Tiến sĩ về hoá sinh ở Đại học Cambridge và ông nghiên cứu về triết học và lịch sử khoa học tại Đại học Harvard. Trong các cuộc nghiên cứu ở Châu Âu và Bắc Mỹ, Sheldrake đã tìm thấy khoảng từ 70 đến 97 phần trăm người được hỏi nói rằng có trải qua hiện tượng đó.
Các thám tử, các nhà chụp ảnh người nổi tiếng và các thợ săn, tất cả đều nói với ông rằng họ tin vào khả năng này.
Ví dụ như, một điều tra viên về ma tuý nói rằng khi cảnh sát theo dõi một tội phạm, tên tội phạm thường có vẻ như cảm nhận được: “Chúng tôi thường thấy người đó nhìn thẳng về hướng chúng tôi mặc dù anh ta không hề thấy chúng tôi. Rất nhiều lần, thậm chí cả khi chúng tôi đang ở trong xe.” Một vài trường võ thuật cũng dạy học sinh cách nâng cao khả năng nhận biết khi có ai đó nhìn họ từ phía sau, Sheldrake viết trong bài “The Sense of Being Stared At” (Linh cảm khi bị theo dõi)
Khi mà người ta bị theo dõi thông qua hệ thống camera giám sát (CCTV), phản ứng cơ thể của họ cũng được đo đạc lại. Sheldrake mô tả các cuộc kiểm tra đo lại sự phản hồi của da, giống như trong cuộc kiểm tra của máy nói dối. Vì vậy, không phải tất cả các cuộc thí nghiệm đều dựa vào việc các đối tượng thông báo lại liệu họ có cảm thấy bị nhìn chằm chằm vào hay không. Trong các cuộc kiểm tra CCTV này, phản ứng của cơ thể đã được ghi lại, chỉ ra có sự liên hệ với việc có ai đó nhìn chằm chằm vào đối tượng được nghiên cứu.
Camera an ninh (Shutterstock)
Một vài thí nghiệm trong đó đối tượng báo lại rằng liệu anh ấy hoặc cô ấy có cảm thấy ai đó nhìn chằm chằm vào mình hay không diễn ra như sau: John ngồi ngay sau Jane và tung một đồng xu để quyết định liệu có nhìn hay không nhìn vào Jane; Jane báo lại liệu cô ta có cảm thấy John đang nhìn mình hay không. Một vài cuộc thí nghiệm được thực hiện giữa các ô cửa kính và ở nhiều khoảng cách khác nhau.
Phản biện
Giới phê bình đã lặp lại các cuộc thí nghiệm này một cách thành công, nhưng rồi khi họ thử lại lần nữa thì không nhận được các kết quả khả quan. Sheldrake đã theo dõi các cuộc kiểm tra được thực hiện bởi bốn nhà khoa học với Hội đồng diễn giải hoài nghi (còn được biết đến với tên Hội đồng điều tra khoa học cho các cáo buộc về sự bất thường, CSICOP). Ông chỉ ra rằng sự thất bại của họ trong việc lặp lại các kết quả của ông có sự can thiệp bởi chính sự kỳ vọng của họ.
Sheldrake viết: “Thú vị rằng, cuộc nghiên cứu thực hiện bởi bốn thành viên của CSICOP, Robert Baker, David Marks, Susan Blackmore và Richard Wiseman, cho các kết quả lúc đầu rất khả quan. Họ tìm cách phủ nhận các kết quả. Sau đó, chính họ, hoặc các đồng nghiệp của họ đã thực hiện việc nhìn chăm chú vào đối tượng, và đã đạt được kết quả không đáng tin như là họ đã kỳ vọng.”
Radin đã phản đáp lại các lời phê bình rằng các kết quả khả quan đạt được là do các báo cáo được lựa chọn một cách hệ thống.
Các thí nghiệm thất bại có thể đã không được công bố, tạo ra điều được biết đến như là hiệu ứng rút ngăn kéo, trong đó chỉ các thí nghiệm thành công được xuất bản, khiến kết quả tổng hợp bị làm lệch.
Nhưng theo tính toán của Radin, để có thể tạo ra sự sai lệch về thống kê trong các cuộc thí nghiệm chứng minh rằng người ta có khả năng phát hiện ai đó nhìn chằm chằm vào mình, cần có 1,417 cuộc thí nghiệm có kết quả không đáng tin cậy trong tủ hồ sơ.
“Điều đó là không thể,” Radin viết, “vì báo cáo một cách có lựa chọn không thể giải thích các kết quả.”
Động vật: Kẻ săn mồi và con mồi
Một vài người là chủ vật nuôi nói rằng khi họ nhìn chằm chằm vào con vật, nó sẽ tỉnh dậy (Shutterstock)
Một cuộc nghiên cứu bởi Gerald Winer ở đại học bang Ohio đã tìm thấy rằng 34% người báo lại rằng cảm thấy được khi bị một con vật nhìn vào. Khoảng 50% tin rằng loài vật có thể cảm thấy khi con người nhìn vào chúng.
Sheldrake ghi chép lại rằng đây có thể là một giác quan hữu dụng để sống sót, giúp một con vật có thể tránh khỏi kẻ săn mồi. Ông cũng nói rằng nhiều người chủ vật nuôi cảm thấy rằng họ có thể đánh thức các con vật bằng cách nhìn chằm chằm vào chúng. Các thợ săn cũng nói với Sheldrake rằng họ cảm thấy cái nhìn chăm chú của các con vật và họ tin rằng nhìn một con vật quá lâu sẽ làm cho nó cảm thấy sự hiện diện của họ.
Theo Vietdaikynguyen.com
2014-09-08 05:52:12